Ts Trần Công Trục: Nguyện được làm người trải thảm đỏ chào đón khách quý!

Theo dõi VGT trên

Khi vẫn còn cơ hội để đối thoại, ngồi được với nhau một cách thiện chí để chia sẻ trách nhiệm trước nhân loại đang đứng bên miệng hố chiến tranh tàn khốc,…

LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết thể hiện những suy tư của ông với tư cách là một công dân đất Việt đã từng được vinh dự đảm trách những công việc có liên quan đến vấn đề biên giới, lãnh thổ, Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa, trong bối cảnh có những diễn biến đang làm nóng dư luận trong và ngoài nước khi biết tin các nguyên thủ của các cường quốc sắp sang thăm Việt Nam.

Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết này của Tiến sỹ Trần Công Trục với tiêu đề do ông đặt: “Nguyện được làm người trải thảm đỏ chào đón khách quý”

Ngày 8/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức mời ông sang thăm Việt Nam. Ông Tập Cận Bình đã vui vẻ nhận lời, tuy nhiên ông Lê Hải Bình cho biết khi nào có thông tin chính thức Bộ Ngoại giao sẽ cung cấp cho báo chí.

Ts Trần Công Trục: Nguyện được làm người trải thảm đỏ chào đón khách quý! - Hình 1

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama được cho là sắp thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: News.enorth.com.cn

Truyền thông quốc tế đã có những đồn đoán khác nhau về chuyến thăm này, trong đó hãng thông tấn Kyodo News dẫn nguồn tin từ giới ngoại giao nói rằng có khả năng ông Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam từ ngày 9 đến 11/11 tới. Dù chưa có thời điểm cụ thể, nhưng việc ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam có vẻ như sắp diễn ra.

Mặc dù dư luận có những suy nghĩ khác nhau về chuyến thăm này, nhưng cá nhân tôi đ.ánh giá cao chuyển thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ hai nước đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn vì những bất đồng, mâu thuẫn trong vấn đề Biển Đông kể từ khi Trung Quốc leo thang xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở trên 7 thực thể mà nước này đ.ánh chiếm bất hợp pháp của Việt Nam năm 1988, 1995.

Bởi lẽ dù mâu thuẫn đến đâu, nhưng chỉ cần còn ngồi được với nhau cũng là cơ hội mà hai bên cần trân quý để nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế một cách thiện chí và cầu thị.

Trong xử lý các tranh chấp vè biên giới lãnh thổ, quan hệ Việt – Trung không phải chỉ có một màu xám

Mỗi người dân Việt Nam quan tâm đến vận mệnh quốc gia dân tộc, luật pháp và công lý quốc tế, đều thực sự cảm thấy lo lắng vì những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế, thiện chí và cầu thị vẫn là lựa chọn tối ưu nhất, thay vì đối đầu và đổ m.áu.

Bởi xung đột nổ ra thì người dân, người lính của cả hai phía đều không tránh khỏi tổn thất. Vì vậy, người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc đều mong muốn có Hòa bình, ổn định, thượng tôn luật pháp và công lý quốc tế.

Những lúc quan hệ Việt – Trung căng thẳng leo thang như vụ khủng hoảng giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam tháng Năm 2014, việc duy trì được đối thoại qua các kênh khác nhau đã giúp hai bên tháo được ngòi nổ căng thẳng và nguy cơ xung đột, đối đầu.

Do đó có thể thấy, quan hệ chính trị giữa 2 nước có những giá trị tích cực của nó, tạo điều kiện cho 2 bên có thể ngồi lại với nhau để giải quyết. Một khi đã không ngồi được với nhau, không nói chuyện được với nhau thì mất mát và tổn thất là điều khó tránh. Nước láng giềng Philippines cùng chung cảnh ngộ là một ví dụ điển hình.

Trong cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012, vì Philippines và Trung Quốc đã ở thế “tuyệt giao” nên hai bên không có bất cứ kênh đối thoại chính trị nào khác ngoài đường ngoại giao chính thức để mở đường cho việc ngồi lại với nhau tìm cách giải quyết khủng hoảng. Mặt khác, hai bên cũng không thể cứ mãi kéo tàu ra Scaborough để “gầm gừ” nhau trong khi mùa mưa bão đã cận kề, cuối cùng Philippines phải nhờ Hoa Kỳ làm trung gian môi giới để cả hai cùng rút tàu khỏi bãi cạn này.

Tuy nhiên, sau khi Philippines rút tàu khỏi đây, quyền kiểm soát bãi cạn và là ngư trường truyền thống của người dân Philippines bao đời bỗng chốc bị Trung Quốc chiếm mất.

Do đó có thể thấy rõ mối quan hệ giữa nhân tố chính trị, quan hệ chính trị và nhân tố pháp lý, cơ sở pháp lý trong đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia có liên quan có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong tiến trình này.

Thực tiễn quốc tế đã khẳng định được vai trò, vị trí và giá trị đích thực của các nhân tố quan trọng này cũng như mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.

Nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc quản lý, bảo vệ và đàm phán giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ quốc gia là pháp lý, là những phương thức thụ đắc lãnh thổ được hình thành và có hiệu lực trong Luật pháp và Thực tiễn quốc tế.

Ts Trần Công Trục: Nguyện được làm người trải thảm đỏ chào đón khách quý! - Hình 2

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Tuy nhiên, người ta cũng không thể xem nhẹ nhân tố chính trị, quan hệ chính trị giữa 2 đảng phái, 2 tổ chức nhà nước. Nhân tố này chỉ có thể tạo ra môi trường chính trị thuận lợi, mở lối đối thoại, khai thông bế tắc để các bên tranh chấp có thể bắt tay cùng nhau đàm phán thống nhất được những giải pháp cơ bản, lâu dài, tránh phải đổ m.áu.

Bởi vì chủ quyền, biên giới, lãnh thổ là quyền và lợi ích lâu dài của cả đất nước, là cuộc sống là tương lai của cả dân tộc, không phải của riêng ai, không phải của một đảng phái và không phụ thuộc vào sự tồn tại của một chế độ chính trị nào đó.

Dải đất thiêng liêng chữ S này dù trải qua chiến tranh Lê – Mạc hay phải chứng kiến cảnh Trịnh – Nguyễn phân tranh, hình thành thế Đàng Trong – Đàng Ngoài cả mấy trăm năm dằng dặc, nhưng đất nước Việt Nam luôn luôn là một, dân tộc Việt Nam luôn luôn là một.

Sự thay đổi một thể chế chính trị có thể xảy ra, nhưng biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia được xác lập một cách hợp pháp là bất biến, mãi trường tồn trong lịch sử hình hành và phát triển của quốc gia, dân tộc đó. Nhầm lẫn điều này sẽ gây ra hậu quả tai hại.

Thành công mang tầm vóc lịch sử trong việc hai bên đã giải quyết xong những tranh chấp biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ, kể cả việc hai bên đã đàm phán thống nhất được những nội dung của các thỏa thuận có liên quan đên việc bảo vệ, quản lý biên giới, mốc quốc giới, cùng việc hợp tác khai thác các cảnh quan thiên nhiên, sông suối biên giới nằm trên đường biên giới sau khi đã hoàn thành giai đoạn phân giới cắm mốc năm 2008 đã chứng minh rõ ràng vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các nhân tố đó.

Chắc chắn chúng ta sẽ được chứng kiến lễ ký các văn kiện có ý nghĩa pháp lý và rất thực tế này trong một ngày gần đây.

Có thể nói rằng đây là những điểm sáng, thành tựu và kết quả của những nỗ lực rất lớn từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc nhằm xác lập một tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển. Có nhiều bài học quý giá có thể rút ra từ hoạt động đàm phán, hoạch định, phân giới cắm mốc và quản lý biên giới Việt Nam – Trung Quốc trên đất liền cũng như ở vịnh Bắc Bộ để hai nước tham khảo, tìm cách giải quyết thỏa đáng vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trong tình hình hiện nay.

Bài học quý mang tầm vóc khu vực và quốc tế trong tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ có thể được đúc kết thành 3 nhân tố vô giá mà nếu hai bên thực sự biết tận dụng nó thì những mâu thuẫn, vấn đề tồn tại trên Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa có thể giải quyết được. Đó là: THIỆN CHÍ – PHÁP LÝ – CẦU THỊ.

THIỆN CHÍ là cửa ngõ đầu tiên của đối thoại, quyết định thành bại của vấn đề

Thực vậy, nếu các bên không có thiện chí, không có quan hệ chính trị tốt, không thể ngồi lại với nhau thì vấn đề biên giới lãnh thổ sẽ không bao giờ giải quyết được, tranh chấp dai dẳng dẫn đến nhiều hệ lụy cho cả hai phía. Phía “được” cũng không thể được yên, phía “mất” càng không thể chấp nhận, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tư tưởng thù địch, xung đột và chiến tranh. Mà đã chiến tranh thì chẳng bên nào được, chỉ có mất mát và đau thương.

Ở Biển Đông, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục khăng khăng quan điểm “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” như bấy lâu nay thì không bao giờ giải quyết được, ngược lại nguy cơ xung đột đối đầu, chiến tranh loạn lạc lúc nào cũng thường trực.

Ts Trần Công Trục: Nguyện được làm người trải thảm đỏ chào đón khách quý! - Hình 3

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp nhau trong khuôn khổ Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, một kênh đối thoại hiệu quả trong việc tháo ngòi nổ xung đột khủng hoảng giàn khoan 981. Ảnh: Asahi.

Với Hoàng Sa, nếu Trung Quốc vẫn khăng khăng quần đảo này “thuộc chủ quyền của họ và không có tranh chấp”, còn một số quan điểm ở Việt Nam thì cũng có tư duy tương tự, quyết không thừa nhận hiện nay đang có tình trạng tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì vẫn đề sẽ rơi vào ngõ cụt, bế tắc.

Video đang HOT

Bởi trong thực tế đang có sự chiếm đóng quân sự của một số nước và vùng lãnh thổ ở toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc) và từng phần ở quần đảo Trường Sa (Trung Quốc, Lãnh thổ Đài Loan, Philippines, Malaysia). Tất nhiên, quan điểm này của một số người Việt Nam xét trên quan điểm lợi ích quốc gia, dân tộc là không sai, nhưng có thể nói là không hoàn toàn đúng.

Theo tôi quan điểm thích hợp nhất là: Đúng là có thực trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa, nhưng tình trạng tranh chấp đó bắt đầu xẩy ra từ đầu thế kỷ XX, nghĩa là kể từ khi phía Trung Quốc đã bắt đầu nhòm ngó và dùng vũ lực nhảy lên một số đảo trên quần đảo này.

Còn đối với quần đảo Trường Sa thì thời điểm xẩy ra tình trạng tranh chấp có thể tính từ năm 1946, khi Trung Hoa Dân quốc lợi dung nhiệm vụ giải giới quân Nhật sau Chiến tranh Thế giới II đã đưa tàu chiến ra Trường Sa để chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo ở đây.

Trước hai thời điểm này Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình một cách hợp pháp, hòa bình, rõ ràng, liên tục, thật sự hiệu quả đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà không có sự tranh chấp của bất kỳ một nhà nước nào.

Tiếp sau đó, một số bên khác cũng đã lợi dụng các thời điểm thuận lợi để đưa quân ra chiếm đóng một bộ phận của quần đảo Trường Sa.

Đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc dùng vũ lực để đ.ánh chiếm các thực thể ở phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và tiếp tục gây ra nhiều vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế và các thỏa thuận chính trị song phương và khu vực.

Cách duy nhất để gây dựng lòng tin, hợp tác hòa bình hữu nghị, cùng phát triển thịnh vượng lâu dài là hai bên phải ngồi lại với nhau, lắng nghe quan điểm của nhau để tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề theo đúng các CĂN CỨ PHÁP LÝ, luật pháp và thông lệ quốc tế chứ không phải chỉ dùng tư duy chính trị duy ý chí, theo kiểu “chủ quyền lịch sử”, “di sản của cha ông để lại”, “lấy đại cục làm trọng”…

Nói cách khác, dưới góc độ pháp lý quốc tế thì kể từ đầu thế kỷ thứ XX, thực trạng tranh chấp mới xảy ra, có cả tranh chấp song phương và đa phương, do đó mọi nỗ lực ép buộc các bên đàm phán tay đôi với Trung Quốc về Biển Đông, Trường Sa đều sẽ không đi đến đâu. Thậm chí sẽ đến lúc các bên liên quan bao gồm Việt Nam phải tính đến phương án như Philippines, khởi kiện Trung Quốc ra tòa, kêu gọi cộng đồng quốc tế bao gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc…can thiệp.

Ts Trần Công Trục: Nguyện được làm người trải thảm đỏ chào đón khách quý! - Hình 4

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter lên thăm tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc đ.âm hỏng trong khủng hoảng giàn khoan 981 Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Do đó các bên phải có thiện chí cùng muốn ngồi lại giải quyết tranh chấp, bóc tách từng vấn đề để xác định từng loại tranh chấp và cơ chế, căn cứ luật pháp – thông lệ quốc tế để giải quyết một cách phù hợp.

Bởi vì, trong Biển Đông ngoài vấn đề trang chấp về quyền thụ đắc lãnh thổ, còn có vấn đề vận dụng và giải thích Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa đã tạo ra các vùng chồng lấn cần phải được đàm phán hoạch định.

PHÁP LÝ mới là căn cứ giải quyết tranh chấp lãnh thổ chứ không phải LẬP TRƯỜNG CHÍNH TRỊ hay LỊCH SỬ

Giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ là một vấn đề vô cùng phức tạp, khó khăn, nhạy cảm, bởi nó không phải chỉ động đến tâm tư tình cảm, cũng như quyền và lợi ích của hai quốc gia mà còn đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của nhiều cộng đồng dân cư, các địa phương nơi có đường biên giới chạy qua.

Nếu không có một căn cứ pháp lý làm bộ khung, chỗ dựa, nền tảng, căn cứ để hoạch định biên giới mà bên nào cũng khăng khăng lôi sử sách, gia phả, sách giáo khoa và cả những câu chuyện kể rằng ông bà cha mẹ họ đã sinh sống ở đó bao đời thì vùng đất đó nghiễm nhiên thuộc chủ quyền lãnh thổ quốc gia họ thì tranh chấp không thể giải quyết được. Thực tế không đơn giản như vậy.

Điển hình là quá trình đàm phán, hoạch định biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu hai bên không thống nhất được lấy Công ước Pháp – Thanh 1887, 1895, một hiệp ước về biên giới, lãnh thổ có giá trị pháp lý quốc tế làm căn cứ pháp lý cao nhất để đàm phán hoạch định, thì không bao giờ hai bên giải quyết được vấn đề biên giới.

Quá trình giải quyết trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với quyết tâm và nỗ lực, cũng như đấu tranh công khai trên cơ sở nguyên tắc pháp lý đã thỏa thuận, hai bên dần thu hẹp bất đồng và cuối cùng đi đến hoạch định, phân giới cắm mốc để có đường biên giới hòa bình, ổn định như ngày nay.

Câu chuyện về thác Bản Giốc, sông Bắc Luân hay vấn đề ải Nam Quan mà tôi nhiều lần phân tích là ví dụ rõ ràng về điều này. Công ước Pháp – Thanh 1887, 1895 là nội dung của thỏa thuận nguyên tắc pháp lý mà hai bên đã đồng ý dựa vào để tiến hành đàm phán hoạch định biên giới.

Khi hai phía không thể đưa ra đủ tài liệu theo quy định để chứng minh thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm hoàn toàn là của mình thì buộc hai bên phải thỏa thuận sử dụng đến các t.iền lệ, điều luật quốc tế trong việc xác định biên giới theo các loại địa hình, dân cư, thực tế quản lý để đàm phán hoạch định.

Vì vậy, trên khu vực biên giới phía Bắc bao nhiêu năm vẫn đì đoàng tiếng s.úng, cuối cùng cũng được bình yên, m.áu của người dân và chiến sĩ mới ngừng đổ xuống. Rõ ràng là để có được thành tựu này, căn cứ pháp lý là yếu tố quyết định.

Tất cả các ứng xử trong đàm phán và hành xử ngoài thực địa đều phải dựa vào và tuân thủ các quy định, thủ tục pháp lý thì tranh chấp phức tạp do lịch sử để lại mới có thể giải quyết được một cách cơ bản lâu dài, mọi mầm mống của tranh chấp về biên giới lãnh thổ mới có thể được dập tắt.

Thậm chí ngay cả những quan hệ xã hội, chính trị, kinh tế… trong nội bộ một quốc gia cũng đều phải dựa vào Luật pháp để điều chỉnh, quản lý huống hồ một vấn đề khó khăn phức tạp như tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia. Gần đây, đại đa số dư luận khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng đều đ.ánh giá cao chiến dịch đả hổ đ.ập ruồi của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Về đối nội, từ khi lên cầm quyền ông Tập Cận Bình đã đề cao pháp trị, tức quản lý đất nước theo pháp luật chứ không phải theo lập trường chính trị, điển hình là chiến dịch chống tham nhũng rất được lòng dân.

Ts Trần Công Trục: Nguyện được làm người trải thảm đỏ chào đón khách quý! - Hình 5

Khu vực hy vọng tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về thượng tôn pháp luật, yêu chuộng hòa bình, bảo vệ công lý sẽ trở thành sự thật ở Biển Đông. Ảnh: Pak/AP.

Về đối ngoại, ông cũng nhiều lần tuyên bố Trung Quốc không mưu đồ xưng hùng xưng bá, mà theo đuổi chủ trương thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý, hòa bình… Người Việt Nam rất mong những tuyên bố này của ông sẽ trở thành hiện thực, nhất là sau những chuyến thăm lịch sử của ông Tập Cận Bình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra.

Làm được điều này, không chỉ Biển Đông sẽ bình yên, quan hệ giũa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giữa Trung Quốc với các nước khác trong khu vực và quốc tế sẽ được phát triển trong hòa bình hữu nghị, hợp tác tin cậy lẫn nhau, mà còn dư luận khu vực, quốc tế chắc chắn cũng sẽ không thể không tâm phục khẩu phục với cách hành xử xứng tầm chính khách quốc tế của ông Tập Cận Bình.

CẦU THỊ, ai sai người ấy sửa mới có thể đàm phán giải quyết vấn đề, nếu không sẽ rơi vào ngõ cụt

Trong quá trình đàm phán hoạch định, phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền cũng như phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, có những khu vực, những địa điểm hai bên không thể tìm đủ tài liệu pháp lý để bảo vệ cho quan điểm của mình theo thỏa thuận nguyên tắc thì hai bên cần phải tính đến những giải pháp theo luật pháp, thông lệ quốc tế trên tinh thần thật sự cầu thị: Nếu ai sai thì người đó phải sửa, phải từ bỏ những yêu sách không đúng, bất chấp công lý, đạo lý.

Chính nhờ tinh thần CẦU THỊ ấy, chúng ta mới có thể giải quyết được những bất đồng. Có tinh thần CẦU THỊ, hai nước mới giải quyết xong vấn đề biên giới đất liền và phân định vịnh Bắc Bộ, mới thông nhất được những văn kiện hợp tác khai thác cảnh quan du lịch biên giới, quản lý tàu thuyền qua lại sông suối biên giới.

Trong thực tế, Việt Nam cũng đã chủ động tỏ rõ tinh thần CẦU THỊ khi đàm phán hoạch định vịnh Bắc Bộ: Không tiếp tục bám giữ yêu sách “đường biên giới lịch sử, vùng nước lịch sử” đã từng chính thức đưa ra, đồng thời đồng ý đàm phán phân định theo nguyên tăc công bằng.

Tinh thần CẦU THỊ là điều không thể thiếu trong hoạt động đàm phán, hoạch định biên giới giữa các quốc gia. Cầu thị trên cơ sở nguyên tắc pháp lý hai bên đã thỏa thuận lấy làm căn cứ đàm phán, cầu thị trên cơ sở thiện chí mong muốn giải quyết vấn đề biên giới một cách hòa bình, đúng luật, thấu tình, đạt lý, hoàn toàn không có nghĩa là nhân nhượng vô nguyên tắc, hay bên này để mất đất cho bên kia.

Đàm phán hoạch định biên giới là cả một quá trình với các bước cụ thể hết sức khoa học, rõ ràng, tuần tự và cũng bao gồm khối lượng công việc hết sức đồ sộ, liên quan đến nhiều bộ phận, cơ quan, địa phương. Do đó khi đàm giải quyết xong, chúng ta phải giải thích cho người dân hiểu rõ, đặc biệt là các địa phương có cộng đồng dân cư sống ở bên kia đường biên giới thuộc phần đất của nước láng giềng.

Không nên để những phản ứng mang nặng cảm xúc tồn tại dai dẳng trong dư luận ở trong và ngoài nước như hiên nay khiến công chúng hoài nghị, tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội chính trị lợi dụng để tiến hành các hoạt động phá hoại, lật đổ hạy thực hiện các động cơ chính trị đen tối.

Quan hệ Việt – Trung đã trải qua rất nhiều thăng trầm, có lúc hòa bình hữu nghị và cũng không thiếu lúc xung đột đối đầu, những thứ mà người dân cả hai nước đều không ai mong muốn. Đó là sự thật mà chúng ta muốn né tránh cũng không được.

Tìm ra các bài học một cách đúng đắn, chân thực về lịch sử, về quá khứ, dù là đau thương, dù là chiến tranh loạn lạc thay vì né tránh hay che đậy là việc rất cần thiết. Nó giúp thế hệ ngày nay tránh được sai lầm, tránh được chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

Cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 và một chuỗi ngày dài xung đột lẻ tẻ, liên tục giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm 1980 ở biên giới phía Bắc đã khiến quan hệ hai nước từ hữu nghị chuyển sang đối đầu, cả hai bên đều đổ m.áu, ngày nay làm sao để bi kịch đó không lặp lại mới là điều quan trọng.

Nếu hiện nay, Trung Quốc vẫn cứ tuyên truyền Việt Nam là “tiểu bá”, xâm chiếm biên giới, biển đảo của mình; Trung Quốc đ.ánh Việt Nam năm 1979 là “phản kích tự vệ”(!?) thì làm sao thực sự có hòa bình – hữu nghị?

Nếu Việt Nam vẫn để cho những tài liệu công khai nói Trung Quốc dịch cột mốc, lấn biên giới, chiếm mất thác Bản Giốc, mất ải Nam Quan mặc nhiên tồn tại khi thời cuộc đã thay đổi, khi Hiệp định biên giới đã ký kết bao nhiêu năm, công tác phân giới cắm mốc đã hoàn tất, nhưng không cơ quan nào đứng ra giải thích cho người dân, đồng thời hủy bỏ những văn bản, phát ngôn sai trái do bối cảnh lịch sử, chính trị thời điểm hai bên xẩy ra xung đột thì làm sao có được sự tin cậy trong quan hệ với láng giềng?

Cách tiếp cận né tránh sự thật lịch sử, “đậy lại quá khứ”…như hiện nay đang gây ra hệ lụy, tạo mầm mống ung nhọt trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như việc tạo cớ cho các lực lượng chính trị lợi dụng để chống phá ở mỗi nước.

Trong việc này, Trung Quốc có trách nhiệm của họ, nhưng cũng không thể nói chúng ta hoàn toàn vô can.

Muốn hợp tác hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển phồn vinh thì phải có niềm tin ở nhau. Giữa Việt Nam và Trung Quốc, muốn có niềm tin bắt buộc hai phía phải bước qua được hàng rào tâm lý “nhạy cảm”, sòng phẳng với lịch sử, THIỆN CHÍ, CẦU THỊ, xử lý mâu thuẫn tồn tại trên cơ sở LUẬT PHÁP QUỐC TẾ chứ không phải lập trường chính trị, bên nào sai, sai cái gì, sai đến đâu thì bên đó sửa cái sai đó, đến mức đó.

Chỉ có như vậy mới mong quan hệ hợp tác hai nước đi vào thực chất, chiều sâu, người dân hai nước mới không còn phải lo lắng về chiến tranh, xung đột đang rình rập.

Tôi cũng đã từng bị chất vấn gay gắt rằng: Vào thời điểm hiện nay, nếu người Trung Quốc vào Việt Nam thì các ông sẽ ứng xử như thế nào cho đúng? Đ.ánh đuổi hay chào đón? Phải chăng các ông đã bỏ quên câu khẩu hiệu lịch sử của dân tộc này rằng: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đ.ánh”?

Một vị lãnh đạo cấp cao từng nói với báo chí rằng, ông rất lo lắng vì: “Từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc. Chúng ta bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước nhưng vẫn phải bảo vệ hòa bình, ổn định chính trị, thành quả cách mạng và giữ quan hệ hữu nghị Trung Quốc, tăng cường phát triển toàn diện kinh tế – xã hội đất nước. Chúng ta tăng cường an ninh quốc phòng là để tự vệ, khi nào buộc phải tự vệ thì chúng ta mới tự vệ”.

Có thể nói lo ngại của vị lãnh đạo đó là tâm lý có thực trong dư luận người dân Việt Nam, chí ít là trong thời buổi hiện nay. Bởi vì, người dân không thể không bức xúc, phẫn nộ khi thấy tàu cá của ngư dân mình bị cướp phá, ngư dân bị đ.ánh đ.ập, bị bắt, b.ị b.ắn ngay trên chính vùng biển chủ quyền, ngư trường bao đời nay của cha ông mình.

Lý do nhiều người “ghét” Trung Quốc vì chính cách hành động, ứng xử của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông đã đành, nhưng nó cũng còn có phần trách nhiệm của chính chúng ta khi đã không sòng phẳng với lịch sử, chưa thực sự CẦU THỊ với lịch sử, đặc biệt là lịch sử quan hệ Việt – Trung cận hiện đại, đó chính là điều mà vị lãnh đạo này thốt lên “không hiểu tuyên truyền như thế nào” mà dẫn đến điều ông lo ngại.

Tuy nhiên, như tôi đã phân tích nói trên, trong bối cảnh chính trị khu vực và quốc tế hiện nay, để bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mình trong Biển Đông, chúng ta không thể quên đi trọng trách, nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn đinh, hợp tác, phát triển mà cả nhân loại đang nỗ lực phấn đấu, kỳ vọng.

Vì vậy, khi vẫn còn cơ hội để đối thoại, ngồi được với nhau một cách thiện chí để chia sẻ trách nhiệm trước nhân loại đang đứng bên miệng hố chiến tranh tàn khốc, thiết nghĩ chúng ta nên tranh thủ những cơ hôi có thể đến cùng.

Những gì mà tôi chia sẻ ở trên chính là thông điệp mà tôi tha thiết muốn gửi đến các chính khách, đặc biệt là các vị nguyên thủ của các cường quốc. Và vì vây, tôi nguyện được làm người rải thảm đỏ để chào đón các vị khách quý đến Việt Nam!

Ts Trần Công Trục

Theo giaoduc

Nếu Mỹ vào 12 hải lý các thực thể Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa ta phản ứng sao?

Ủng hộ việc làm hợp pháp của Hoa Kỳ là bảo vệ chính mình, bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về hoạt động tuần tra của Hoa Kỳ xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa, Khánh Hòa, và phản ứng của Việt Nam cùng hệ thống căn cứ pháp lý. Xin trân trọng gửi tới quý bạn đọc bài phân tích này của ông.

Mấy tuần qua, dư luận Việt Nam cũng như khu vực và quốc tế đặc biệt quan tâm đến cục diện Biển Đông bởi Hoa Kỳ đã thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau để loan báo rằng, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành tuần tra ở Trường Sa.

Hoạt động mà Mỹ tuyên bố là bảo vệ tự do hàng không, hàng hải trên vùng biển, vùng trời quốc tế phạm vi 12 hải lý xung quanh một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp từ 7 thực thể là các rặng san hô, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa do Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988, 1995 đến nay.

Nếu Mỹ vào 12 hải lý các thực thể Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa ta phản ứng sao? - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Dư luận có nhiều quan điểm đồng tình, ủng hộ và hy vọng hoạt động này sớm diễn ra bởi Trung Quốc đang ngày một leo thang, thách thức luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông bằng các hoạt động xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp với quy mô, tốc độ chưa từng có.

Hơn nữa, nhà cầm quyền Trung Quốc còn đang tìm cách hợp thức hóa yêu sách vô lý lãnh hải 12 hải lý, thậm chí là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho các đảo nhân tạo vốn là các rặng san hô, hoặc bãi cạn lúc chìm lúc nổi theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 chỉ có một vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét.

Tuy nhiên vẫn còn có những quan điểm, băn khoăn lo ngại về động thái này của Hoa Kỳ. Những quan điểm này đặt ngược lại vấn đề, nếu Mỹ cũng tuần tra phạm vi 12 hải lý xung quanh các thực thể khác mà Việt Nam hoặc các bên còn lại đang đóng giữ ở Biển Đông thì chúng ta nên phản ứng ra sao? Để giải đáp những thắc mắc này, xin bắt đầu từ căn cứ pháp lý để Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra trong 12 hải lý quanh đảo nhân tạo.

Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa không thể có lãnh hải 12 hải lý

Thứ nhất, 7 thực thể mà Trung Quốc cất quân xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp trong quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam tháng 3/1988 và năm 1995 là những rặng san hô, bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Điều 13 thuộc Mục 2, Phần 2 của UNCLOS quy định rõ:

1) Một bãi cạn lúc chìm lúc nổi là một vùng đất được hình thành tự nhiên có biển bao quanh, nhô lên trên mặt nước khi thủy triều thấp, nhưng bị chìm xuống dưới mặt nước khi thủy triều cao. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách đất liền hoặc một hòn đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì mực nước lúc thủy triều thấp nhất ở các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải.

2. Trong trường hợp một bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn nằm cách đất liền hoặc một hòn đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì bãi cạn đó không có lãnh hải riêng.

Điều 60 thuộc Phần V, UNCLOS quy định: "Đảo nhân tạo, cơ sở và công trình kiến trúc không có quy chế hải đảo. Chúng không có lãnh hải riêng, và sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa".

Những công trình nhân tạo này và các bãi cạn lúc nổi lúc chìm ngoài biển, cách xa đất liền hay một đảo tự nhiên khác ở một khoảng cách trên 12 hải lý đều chỉ có vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét.

Mặc dù còn những tranh cãi khác nhau về tính chất pháp lý của 7 thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trước khi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo là rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước hay các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, nhưng chắc chắn rằng chúng không phải đảo tự nhiên theo định nghĩa của UNCLOS, không có đời sống kinh tế riêng, không thể có quy chế lãnh hải 12 hải lý chứ đừng nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Theo nội dung Philippines khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague, Hà Lan thì ít nhất 3 thực thể là Vành Khăn, Ga Ven và Xu Bi là những rặng san hô, bãi cạn lúc chìm lúc nổi và không thể có lãnh hải 12 hải lý. Mỹ cũng tuyên bố công khai, sẽ chỉ tuần tra tự do hàng không hàng hải ở những thực thể không phải đảo, không có lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc đã bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp.

Nếu Mỹ vào 12 hải lý các thực thể Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa ta phản ứng sao? - Hình 2

Chiến hạm Mỹ USS Fort Worth tuần tra ở Biển Đông tháng 5 năm nay, ảnh: Bloomberg.

Mỹ hoàn toàn hợp pháp nếu qua lại vô hại hoặc tuần tra vùng biển, vùng trời phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa

Vấn đề toàn bộ hay chỉ một số trong 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa không có lãnh hải 12 hải lý còn có nhận thức khác nhau. Điều này phụ thuộc vào cách thức các bên yêu sách xác định bản chất cấu trúc vật lý và hiệu lực pháp lý của từng thực thể cụ thể trong 7 thực thể Trung Quốc bồi lấp.

Với những thực thể là rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển chúng không có bất cứ quy chế vùng biển nào theo UNCLOS. Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, chúng không có lãnh hải 12 hải lý và tàu thuyền bất cứ nước nào cũng có quyền qua lại tự do, thậm chí tiến hành các hoạt động giám sát trong phạm vi 12 hải lý nhưng ngoài phạm vi bán kính 500 mét vì đó là vùng biển, vùng trời quốc tế.

Nếu thực thể nào là các bãi đá vẫn nhô lên trên mặt nước khi thủy triều lên, thì nó vẫn được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý của UNCLOS, nhưng không thể có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của một đảo tự nhiên.

Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác không có quyền giám sát, thực hiện các hoạt động được xem là gây phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia đang đóng giữ các bãi đá này. Tuy nhiên, tàu thuyền Mỹ và các nước khác có quyền qua lại vô hại, tức là cơ động qua đó không làm gì phương hại hay đe dọa tới lực lượng đóng giữ bãi đá.

Do đó, việc xác định cấu trúc mỗi thực thể trong số 7 điểm Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa là thuộc loại nào theo hệ thống thực thể trên biển mà UNCLOS phân loại, quy định có ý nghĩa quan trọng. Nó quyết định về cơ sở pháp lý cho các hoạt động của nước khác triển khai trong khu vực 12 hải lý quanh thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng.

Xin lưu ý là chúng ta đang nói về quy chế các vùng biển của UNCLOS, không đề cập đến vấn đề chủ quyền vì đó là câu chuyện khác, theo hệ thống nguyên tắc pháp lý khác.

Bởi vậy, có hai khả năng, hai lựa chọn cho Hoa Kỳ và các bên quan tâm đến tự do, an ninh, an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông trong ứng xử với 7 thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng:

Thực thể nào có lãnh hải 12 hải lý thì có quyền qua lại vô hại; Thực thể nào không có lãnh hải 12 hải lý thì ngoài 500 mét bán kính vùng an toàn là vùng biển quốc tế, tàu thuyền được tự do hoạt động, kể cả giám sát các hoạt động của Trung Quốc trên đảo nhân tạo bồi lấp ở thực thể này, Bắc Kinh không có quyền ngăn cản.

Việt Nam nên phản ứng ra sao?

Qua những phân tích nêu trên và các tuyên bố chính thức của phía Hoa Kỳ có thể thấy, hành động dự kiến tuần tra phạm vi 12 hải lý quanh một số đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp ở Trường Sa không có quy chế lãnh hải là hoàn toàn hợp pháp. Việc tàu thuyền Mỹ qua lại vô hại phạm vi 12 hải lý của các thực thể có quy chế lãnh hải ở Trường Sa cũng là quyền lợi hợp pháp, được quy định rõ trong UNCLOS.

Việt Nam là một thành viên phê chuẩn Công ước UNCLOS thì có nghĩa vụ tuân thủ toàn bộ các quy định của Công ước này. Mặt khác, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng, bảo vệ UNCLOS thì không có lý do gì chúng ta không ủng hộ, hoan nghênh các hoạt động này của Mỹ.

Nếu Mỹ vào 12 hải lý các thực thể Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa ta phản ứng sao? - Hình 3

Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã nhiều lần khẳng định về việc sẽ tuần tra trong 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Biển Đông.

Thậm chí chúng ta cần kêu gọi Hoa Kỳ nói ít, làm nhiều, nhanh chóng thực hiện những gì đã tuyên bố để bảo vệ UNCLOS ở Biển Đông.

Việt Nam là nước có chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Trường Sa hiện là đối tượng bị một số nước nhảy vào tranh chấp. Hiện tại chúng ta đang kiểm soát 29 thực thể, bao gồm cả đảo tự nhiên, các bãi đá nổi trên mặt biển khi thủy triều lên và các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, nếu Hoa Kỳ hay một bên nào đó cơ động trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể này, việc đầu tiên phải xem xét thực thể đó có quy chế lãnh hải 12 hải lý hay không.

Nếu có thì tàu nước ngoài chỉ được qua lại vô hại, nếu không thì đó là vùng biển quốc tế, chúng ta phải chấp nhận các hoạt động mà UNCLOS đã quy định.

Chính Trung Quốc là một nước phê chuẩn UNCLOS nhưng lại đòi yêu sách riêng, chỉ chấp hành những điều khoản có lợi cho mình, những điều khoản bất lợi thì họ từ chối. Đó là hành vi khôn lỏi không thể chấp nhận được. Bất kỳ quốc gia nào đã phê chuẩn UNCLOS là phải tuân thủ trọn gói các quy định của Công ước chứ không phải chỉ phần nào có lợi.

Việt Nam chúng ta cũng như thế, không có gì khác. Quan điểm nào không ủng hộ hoặc phản đối hành vi hợp pháp của Hoa Kỳ trong việc tuần tra/qua lại vô hại 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở Biển Đông là vô hình chung tiếp tay cho Trung Quốc bành trướng.

Do đó, để trả lời câu hỏi của một số quan điểm lo ngại nếu tàu Mỹ hay nước khác tiến vào 12 hải lý xung quanh các thực thể chúng ta đang đóng quân ở Trường Sa thì phải phản ứng ra sao, chúng ta cần nắm rõ UNCLOS và chấp nhận các hoạt động hợp pháp. Đồng thời chúng ta sẽ phản đối mọi hoạt động nếu nó bất hợp pháp.

Nếu Luật Biển Việt Nam có các quy định khác cụ thể yêu cầu tàu thuyền nước ngoài cần tuân thủ khi qua lại vô hại hoặc tuần tra phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể này, chúng ta phải thông báo cho đối phương biết và thực hiện, nhưng quy định không được trái với UNCLOS mà chúng ta đã ký.

Chính Việt Nam cũng sẽ lúng túng, khó khăn bởi hiện tại chúng ta chưa công bố đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo, các bãi đá nổi trên mặt nước khi thủy triều lên và toàn bộ quần đảo Trường Sa. Do đó xác định lãnh hải 12 hải lý trên thực địa cũng không phải chuyện đơn giản, dễ dàng.

Chúng ta nên ủng hộ hoạt động này của Mỹ, thậm chí tàu Mỹ có qua lại vô hại hoặc tuần tra tự do hàng hải hàng không quanh các thực thể mà Việt Nam hay các bên khác đóng giữ cũng là điều tốt, miễn là đúng UNCLOS. Bởi như vậy Bắc Kinh không có cớ nói Hoa Kỳ thiên vị hay có ý bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Ủng hộ hành động hợp pháp của Mỹ là giúp mình, bảo vệ luật pháp quốc tế

Nếu Mỹ vào 12 hải lý các thực thể Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa ta phản ứng sao? - Hình 4

Sân bay, công trình quân sự Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: CSIS.

Mỹ không tiến hành tuần tra hoặc qua lại vô hại bên trong phạm vi 12 hải lý, bên ngoài bán kính 500 mét quanh 7 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa thì sẽ đồng nghĩa với việc UNCLOS bị Trung Quốc vô hiệu hóa. Bao nhiêu công sức, trí tuệ của nhân loại để xây dựng nên bộ luật được coi như Hiến pháp của biển và đại dương này sẽ bị Bắc Kinh ném vào sọt rác.

Do đó là thành viên UNCLOS, Việt Nam không chỉ có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc tất cả các điều khoản của UNCLOS, mà còn phải bảo vệ UNCLOS. Ủng hộ việc làm hợp pháp của Hoa Kỳ là bảo vệ chính mình, bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Nếu cứ để Trung Quốc tùy tiện đòi 12 hải lý cho các thực thể không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý ở vùng biển nước này nhảy vào tranh chấp, thì các bên yêu sách khác cũng sẽ làm được. Điều này tạo ra một xu thế nguy hiểm là bồi lấp đảo nhân tạo, biến đổi hiện trạng các thực thể để đòi các vùng biển mở rộng, ít nhất là 12 hải lý lãnh hải, nhiều hơn nữa là 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy thế giới này loạn mất.

Đặc biệt là ở Biển Đông, khi Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo đồng loạt ở 7 thực thể chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa cùng các rặng san hô, bãi cạn ở Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough thì họ có thể đòi yêu sách vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, chỉ 3 chân vạc này là có thể phủ kín Biển Đông, hiện thực hóa đường lưỡi bò.

Điều này xảy ra có nghĩa Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc, tàu thuyền các nước muốn qua lại như trước, ngư dân các nước muốn đ.ánh bắt như trước phải xin phép, nộp tô cho Trung Quốc. Đó thực sự là một thảm họa.

Bởi vậy đã đến lúc Việt Nam cần tỏ rõ lập trường và trách nhiệm của một thành viên phê chuẩn UNCLOS, cũng như một bên có yêu sách, có chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông nói chung, Trường Sa nói riêng đang bị Trung Quốc đe dọa. Chần chừ hay mập mờ chỉ càng bất lợi cho ta, lợi cho âm mưu bành trướng của Trung Quốc.

Ts Trần Công Trục

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga
19:59:02 19/09/2024

Tin đang nóng

Lương Mỹ Kỳ bật khóc giữa đêm: "Không biết phải sống vì gì nữa"
15:17:14 20/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên có phát ngôn giữa ồn ào chưa tốt nghiệp Đại học
16:57:07 20/09/2024
Lương Mỹ Kỳ bể nợ khóc sưng mắt, CĐM mắng nhiều hơn thương, Hoàng Thuỳ có giúp?
16:23:39 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Vợ Đức Tiến bức xúc khi bị nói ở ác với mẹ chồng, ngăn cản sang Mỹ thăm con trai
16:15:55 20/09/2024
Thùy Tiên đuối sức ngất xỉu, đội quân y cấp cứu khẩn cấp, ai cũng "xanh mặt"
17:05:59 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024
Quang Linh bất lực với Lôi Con, công bố ngày rời Angola, về VN sinh sống
17:21:58 20/09/2024

Tin mới nhất

Cảnh sát Ireland bắt giữ 19 người biểu tình chống nhập cư

21:11:04 20/09/2024
Lý do chính khiến những người biểu tình xuống đường tuần hành là sự gia tăng số lượng người xin tị nạn tại Ireland trong thời gian gần đây. Họ cho rằng điều này gây áp lực lên các dịch vụ công cộng và ảnh hưởng tới quyền lợi của người.....

Quốc gia châu Phi đầu tiên triển khai tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

21:09:14 20/09/2024
Trong khi đó, Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya nêu rõ hoạt động tiêm chủng diện rộng dự kiến được tiến hành tại CHDC Congo trong tuần đầu tiên của tháng 10.

Hàng loạt hãng hàng không quốc tế điều chỉnh lịch trình bay đến Trung Đông

20:41:47 20/09/2024
Hãng hàng không quốc gia Ba Lan LOT đã tạm dừng khai thác các chuyến bay đến Liban cho đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, các chuyến bay đến Tel Aviv hiện vẫn đang được khai thác thường xuyên.

Duma Quốc gia Nga cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

19:42:35 20/09/2024
Các nghị quyết của Nghị viện châu Âu không có hiệu lực pháp lý và chỉ mang tính tham vấn, nhưng được sử dụng trong EU để thúc đẩy và phổ biến các lập trường chính sách cụ thể.

Thổ Nhĩ Kỳ rà soát bảo mật thiết bị liên lạc sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Lebanon

19:38:24 20/09/2024
Trước đó, nhiều thiết bị liên lạc cầm tay và máy nhắn tin do nhóm vũ trang Hezbollah sử dụng đã phát nổ tại Lebanon, làm dấy lên lo ngại về tình hình căng thẳng trong khu vực.

Ai Cập kêu gọi khôi phục các quyền hợp pháp của người dân Palestine

19:34:51 20/09/2024
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller thừa nhận rằng Saudi Arabia từ lâu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy thực hiện giải pháp hai nhà nước và đạt được lệnh ngừng b.ắn ở Dải Gaza.

Thủ tướng Singapore: 'Các nước nhỏ cần đoàn kết duy trì hệ thống đa phương'

19:32:03 20/09/2024
Thủ tướng Wong cho rằng: "Kịch bản như vậy sẽ làm suy yếu các nguyên tắc về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, vốn là những yếu tố sống còn để các quốc gia nhỏ bảo vệ lợi ích của mình".

WHO lo ngại ảnh hưởng từ các vụ nổ thiết bị liên lạc đến hệ thống y tế Lebanon

19:27:59 20/09/2024
Ông Mike Ryan, Giám đốc WHO về tình trạng khẩn cấp cho biết, hệ thống y tế Lebanon đã nhanh chóng bị đẩy vào tình trạng quá tải ngay sau khi các vụ nổ xảy ra.

Tân Thủ tướng Pháp tuyên bố đạt thỏa thuận thành lập chính phủ mới

19:25:28 20/09/2024
Nguồn tin từ một quan chức tham dự cuộc họp cho biết chính phủ dự kiến gồm 7 bộ trưởng từ đảng Phục hưng của ông Macron và 3 bộ trưởng từ đảng Cộng hòa theo hướng bảo thủ của ông Barnier.

Israel không kích dữ dội vào miền Nam Lebanon

19:21:31 20/09/2024
Trong khi đó, thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, cáo buộc Israel đã vượt quá mọi giới hạn và cho rằng các cuộc tấn công này là tội ác chiến tranh, thậm chí là lời tuyên chiến.

Trung Đông lại 'căng như dây đàn', Mỹ lo xung đột ở Gaza lan sang Lebanon

19:18:02 20/09/2024
"Chúng tôi lo ngại về khả năng xung đột ở Gaza sẽ lan sang Lebanon. Không ai muốn thấy bạo lực lan rộng hơn nữa. Mỹ đang hợp tác với tất cả các bên để ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa", vị quan chức này nói thêm.

Nhật Bản và Pháp tập trận chung

19:12:39 20/09/2024
Tướng Valentin Seiler thuộc Lữ đoàn thiết giáp hạng nhẹ số 6 của Quân đội Pháp cho biết, cuộc tập trận chung là một phần trong nỗ lực tăng cường hợp tác giữa hai nước.

Có thể bạn quan tâm

Jennie (BLACKPINK) ra tín hiệu SOS, ẩn ý có kẻ xấu thao túng và hãm hại?

Sao châu á

21:23:57 20/09/2024
Jennie cho biết cô đang trải qua những khó khăn về thể chất và tinh thần, sau nhiều năm liên tục đi diễn và tham gia các sự kiện, đ.ánh mất sự riêng tư

Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội

Sao việt

21:20:53 20/09/2024
Quế Vân đăng ảnh bà con sống tại khu vực xóm trọ dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội để làm rõ vụ bị nói từ thiện chưa đúng nơi, đúng thời điểm. Tuy nhiên, thái độ sau đó khiến cư dân mạng tranh cãi.

Môi giới bán mủ cao su, chiếm đoạt hơn 3,7 tỷ đồng

Pháp luật

21:16:18 20/09/2024
Theo đơn của bà H., Ngô Phước Độ có làm môi giới cho bà mua mủ cao su, tuy nhiên sau khi nhận t.iền của bà để mua lô hàng thì Độ chiếm đoạt, không chuyển t.iền cho phía người bán.

Một nữ NSND 55 t.uổi khiến đàn em bất ngờ vì "vô cùng liều"

Tv show

21:12:31 20/09/2024
Mới đây, tại chương trình Our Song Việt Nam 2024, NSND Thanh Lam đã khiến toàn bộ đồng nghiệp và khán giả phải bất ngờ khi lần đầu nhảy rất sung trên sân khấu trong màn song ca bài hit Bùa yêu với đàn em Orange.

EU, Trung Quốc thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thuế quan

21:12:25 20/09/2024
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill cũng cho biết hai bên nhất trí xem xét lại các cam kết về giá, trong đó có cam kết giá tối thiểu của nhà xuất khẩu.

Ngắm Quỳnh Alee cố tình mặc đồ trễ nải khoe "tâm hồn", khiến nhiều fan "chịu không nổi"

Netizen

21:02:22 20/09/2024
Không còn livestream game như ngày đầu, giờ đây, Quỳnh Alee gắn nhiều hơn với các hoạt động làm nội dung trên TikTok.

Sebastian Stan kể chuyện làm phim về Donald Trump

Hậu trường phim

20:46:39 20/09/2024
Kịch bản của The Apprentice Stan nhận được lần đầu vào năm 2019, nhưng phải mất nhiều năm để hoàn thành, khiến anh nghĩ đến giấc mơ Mỹ, giấc mơ mà Trump đã đạt được và đang định nghĩa lại.

Vũ Ngọc Đãng đưa góc khuất làm dâu nhà giàu vào 'Cô dâu hào môn'

Phim việt

20:37:00 20/09/2024
Sau thành công của Chị chị em em 2 , đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và nhà sản xuất Will Vũ tiếp tục bắt tay thực hiện bộ phim điện ảnh Cô dâu hào môn .

Có gì mới trong 'Squid Game' phần 2 sắp lên sóng?

Phim châu á

20:21:41 20/09/2024
Mới đây, series phim Squid Game phần 2 đã phát hành đoạn trailer đầu tiên khiến người hâm mộ không thể ngồi yên .

Vương Anh Tú nói lý do muốn song ca với học trò Tuấn Hưng

Nhạc việt

20:11:38 20/09/2024
Sau khi theo dõi HippoHappy ở Ca sĩ mặt nạ mùa 2, Vương Anh Tú yêu mến giọng hát của Lâm Bảo Ngọc nên anh mong muốn cả hai có sản phẩm chung.

Thần đồng âm nhạc Charlie Puth và chuyện tình ái trước khi lấy thanh mai trúc mã

Sao âu mỹ

19:32:10 20/09/2024
Sở hữu ngoại hình đẹp, tài năng, giàu có nhưng Charlie Puth không may mắn trong chuyện tình cảm. Anh từng dính tin đồn tình cảm với Selena Gomez khi họ cùng tạo nên bản hit We Don t Talk Anymore.