TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu bất ổn
Theo vị chuyên gia này, sự bất ổn của thị trường đến từ diễn biến tăng giá đột biến, cụ thể năm nay, mức giá tăng khoảng 30% so với năm ngoái và 50% so với năm 2019.
Sự bất ổn của thị trường
Chia sẻ tại một toạ đàm mới đây, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khẳng định: “ Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu bất ổn, bất ổn mạnh nhất là tăng giá”.
Vị chuyên gia này cho rằng, năm 2019, ở TP.HCM còn có những căn hộ giá 20 – 25 triệu đồng/m2 nhưng hiện nay không còn, rẻ nhất là khoảng 50 triệu đồng/m2.
Nguyên nhân của sự tăng giá này đến từ do vướng mắc chính sách, nguồn cung hạn chế, nhu cầu đầu tư tăng mạnh. Giá trị bất động sản trên thị trường đang được gia tăng bởi đầu tư công vì hạ tầng được đầu tư tốt, tạo kết nối các vùng kinh tế, liên vùng kinh tế, công nghệ, kinh doanh… đều sinh lợi. Những yếu tố đó tạo giá trị cho bất động sản.
Cũng theo ông Đính, khu vực nào tăng giá mạnh, sinh lời nhiều từ bất động sản, phát triển hạ tầng, kinh tế và đầu tư sẽ tạo ra giá trị. Đơn cử như khu vực Linh Đàm, Mỹ Đình, trước đây, đất nền chỉ có giá hơn 10 triệu đồng/m2 do đầu tư sơ sài nhưng hiện nay giá đã lên 200 triệu đồng/m2, tùy vị trí…
Đầu tư vào đâu để tìm kiếm lợi nhuận
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, với ông, kênh đầu tư hàng đầu bao giờ cũng là bất động sản. Bất động sản có các phân khúc bình dân, trung cấp và cao cấp thuộc nhiều loại hình bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản công nghiệp…
Vị chuyên gia này cho rằng, bất động sản nhà ở bao giờ cũng là phân khúc hấp dẫn. Khi quá trình đô thị hóa đang tăng nhanh thì nhu cầu nhà ở cũng gia tăng rất cao. Chỉ đến khi đa số người dân đều sống ở đô thị thì phân khúc bất động sản nhà ở mới có thể đi ngang.
Về phân khúc bất động sản công nghiệp, thường chỉ phù hợp nhà đầu tư lớn, nên với mức tài chính 3 – 5 tỷ thì kênh nhà ở vẫn là tối ưu.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất sau phân khúc nhà ở. Tuy nhiên, vị trí đẹp thuộc phân khúc này rất ít. Ngoài ra, bất động sản nghỉ dưỡng phải đáp ứng rất nhiều điều kiện, như giao thông, thời tiết, hạ tầng, nhất là yếu tố thuận lợi về thời tiết để có thể kinh doanh 4 mùa. Xét theo đó, tôi nhìn thấy tiềm năng ở Phú Quốc hay từ miền Trung trở vào, là những nơi có thể kinh doanh 4 mùa.
Vậy nên đổ tiền vào thị trường nào? Đó là một câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư quan tâm. TS. Đính đưa ra dẫn chứng rằng, cách đây 5 – 7 năm, Thanh Hóa, Bình Định chưa có gì nhưng tại sao bây giờ lại “sốt”? Vì có chủ trương quyết liệt đầu tư, có những “đại bàng”, “cá mập” vào “làm tổ”, tạo ra giá trị, tạo ra động lực lan tỏa, lôi kéo các nhà đầu tư thứ cấp, thứ phát… tạo ra sức đầu tư mạnh, thay đổi hẳn diện mạo địa phương.
Tại Thanh Hóa, có những khu vực trước đây 50 triệu đồng/ha nhưng bây giờ 50 triệu đồng/m2.
Hay như vùng Duyên hải Nam Bộ, Nam Trung Bộ, trước đây có Đà Nẵng thời sơ khai (năm 2010) giá hơn 10 triệu đồng/m2 ở khu vực cảng biển, nhưng bây giờ cả vùng Đà Nẵng đã phát triển, giá lên 300 triệu đồng. Đà Nẵng và Nha Trang đã bùng nổ, là cơ hội cho những tỉnh thành khác, vùng khác phát triển. Điển hình như Bình Thuận đã biết tận dụng nhanh kết nối không gian, thời gian… đề xuất xây sân bay, tận dụng đầu tư công thúc đẩy xây cao tốc, vùng tiếp giáp Đông Nam Bộ là vùng kinh tế lớn, cộng hưởng với đó.
Có nên mạo hiểm vay 2 tỷ ngân hàng mua chung cư 3 tỷ để chờ tăng giá?
Cái kết thảm khi chạy theo 'giấc mơ tỷ phú' nhờ bán đất
Từ nghèo khó bỗng thành tỷ phú sau khi bán đất, vài năm sau ông Kiên (thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) phải tha phương cầu thực, làm thuê trả nợ.
Hơn chục năm trước, xã Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) trải qua cơn "sốt đất" đầu tiên. Khi làn sóng này qua đi, hệ lụy nó để lại vẫn là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người đến tận bây giờ. Điển hình nhất là câu chuyện của ông Nguyễn Trung Kiên (ở thôn Chóng), người mà hàng chục năm trước nổi lên như một đại gia của xã khi thu được vài tỷ đồng tiền bán đất.
Xã Yên Bài, huyện Ba Vì được coi là "thủ phủ" sốt đất vùng ven Hà Nội bởi những mức giá khó tin. (Ảnh: Đức Thiện)
Theo lời kể lại của nhiều người, khi bán đất có tiền, ông Kiên trở nên hào sảng, những cuộc ăn chơi diễn ra đều đặn, bạn bè cũng nhiều lên và hiển nhiên ông luôn là "bao sạch" những cuộc ăn chơi này.
Ông Kiên khiến không ít người ngưỡng mộ, ghen tị vì không chỉ bán đất mà ông còn đầu tư tiền vào đất. Có vốn nhờ bán đất, ông Kiên cũng học đòi đi đầu tư để "ăn theo" cơn sốt đất mỗi ngày mỗi nóng. Ông dồn hết số tiền bán đất trước đó rồi vay thêm cả bên ngoài để đi mua đất ở Hòa Bình. Nhưng do chỉ là "tay ngang", không có kinh nghiệm, ông phải nhận trái đắng khi bị lừa mua đất với giá cắt cổ.
Lúc những khoản nợ đến hạn phải trả, ông Kiên phải bán tống bán tháo những lô đất tiền tỷ bên Hòa Bình với giá chỉ vài trăm triệu. Hết tiền, những người bạn từng ăn chơi với ông cũng không còn bên cạnh. Từ một "tỷ phú", ông Kiên lâm vào cảnh nợ nần, phải bán nốt những mảnh đất còn lại để trả nợ.
Giấc mơ tỷ phú đến nhanh và đi cũng nhanh, ông Kiên và vợ rời làng đi làm thuê kiếm sống, chỉ để lại một ngôi nhà nhỏ để hai người con trai thi thoảng đi về.
"Nghe đâu ông ấy làm lái xe đưa đón công nhân ở dưới Hà Nội. Căn nhà của ông ấy cũng mới nhờ tôi rao bán hộ rồi", một người dân bản địa nói khi thấy chúng tôi gặng hỏi về chủ của ngôi nhà khoảng 30m3 đang rao bán.
Dọc đường làng ngõ xóm của "thủ phủ sốt đất" Yên Bài, nhừng dòng chữ bán đất nguệch ngoạc, những biển bán bất động sản xuất hiện dày đặc. (Ảnh: Đức Thiện)
Không chỉ ở xã Yên Bài, tại vùng đất Đông Anh, chúng tôi cũng nghe thấy những câu chuyện tương tự. Huy, một tay "cò đất" ở xã Kim Chung (Đông Anh) thao thao bất tuyệt: " Các anh về đây tìm đất mà gặp em là gặp đúng người rồi. Em là thổ địa ở đây cả chục năm".
Sau đó Huy liên tục giới thiệu về những mảnh đất, trong số đó không ít mảnh là do chủ nhân cần phải bán gấp để gán nợ.
Huy kể, hồi năm 2018, một người đàn ông tên Lục buộc phải bán rẻ mảnh đất khoảng 200 m2. Giá ngày đó khoảng hơn 4 tỷ đồng nhưng ông Lục phải bán gấp để có tiền trả nợ với giá 3,8 tỷ đồng.
Theo Huy, nhà ông Lục vốn có rất nhiều đất và đã giàu lên nhờ đất từ cách đây khoảng chục năm, nhưng sau đó vì làm ăn thua lỗ và nghe đâu có dính đến chơi bời, cờ bạc nên tiền của cứ đội nón ra đi, sau này mới phải bán nốt mảnh đất vuông vức đó để gán nợ.
"Khách mua được mảnh đất đó bây giờ lãi to. Nếu em có tiền mà ôm mảnh đấy thì bây giờ cũng có trong tay 5 - 6 tỷ đồng", Huy tiếc nuối.
Huy cũng kể về nhiều người hiện không còn đất mà bán, trong khi tiền "vớ bẫm" từ những cơn sốt đất đã tiêu hết từ đời nào, giờ thậm chí còn ngập trong nợ nần, vì đất nông nghiệp còn đâu để mà làm ăn, trong khi chỉ có thể làm việc vặt để cầm cự.
Có lẽ chính vì những bài học "xương máu" này nên một số người dân trong những "thủ phủ" sốt đất ven Hà Nội hiện vẫn nhất quyết giữ đất hoặc nếu cần kíp lắm thì cũng chỉ cắt ra bán một phần vừa đủ để trang trải. Họ cho rằng những cơn "sốt đất" rồi sẽ nhanh chóng qua đi nhưng những cánh đồng trồng hoa, trồng rau xanh, hay những trang trại bò sữa vốn nuôi sống họ... sẽ không còn nữa, nếu không được giữ gìn.
Phát triển nhà ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Bài cuối: Cần sự đồng hành của doanh nghiệp Một nghị quyết gỡ được nhiều vấn đề nan giải cho chính quyền địa phương và "hợp lòng dân" nên được kỳ vọng sẽ triển khai thành công, khơi thông các nguồn lực, ách tắc để tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển. Tuy nhiên, một lực lượng quan trọng là doanh nghiệp hiện vẫn chưa thể tham gia đồng hành. Chung cư nhà...