TS. Nguyễn Văn Lạng: Đây là cơ hội vàng để sản phẩm công nghệ Việt Nam lên ngôi!
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Lạng, những người đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ hãy tự tin, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm để đưa những ý tưởng của mình trở thành công nghệ, trở thành sản phẩm, hàng hóa do chính người Việt Nam sáng tạo ra, góp phần phát triển đất nước.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5, phóng viên có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về những thành tựu cũng như hạn chế cần khắc phục của hoạt động khoa học công nghệ Việt Nam hiện nay.
Khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Xin ông cho biết, ngành khoa học công nghệ Việt Nam hiện nay đã có được những bước tiến gì so với thời kỳ trước?
Lần đầu tiên trong lịch sử những người quản lý, những người làm khoa học công nghệ có được một ngày riêng của mình. Tôi cho rằng đây chính là một nguồn năng lượng, một động lực để khuyến khích tất cả chúng ta hãy tự tin, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, tâm huyết để đưa những ý tưởng của mình trở thành công nghệ, trở thành sản phẩm, hàng hóa do chính người Việt Nam sáng tạo ra.
Hoạt động của khoa học công nghệ của Việt Nam đã có sự phát triển hơn so với thời kỳ trước. Thể hiện ở chỗ chúng ta có nhiều tổ chức khoa học công nghệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ở các cấp khác nhau từ Trung ương đến địa phương, từ đó hình thành nên các Viện hàn lâm, các Viện nghiên cứu chuyên ngành cho đến các Viện nghiên cứu ở các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất. Ngoài ra còn có các nghiên cứu tự phát của nhân dân.
Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay cũng được đào tạo khá đông đảo và bài bản so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng khoa học công nghệ Việt Nam vẫn còn phát triển rất chậm so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Lĩnh vực khoa học công nghệ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của kinh tế, xã hội đất nước.
Chúng ta chưa có được những công trình, những nghiên cứu khoa học công nghệ có tiếng để đăng ký bản quyền với thế giới. Số lượng công trình nghiên cứu đăng ký với thế giới vẫn còn ít và so với các nước khác trong khu vực thì còn quá thấp. So với 90 triệu dân thì càng thấp hơn và so với lực lượng nhân lực có bằng cấp, có học vị, học hàm cũng rất thấp.
Video đang HOT
Ngoài ra, chúng ta còn quá lãng phí chất xám và chưa thành công trong việc kêu gọi những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài – một lực lượng vốn rất hùng hậu. Chúng ta có quá ít những nhà khoa học hàng đầu tầm cỡ thế giới và khu vực so với thế kỷ trước. Đây là điều cần phải xem xét, đánh giá và lưu tâm.
Theo đánh giá của ông thì nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của ngành khoa học công nghệ Việt Nam vẫn còn chậm so với các nước khác?
Tôi nghĩ có 2 nguyên nhân chính. Xét về mặt khách quan là do cơ chế chính sách, luật pháp về khoa học công nghệ của chúng ta chưa tiếp cận được với thế giới, chưa khơi dậy được tiềm năng, ý chí, khả năng sáng tạo của các nhà khoa học và của toàn dân.
Ví dụ như cơ chế về tài chính, cơ chế về lựa chọn đội ngũ, cơ chế về tuyển chọn nhân tài hay sử dụng các công nghệ được phát minh ra chưa thực sự làm cho những người làm khoa học công nghệ có sự đam mê nghiên cứu.
Xét về mặt chủ quan, bản thân các nhà khoa học Việt Nam chưa mạnh dạn, táo bạo, chưa thực sự dành hết tâm huyết, trí tuệ của mình để phát triển ý tưởng khoa học, cho ra những sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng: Chỉ có phát triển thương hiệu nguồn, công nghệ lõi do Việt Nam phát minh hay phát triển để trở thành hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam, bản quyền Việt Nam thì lúc đó chúng ta mới có thể vươn lên được. Ảnh TL
Vậy trong thời gian tới đây chúng ta cần phải làm gì để phát triển hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ, thưa ông?
Đầu tiên chúng ta cần phải có một số đổi mới, triển khai những nghị quyết, quyết định, điều khoản của Luật Khoa học công nghệ sửa đổi, luật chuyển giao công nghệ hoặc là huy động, phát triển các loại quỹ phát triển khoa học công nghệ, sử dụng một cách có hiệu quả các loại quỹ này.
Thứ hai, chúng ta phải xem xét, định hướng, đặt đề bài cho các nhà khoa học, các tổ chức khoa học công nghệ. Những đề bài này cần phải trả lời cho đất nước tình hình hiện nay, kể cả về mặt tự nhiên, xã hội hay các lĩnh vực khác trong toàn xã hội.
Thứ ba, cần phải nói đến những giải pháp, biện pháp để tài chính thông thoáng hơn, mạnh dạn hơn, thậm chí là mạo hiểm hơn trong những nghiên cứu các vấn đề cấp bách của đất nước nhằm tạo ra sự thay đổi có tính đột phá, tạo nên sự phát triển của đất nước dựa trên nền tảng công nghệ mới.
Chỉ có phát triển thương hiệu nguồn, công nghệ lõi do Việt Nam phát minh hay phát triển để trở thành hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam, bản quyền Việt Nam thì lúc đó chúng ta mới có thể vươn lên được.
Cơ hội lúc nào cũng có cho sự phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, khi mà rất nhiều người dân Việt đang ưu tiên sử dụng hàng Việt thì là một lợi thế, cơ hội vàng để các sản phẩm công nghệ Việt Nam lên ngôi, đứng vững và thắng lợi trên chính thị trường của mình.
Nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5, ông muốn nhắn nhủ điều gì đến những người đang hoạt động trong lĩnh vực này?
Lần đầu tiên trong lịch sử những người quản lý, những người làm khoa học công nghệ có được một ngày riêng của mình. Tôi cho rằng đây chính là một nguồn năng lượng, một động lực để khuyến khích tất cả chúng ta hãy tự tin, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, tâm huyết để đưa những ý tưởng của mình trở thành công nghệ, trở thành sản phẩm, hàng hóa do chính người Việt Nam sáng tạo ra. Khi đó, chúng ta sẽ có quyền khẳng định rằng, Việt Nam là một trong những cường quốc của khu vực và trên thế giới bắt đầu từ khoa học công nghệ.
Xin cảm ơn ông!
Theo Một Thế Giới
Hai "ông lớn" Việt cùng làm máy bay không người lái
Cả Viettel và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đang nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái, sử dụng ngân sách nhà nước.
Máy bay không người lái do Viettel chế tạo. Ảnh nguồn ICT News
Trong lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vừa qua, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel vừa thông báo, họ đang nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái.
Đại tá Đỗ Văn Lập, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel cho biết, đề tài này được giao từ năm 2011 và chỉ một năm sau, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên do Viettel sản xuất đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam.
Không chỉ bay ở đồng bằng, máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt, mây mù, gió mạnh.
Định hướng sản phẩm khí cụ bay trước mắt của Viettel chính là sản xuất ra những chiếc máy bay quân sự không người lái tầm trung với thời gian bay từ 15 đến 24 giờ phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược, phát hiện cháy rừng...
Xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như vệ tinh địa tĩnh, máy bay không người lái tầm xa để nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Tuy nhiên, hồi tháng 5/2013, Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông-tin học (HTI), thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam cũng thử nghiệm thành công đề tài "Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học.
Trả lời BizLIVE về vấn đề này, PGS.TS. Đỗ Trường Thiện,Trưởng Ban ứng dụng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, hai nhiệm vụ trên không thuộc cùng một đề tài. Tuy nhiên ông Thiện chưa trả lời về việc có "trùng" nhau không.
Hiện nay, Bộ KH&CN đang tiến hành dự thảo các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật KH&CN. Trong đó yêu cầu các đơn vị phải báo cáo các đề tài cho bộ, để tránh trùng lặp, lãng phí ngân sách.
Theo BizLIVE
Bài viết về vi mạch TP.HCM đạt giải nhất báo chí KH&CN 2013 "Nhà sáng chế" của Đài truyền hình Việt Nam và "Chương trình vi mạch TP HCM: Đặt nền móng cho những giá trị mới " của báo Sài Gòn giải phóng là 2 tác phẩm đoạt giải nhất. Sáng 16/01, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (Trần Duy Hưng, Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng báo chí...