TS Trần Đắc Phu: Hà Nội có thể mở cho trẻ đi học trở lại
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho người dân, TP có thể cho trẻ đi học. Việc này vẫn tiềm ẩn rủi ro nền cần có quy định chặt chẽ về phòng chống dịch cho giáo viên, cha mẹ.
Từ ngày 9/10 đến nay, Hà Nội không ghi nhận F0 trong cộng đồng. Chùm ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức ghi nhận tổng số 50 ca mắc tại Hà Nội kể từ ngày 30/9 đến nay (bao gồm: 25 F0 sinh sống tại Hà Nội, 25 F0 là người từ tỉnh khác đến điều trị, chăm sóc bệnh nhân).
TP cũng đang tiến hành tiêm vắc xin Covid-19 để bao phủ mũi 2 cho người đã tiêm mũi một, tiêm vét cho những trường hợp chưa tiêm.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết lúc này Hà Nội nên mở dần lại các hoạt động đặc biệt là vấn đề đi lại trong TP cũng như liên tỉnh, chẳng hạn xe bus có thể hoạt động trở lại để tránh ảnh hưởng nhiều đến an sinh, kinh tế xã hội. Người dân lâu ngày không được đi lại cũng cần phải giải quyết công việc.
Cho trẻ đi học trở lại, TP Hà Nội cần có quy định chặt chẽ về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 với nhà trường, giáo viên, gia đình, học sinh.
Khi người dân Hà Nội đã tiêm đủ mũi vắc xin phòng Covid-19, TP có thể cho học sinh đi học trở lại hoặc khi học sinh đã được tiêm vắc xin là tốt nhất. Tuy nhiên, trẻ đã ở nhà quá lâu, nhất là lớp đầu cấp, học trực tuyến thời gian dài không những khiến trẻ khiếm khuyết về kiến thức mà còn vấn đề tinh thần, thể chất vì trẻ không được giao tiếp với thầy cô giáo, với bạn bè.
Ông cũng lưu ý cần có quy định chặt chẽ về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 với nhà trường, giáo viên, gia đình, học sinh. Ngoài vấn đề 5K thì cần lưu ý, bất kỳ gia đình nào có thành viên hoặc bản thân trẻ bị sốt, ho, khó thở thì trẻ đều phải nghỉ học, khai báo y tế, khai báo với nhà trường để phối hợp với y tế để xử lý.
Đồng thời, hạn chế việc giao tiếp giữa các lớp với nhau, để nếu chẳng may phát một trường hợp F0 thì chỉ giới hạn trong lớp đó, không lây ra lớp khác hay lây ra cả trường. Việc đo thân nhiệt cho trẻ cần thực hiện nhưng không để tránh ùn ứ ở cổng trường…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng nhấn mạnh vấn đề thông thoáng phòng học, tránh phòng kín.
“Lúc này cho trẻ đi học là có rủi ro nhưng không thể cho trẻ ở nhà, học trực tuyến mãi được. Chúng ta chấp nhận khi phát hiện F0 thì cần nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch càng gọn càng tốt”, TS Phu nói.
Ngoài ra, một số hoạt động khác có thể mở lại được như cho ăn uống ăn uống trong nhà nhưng phải thực hiện tốt 5K, có kính ngăn, giữ khoảng cách. Thời gian qua, TP rất thận trọng trong vấn đề này vì đã có tình huống mở ra nhưng nhiều nơi không thực hiện tốt việc phòng dịch.
Với các hoạt động tập trung đông người khác thì cũng cần cân nhắc. Những ca mắc cộng đồng vẫn còn, đặc biệt đều là những nơi thường xuyên tiếp xúc đông người như ở bệnh viện, khu vực đông dân cư…
Theo TS Phu, Hà Nội đã kiểm soát tốt dịch bệnh thời gian qua và đã đến lúc nên mở lại, đồng thời có các phương án an toàn, linh hoạt để kiểm soát.
“Chúng ta dần phải trở lại trạng thái bình thường mới nhưng phải đưa ra các phương án an toàn, trong đó lưu ý 5K. Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Có những ổ dịch không phát hiện được F0 nhưng cũng không lây ra nhiều F1 là nhờ 5K. Khai báo y tế rất quan trọng nếu phát hiện ca F0 có thể truy vết, phong tỏa ngay”, TS Phu nhấn mạnh.
Cũng theo chuyên gia chúng ta không thể về “Zero Covid-19″ được nhưng khi đã chấp nhận “không Zero” thì phải phát hiện được sớm ca bệnh để khoanh và dập dịch. Nếu không kiểm soát để dịch lây lan thì sẽ rất khó khăn khi mà Hà Nội chưa tiêm được vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng.
Hà Nội không nên nóng vội cấp "thẻ xanh Covid"?
Trước ý kiến nên nghiên cứu cấp "thẻ xanh" cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả.
Xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng
Tại cuộc họp Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội diễn ra chiều 22/9, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh đánh giá thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch, tỷ lệ mắc rất thấp, đặc biệt trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, ông Hạnh nhận định trong thời gian tới thành phố vẫn còn xuất hiện các F0 trong cộng đồng. Vì vậy, ông cho rằng việc kiên quyết xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi nghiên cứu "thẻ xanh Covid" (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, thành phố phải chủ động đánh giá nguy cơ, giao Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm, tập trung vào những đối tượng ho, sốt trong cộng đồng; những đối tượng nguy cơ cao và những khu vực có nguy cơ cao (khu vực ổ dịch cũ, các khu công nghiệp) và kế hoạch này cần thực hiện và đánh giá 2 tuần một lần.
Liên quan đến vấn đề "thẻ xanh" đối với người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh cho biết, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong khi đó, người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn bị mắc Covid-19. Vì vậy, ông khuyến cáo người dân đã tiêm 2 mũi vắc xin không nên chủ quan.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, đến thời điểm này dịch bệnh tại Hà Nội không bùng phát đã là một thành công.
Tuy nhiên, để trở về "zero Covid" là rất khó, bởi dịch vẫn còn lẩn khuất trong cộng đồng, đã xâm nhập vào các chuỗi như lái xe, shipper... Hơn nữa, tình hình dịch trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng chia sẻ thêm là sau khi tiêm một mũi vắc xin thì miễn dịch còn kém. Chỉ đến khi tiêm đủ 2 mũi mới đủ miễn dịch nhưng điều này cũng chỉ giảm lây nhiễm, giảm nguy cơ trở nặng chứ không đảm bảo hoàn toàn không lây nhiễm. Đặc biệt, khả năng truyền bệnh giữa người tiêm và chưa tiêm là giống nhau, vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ em, người già, người có bệnh nền...
Trước ý kiến Hà Nội nên nghiên cứu cấp thẻ xanh cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, ông Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả phòng, chống dịch.
Người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
Từ ý kiến chia sẻ của các chuyên gia y tế, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, việc tiêm vắc xin là cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng, song không vì thế mà người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin lại chủ quan, lơ là.
Nhấn để phóng to ảnh
Người dân và phương tiện đổ về các tuyến phố trung tâm của Hà Nội để vui Tết Trung thu trong tối 21/9 (Ảnh: Hữu Nghị).
Đáng chú ý, ông Dũng bày tỏ việc người dân và phương tiện đổ về các tuyến phố trung tâm của Hà Nội để vui Tết Trung thu trong tối 21/9 là hình ảnh không đẹp đối với công tác phòng, chống dịch của thành phố. Từ việc này cho thấy một số địa phương của thành phố chưa thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã khẩn trương hoàn thành, xây dựng kế hoạch và triển khai Chỉ thị 22 của UBND thành phố, đảm bảo rõ người, rõ việc. Trong đó, ông Dũng nhấn mạnh phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, cần tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, thông điệp 5K, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
Cuối cùng, lãnh đạo UBND TP đề nghị các địa phương, đơn vị căn cứ Chỉ thị 22 của UBND thành phố để tổ chức kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo an toàn đối với từng loại hình đơn vị, công ty, công sở. Các sở, ngành cần cụ thể hóa, tham mưu với thành phố để hoàn thiện bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 đối với từng loại hình, từng ngành nghề trên địa bàn.
Số lượng F0 ngoài cộng đồng tại Hà Nội sau 25 ngày giãn cách Số ca mắc mới trong ngày của thành phố có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch của Hà Nội vẫn rất cao. Tính đến 18h ngày 18/8, theo Bộ Y tế, Hà Nội đã ghi nhận 2.591 bệnh nhân Covid-19, 33 người tử vong trong làn sóng thứ 4. Sau 25 ngày giãn cách xã hội, thành phố có...