Ts Trần Công Trục: Tại sao Trung Quốc phải dự phòng thua kiện Philippines?
Lập trường chính thức của chính phủ Trung Quốc khó có thể ảnh hưởng, tác động đến phán quyết của Tòa. Trên thực tế vụ kiện này vẫn diễn ra theo đúng trình tự.
Động thái lạ của ông Hun Sen trong vấn đề biên giới Việt Nam-CampuchiaTS.Trần Công Trục: Về thông tin từ Campuchia rằng Việt Nam “nhượng bộ”Ts Trần Công Trục: Truyện Kiều và thông điệp cho quan hệ Việt-Mỹ
LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài phân tích của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về vụ việc Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc. Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết này.
Ngày 14/7 Tiến sĩ Tiết Lực, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế thuộc Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc bình luận trên The Diplomat về lập trường, nhìn nhận của Trung Quốc đối với vụ kiện của Philippines, kiến nghị một số cách Bắc Kinh đối phó với phán quyết của Tòa trọng tài trong trường hợp có lợi cho Philippines.
Tiến sĩ Tiết Lực.
Lập trường của chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông được Tiến sĩ Tiết Lực đưa ra mổ xẻ, phân tích được Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố chính thức ngày 7/12/2014 với hy vọng nó có thể “ảnh hưởng” đến phán quyết của tòa.
Ông Lực cho rằng “Tài liệu Lập trường của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về vấn đề thẩm quyền trong vụ kiện Biển Đông do Cộng hoà Philippines khởi xướng” mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc được Chính phủ nước này ủy quyền công bố nhằm 2 mục đích: Lập luận rằng tòa không có thẩm quyền với vụ kiện, tiếp tục khẳng định Trung Quốc không tham gia vụ kiện.
Cũng chính Tiến sĩ Tiết Lực thừa nhận “2 điểm yếu” trong lập trường của Trung Quốc về vụ kiện. Thứ nhất, quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề cốt lõi của vụ kiện rằng Philippines kiện về vấn đề “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông là không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và do đó Tòa không có thẩm quyền thụ lý dù sao cũng chỉ là một nhận định chủ quan, do đó hiệu quả về mặt pháp lý khá hạn chế.
Hơn nữa, theo thực tiễn quốc tế quyền quyết định thẩm quyền thuộc về Tòachứ không thuộc về bất kỳ bên nào trong vụ kiện. Thứ hai, tài liệu lập trường chính thức của Chính phủ Trung Quốc đã không làm rõ được “đường chín đoạn”, vấn đề mấu chốt mà dư luận quan tâm cần một lời giải thích.
Vậy cụ thể Philippines kiện cái gì? Trình tự thủ tục ra sao và có phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế hay không?
Philippines chỉ kiện Trung Quốc vận dụng, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, không kiện Trung Quốc về chủ quyền
Là một quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Philippines đã sử dụng các quy định của UNCLOS để khởi động vụ kiện phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với các khu vực trên Biển Đông và các vùng biển mà Trung Quốc không có quyền theo UNCLOS, nhưng đó lại được Philippines xem là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo UNCLOS. Cụ thể Philippines đã nộp đơn kiện lên Hội đồng Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS với nội dung sau đây:
Phái đoàn Philippines trong ngày điều trần thứ 2 của Tòa Trọng tài. Ảnh: The Philstar.
- Các quyền của Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông phải tuân thủ theo UNCLOS.
- Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là vô giá trị.
- Các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, không nằm trong lãnh hải các quốc gia ven biển, thuộc đáy biển, thì không thể chiếm hữu, ngoại trừ cấu tạo đó nằm trên thềm lục địa của quốc gia theo phần VI của UNCLOS.
- Các bãi Vành Khăn, Kennan, Xu Bi và Gaven là các cấu tạo chìm khi thủy triều lên, không phải là đảo theo qui định của điều 121 UNCLOS, cũng không nằm trên thềm lục địa Trung Quốc, việc Trung Quốc chiếm đóng có trái phép hay không và việc xây dựng trên các bãi cạn này có trái phép hay không?
Video đang HOT
- Bãi Vành Khăn và Kennan thuộc thềm lục địa của Philippines theo phần VI của UNCLOS.
- Bãi cạn Scarborough và các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là các bãi chìm, ngoài trừ vài mỏm đá nhô trên nước khi thủy triều lên. Theo điều 121 khoản 3 của UNCLOS chúng chỉ là “đá” chứ không phải “đảo”, vì thế chỉ có thể có lãnh hải không quá 12 hải lý. Trung Quốc đã đòi hỏi một cách phi lý quyền mở rộng các vùng biển quá 12 hải lý tại các cấu tạo này.
- Trung Quốc đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Philippines khai thác các vùng biển cận Scarborogh và đá Gạc Ma.
- Philippines có quyền về lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế (ZEE) 200 hải lý và thềm lục địa, theo các phần II, V và VI của UNCLOS, tính theo đường cơ sở quần đảo của Philippines.
- Trung Quốc đã yêu sách một cách bất hợp pháp các quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật và đã khai thác phi pháp các tài nguyên này và cũng đã vi phạm pháp luật khi ngăn cản Philippines khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình.
- Trung Quốc đã can thiệp một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải của Philippines được xác định theo UNCLOS.
Những nội dung Philippines khởi kiện Trung Quốc nói trên chỉ là cụ thể hóa việc giải thích và áp dụng các quy định của UNCLOS. Nội dung này hoàn toàn phù hợp với các quy định của UNCLOS mà theo đó các quốc gia có quyền đơn phương kiện các thành viên khác nếu xét thấy họ đã giải thích và áp dụng sai Công ước này.
Vấn đề thứ hai đặt ra là Philippines có làm đúng thủ tục, trình tự quy định theo UNCLOS hay không?
Phái đoàn Philippines đi dự phiên điều trần của Tòa Trọng tài. Ảnh: Gov.ph.
Thủ tục và trình tự khởi kiện mà Philippines đã thực hiện:
Bước 1, thông báo cho Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA), một tổ chức tài phán quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan (được thành lập năm 1899, là cơ quan tài phán quốc tế lâu đời được thành lập để giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình) về ý định của mình với các lập luận dựa theo UNCLOS. Philippines thực hiện việc này đã làm vào ngày 22/1/2013.
Bước 2, Tòa thông báo cho nước bị kiện là Trung Quốc để lấy phản ứng. Bên bị là Trung Quốc đã từ chối tham gia. Tuy nhiên theo điều 9 của Phụ lục VII UNCLOS: “Nếu một bên trong vụ tranh chấp không có mặt tại tòa hoặc không biện hộ, bên kia có thể yêu cầu tòa tiếp tục tiến hành và tuyên. Việc không có mặt hay không biện hộ không thể làm dừng phiên tòa.”
Bước 3, theo UNCLOS, dù nước bị kiện không đồng ý tham gia, Tòa vẫn tiến hành cử ủy viên của Hội đồng xét xử gồm 5 ủy viên.
Bước 4, sau khi Hội đồng xét xử được thành lập, bên kiện được yêu cầu nộp nội dung, bằng chứng cho vụ kiện để tòa xử.
Bước 5, theo điều 11 của Phụ lục VII UNCLOS, tuyên của Tòa là cuối cùng, không được chống án, trừ trường hợp trước khi xử hai bên đồng ý cho phép chống án. Hai bên bắt buộc phải thi hành quyết định của tòa. Hai bên chỉ có quyền yêu cầu giải thích thêm nếu phán quyết của tòa không rõ ràng.
Tất nhiên, hiện nay Liên Hợp Quốc không có cơ chế để thực hiện quyết định của mình và đây là một khó khăn cho giai đoạn thi hành án. Nhưng các bước Philippines thực hiện là hoàn toàn đúng thủ tục pháp lý theo qui chế của Cơ quan tài phán quốc tế này.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Ảnh: BBC.
Khả năng Trung Quốc thua kiện khá cao
Theo trang Nghiên cứu Biển Đông (nghiencuubiendong.vn) dịch lại nội dung bình luận của Tiến sĩ Tiết Lực trên The Diplomat ngày 14/7: “Bằng việc công bố tài liệu lập trường vào tháng 12/2014,Trung Quốc hy vọng có thể đạt được ít nhất hai điều sau: Gây ảnh hưởng đến quyết định của tòa trọng tài về vấn đề thẩm quyền và ảnh hưởng đến các hành động tiếp theo của Philippines.
Quan điểm chính thức của một nước – đặc biệt là nước lớn – chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tòa, dù chỉ về mặt tâm lý. Trên thực tế, phiên tranh tụng nói về vấn đề thẩm quyền diễn ra vào tuần này được tiến hành để đáp lại các lập luận của Trung Quốc trong tài liệu lập trường.
Nhưng các thẩm phán của tòa trọng tài bao gồm những chuyên gia pháp lý hàng đầu của các quốc gia, và họ thường được đánh giá cao bởi sự độc lập trong các phán xét của mình. Do vậy, tài liệu lập trường của Trung Quốc không thể tác động mạnh đến phán quyết của các thẩm phán về vấn đề thẩm quyền cũng như phán quyết đối với chính bản thân vụ kiện.
Chính quyền Trung Quốc nhìn nhận vụ kiện là một phần trong tổng thể quan hệ Trung Quốc – Philippines. Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng: cố gắng giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng việc “quốc tế hóa” hoàn toàn không có lợi cho việc giải quyết tranh chấp và chỉ gây tác động xấu đến quan hệ song phương.
Vụ kiện sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho Philippines. Đối với Trung Quốc, quay trở lại đàm phán hòa bình trong khuôn khổ Trung Quốc – ASEAN là con đường duy nhất để giải quyết tranh chấp theo cách đôi bên cùng thắng. Và giờ, một khi Philipines đã kiện Trung Quốc ra tòa, Philippines cần kết thúc nó.
Nhưng điều này khó có thể xảy ra, ít nhất là trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Aquino kết thúc vào năm 2016. Do đó, nhìn theo góc độ này, tác động của tài liệu lập trường của Trung Quốc là khá hạn chế.”
Cá nhân tôi cho rằng phân tích của ông Tiết Lực khá khách quan khi nhận định, lập trường chính thức của chính phủ Trung Quốc khó có thể ảnh hưởng, tác động đến phán quyết của Tòa. Trên thực tế vụ kiện này vẫn diễn ra theo đúng trình tự quy định trong UNCLOS và nhiều khả năng Tòa sẽ ra phán quyết đúng theo tinh thần của UNCLOS.
Mặt khác cá nhân tôi rất tâm đắc với vai trò và kinh nghiệm của Luật sư Paul S. Reichler, người đang giữ vai trò Trưởng nhóm cố vấn pháp lý cho Chính phủ Philippines trong phiên điều trần của Philippines trước tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague để bác bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Phiên điều trần kéo dài từ ngày 7 đến 13-7, và đặc biệt là ý kiến đầy tự tin của ông khi trả lời báo The Wall Street Journal.
The Wall Street Journal đã hỏi công ty luật Foley Hoag của ông ở Mỹ có lo lắng trong vụ nước nhỏ Philippines kiện nước lớn Trung Quốc hay không, Luật sư Paul S. Reichler đã kể lại kinh nghiệm về các vụ kiện trước đó và tâm sự: “Các đồng nghiệp của tôi và tôi ở công ty Foley Hoag đứng trước một chọn lựa: Đấu tranh cho công lý hay thỏa hiệp, không làm mếch lòng nước giàu có, nước mạnh. Chúng tôi là luật sư đấu tranh bảo vệ công lý, chúng tôi không bao giờ do dự trước lựa chọn như thế”.
Mời quý độc giả đón đọc phần 2: Ts Trần Công Trục: Việt Nam nên ứng xử ra sao đối với vụ kiện của Philippines?
Theo giaoduc
Người Hy Lạp hối hả tới ngân hàng sau 3 tuần đóng cửa
Ngay sau khi các ngân hàng Hy Lạp mở cửa trở lại trong sáng 20/7 sau 3 tuần "nghỉ lễ", người Hy Lạp đã đổ xô đi rút tiền. Hạn mức mới rút tiền được nâng lên ở mức 300 euro/ngày, nhưng việc chuyển tiền ra nước ngoài vẫn bị kiểm soát.
Hãng tin AFP dẫn lời chủ tịch Hiệp hội ngân hàng Hy Lạp Louka Katseli cho biết, hạn mức rút tiền 300 euro/ngày sẽ được áp dụng tới hết ngày thứ Sáu, trước khi hạn mức mới 420 euro/ngày có hiệu lực từ tuần sau.
Nhiều người xếp hàng trước Ngân hàng quốc gia Hy Lạp trước giờ mở cửa (Ảnh: AP)
Trước đó, các ngân hàng Hy Lạp đã phải đóng cửa suốt từ hôm 29/6 vì khủng hoảng nợ trầm trọng. Ước tính nền kinh tế nước này đã thiệt hại khoảng 3 tỷ euro do thị trường hàng hóa bị thiếu hụt còn xuất khẩu bị gián đoạn.
Việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn mới chỉ giúp người dân Hy Lạp có thêm tiền mặt. Giao dịch chuyển tiền cho ngân hàng nước ngoài và mở tài khoản mới tiếp tục bị cấm.
Khách hàng nhận số thứ tự bên ngoài cửa ngân hàng (Ảnh: Corbis)
Trong hôm nay (20/7), chính phủ Hy lạp sẽ phải trả khoảng vay 4,2 tỷ euro cho ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), sau khi được Liên minh châu Âu phê duyệt khoản vay khẩn cấp 7,16 tỷ euro hôm thứ Sáu vừa qua. Khoản cứu trợ này cũng sẽ giúp Athens có tiền trả khoản nợ IMF, đã quá hạn từ cuối tháng 6.
Đổi lại các khoản cứu trợ trị giá tổng cộng 86 tỷ euro, Hy Lạp phải chấp thuận nhiều điều khoản cải cách tài khóa hà khắc, bao gồm tăng thuế, cải cách hệ thống lương hưu và cổ phần hóa doanh nghiệp.
Người Hy Lạp giờ được rút 300 euro/ngày thay vì 60 euro/ngày như trước đây (Ảnh: AP)
Từ thứ Hai, thuế giá trị gia tăng với hầu hết các mặt hàng, từ đường tới xe taxi, dịch vụ mai táng...đều tăng từ mức 13% lên 23%. Riêng thuế dược phẩm, sách báo được giảm từ 6,5% xuống 6%.
Katseli cho biết, tính từ tháng 12 tới nay, khoảng 40 tỷ euro đã bị rút khỏi các ngân hàng Hy Lạp, khiến các ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bà hối thúc người dân gửi tiền trở lại vào ngân hàng để hỗ trợ hệ thống tài chính vượt qua khó khăn.
"Nếu chúng ta lấy tiền ra khỏi két sắt ở nhà và gửi vào ngân hàng, chúng ta sẽ giúp tăng cường thanh khoản", bà Katseli nói.
Nhiều người chờ đợi bên trong chi nhánh một ngân hàng tại Athens (Ảnh: AP)
Dù vậy, có vẻ như ít ai muốn làm vậy. Ngay từ sáng sớm, chi nhánh các ngân hàng tại Athens đều đã có đông người đứng xếp hàng chờ đến giờ mở cửa.
Trong khi đó, số khác tin rằng tình hình mới chỉ được cải thiện rất ít. "Thách thức chính hiện nay là chúng tôi không thể thanh toán cho các nhà cung cấp, mà điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ không còn hàng hóa để bán", Vassilis Masselos, một kiến trúc sư khẳng định với BBC.
Người Hy Lạp chưa thể chuyển tiền ra nước ngoài hoặc mở tài khoản mới (Ảnh: AFP)
Với khoản nợ công lên tới 320 tỷ euro, tương đương hơn 170% GDP, Hy Lạp về lâu dài cần được xóa nợ lớn mới có thể giúp nền kinh tế ổn định trở lại. Cả Athens và chủ nợ IMF đều đang hối thúc châu Âu về điều này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố sẽ không có chuyện xóa nợ theo cách như trước đây. Bà Merkel chỉ hé lộ rằng các biện pháp khác như tăng thời hạn trả nợ hoặc giảm lãi suất có thể được xem xét sau khi các chi tiết của chương trình cải cách mới nhất được đưa ra.
Thanh Tùng
Theo Dantri AFP, BBC
Nam Phi: 2 tàu hỏa va chạm, 300 người bị thương Khoảng 300 người đã bị thương trong vụ va chạm giữa 2 tàu hỏa gần thành phố lớn nhất Nam Phi - Johannesburg. Hiện lực lượng cứu hỏa vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các hành khách có thể còn mắc kẹt bên trong các toa tàu. Hãng AP đưa tin, vụ va chạm xảy ra vào khoảng 18h 30 ngày 17/7 (giờ...