TS Nguyễn Sĩ Dũng: Ủng hộ tội kinh tế nộp tiền thay tù
Việc tước bỏ quyền tự do, mạng sống của con người là vạn bất đắc dĩ. Quan điểm của cá nhân tôi là ủng hộ việc phạt tiền hơn là bỏ tù.
TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã đưa ra quan điểm của mình trước việc dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi theo hướng tăng hình phạt tiền – hạn chế hình phạt tù đối với tội phạm kinh tế.
Tuy nhiên TS Dũng cũng cho rằng: “phải nhìn nhận một thực tế, khi cho phép nộp tiền thay thế có thể tính răn đe sẽ ít hơn. Bởi khi đó có thể phát sinh một suy nghĩ mình cứ phạm tội đi, đằng nào cũng chỉ phải nộp tiền. Nếu không bắt được thì mình thoát, còn bắt được thì mình trả tiền”.
Phải cân nhắc
PV: Theo dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đang được hoàn thiện, liên quan đến tội phạm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế Ban Soạn thảo đang sửa theo hướng tăng hình phạt tiền – hạn chế hình phạt tù. Theo ông việc điều chỉnh này nhằm mục đích gì? Ông có thể phân tích kỹ hơn căn cứ vào đâu lại có điều chỉnh này?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Hiện nay chúng ta đang tiến đến một xã hội hội nhập và văn minh, dân chủ và nhân đạo hơn. Theo đó mọi định chế hướng đến bảo vệ quyền con người hơn. Đó là một xu thế hợp lý và nhân đạo.
Về mặt lý luận có thể thấy phạm tội và trừng phạt trước hết là để đảm bảo tính răn để những hành động như vậy không xảy ra nữa.
Vậy điều này có thể đạt được do phạt nặng đến mức buộc mất quyền tự do thì tính răn đe sẽ cao hơn hay không? Rõ ràng điều này rất đa nghĩa. Tức là cũng có hình phạt nặng, thậm chí tội phạm kinh tế còn có mức phải tước đoạt cuộc sống. Đó là lập luận hình phạt càng nặng thì tính răn đe càng cao.
Nhưng cái chính của pháp luật sinh ra không phải để trừng trị mà để hướng tới sự răn đe, ngăn chặn tội phạm xảy ra và bảo đảm trật tự của xã hội. Đồng thời bảo đảm các giá trị khác của xã hội cũng như là quyền của các chủ thể khác. Đó mới là mục đích chính.
Thành thử phạt nặng để tăng tính răn đe chỉ là một cách nhưng nếu nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ thấy phạt nặng không hẳn sẽ đạt được điều này. Chúng ta có thể nhìn nhận từ tội phạm ma túy. Pháp luật đã quy định phạt rất nặng và có thể tử hình nhưng thời gian qua có thể thấy vẫn không chấm dứt được những án về buôn ma túy.
Như vậy nếu dựa vào giả thuyết phạt nặng để tính răn đe cao thì thực tế thấy chưa hẳn là như vậy. Thế thì nhìn vào hiệu năng của pháp luật, phạt ở mức nhẹ hơn nhưng vi phạm là bị phạt ngay thì tính răn đe có khi lại cao hơn.
Việc phạt nặng cũng có thể sinh hậu quả. Khi nghiên cứu về hành vi của con người thấy, nếu đi trên đường vượt đèn đỏ bị phạt 200.000 đồng – 500.000 đồng/lần vi phạm. Mỗi lần vi phạm đều bị phạt thì đây là mức hợp lý và tính răn đe cao và việc nộp phạt sẽ xảy ra.
Video đang HOT
Còn nếu để có tình trạng bất hợp lý, ví dụ mức phạt là 5 triệu đồng thì sẽ xảy ra tình huống người ta có thể mua ông cảnh sát hoặc cưa đôi số tiền đó. Khi đó lại làm cho pháp luật bị nhờn.
Như vậy cũng như những gì liên quan đến con người, cái gì hợp lý và tính hiệu năng của pháp luật sẽ đạt được trên cơ sở hợp lý thì sẽ có hiệu quả cao hơn. Tôi muốn nhắc lại, sự hà khắc đôi khi không hẳn là có hiệu quả cao.
Đó là lý luận chung để hiểu tại sao việc phạt nói chung đối với các tội phạm là phải hợp lý và tính răn đe là do hiệu năng của pháp luật chứ không phải là sự hà khắc.
Trở lại với tội phạm kinh tế thì bao giờ nó cũng gắn với lợi ích kinh tế và tính răn đe của nó có thể đạt được là anh phạm tội kinh tế thì anh mất quyền tự do cũng là một cách. Nhưng có một cách khác là anh phạm tội kinh tế thì sẽ thiệt thòi hơn về kinh tế. Cách này có thể cũng có tính răn đe. Cách thứ hai này có vẻ nhân bản hơn.
Một điểm nữa là nếu cho phép nộp tiền thay án tù thì người đó có điều kiện tiếp tục cống hiến để làm ra các giá trị kinh tế.
PV: Trên thực tế từ trước tới nay những vụ tham nhũng lớn thường xảy ra ở những người có chức vụ cao trong bộ máy công quyền. Nhưng nếu xét theo thu nhập, ngạch lương của Việt Nam thì mức cao nhất cũng chỉ 14-15 triệu đồng. Vậy với những sai phạm nhiều tỉ đồng vấn đề nguồn tiền sẽ được đặt ra như thế nào? Có thể xảy ra tình huống tội phạm dùng chính tiền tham nhũng, trục lợi được để nộp phạt. Vậy nguồn tiền này liệu có cần xác minh nguồn gốc, thưa ông? Làm thế nào để không xảy ra tình huống này?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Rõ ràng việc truy xét nguồn tiền hợp pháp không chỉ với tiền nộp phạt mà nên áp dụng trong mọi chuyện.
Ví dụ tiền mua nhà cũng phải truy xét nguồn tiền xem có hợp pháp không. Những giao dịch tiền lớn đều phải xem xét. Đó là điều đương nhiên.
TS Nguyễn Sĩ Dũng: “Nếu cho phép nộp tiền thay án tù thì người đó có điều kiện tiếp tục cống hiến để làm ra các giá trị kinh tế”.Nguy cơ khuyến khích tham nhũng
PV: Tội phạm kinh tế thời gian qua diễn ra trên diện rộng, từ các dự án công đến nguồn ODA. Trên nhiều diễn đàn, các lãnh đạo có thẩm quyền đều cho rằng tội phạm kinh tế đang diễn ra rất nghiêm trọng, đối tượng phạm tội có trình độ cao, quan hệ rộng, liên kết với nhau hình thành các nhóm lợi ích tìm mọi kẽ hở pháp luật để phạm tội. Trong khi đó những vụ việc phát hiện được chưa nhiều. Ông có cho rằng điều này sẽ càng phức tạp hơn khi cho nộp tiền thay thế tù sẽ làm phát sinh thêm tội phạm tham nhũng vì sẽ có trường hợp chấp nhận &’hy sinh đời bố củng cố đời con’?. Phương pháp này liệu có đủ sức răn đe?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Nếu nói phạt tiền để các chế tài của luật có tính răn đe thì mức phải cao hơn có thể gấp đôi, gấp ba hay bao nhiêu thì phải hợp lý. Còn thấp hơn thì không có ý nghĩa.
Việc tước bỏ quyền tự do, mạng sống của con người là vạn bất đắc dĩ. Nên quan điểm của cá nhân tôi là ủng hộ việc phạt tiền hơn là bỏ tù bởi khi đó nhà nước sẽ bớt phải chi phí cho những khoản xây nhà tù, nuôi bộ máy xây nhà tù, cung cấp các nguồn lực khác.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế, khi cho phép nộp tiền thay thế có thể tính răn đe sẽ ít hơn. Bởi khi đó có thể phát sinh một suy nghĩ mình cứ phạm tội đi, đằng nào cũng chỉ phải nộp tiền. Nếu không bắt được thì mình thoát, còn bắt được thì mình trả tiền.
Đó là vấn đề phải suy nghĩ bởi tính răn đe lúc này bị giảm tương đối. Vậy cái gì đúng, cái gì không đúng ở đây? Tôi cho rằng không có cái gì là tuyệt đối. Cho nên phải căn cứ trên nền tảng của xã hội mình như thế nào thì khi đó mình mới có thể nói cái gì đúng, cái gì không đúng.
Tức là khi một xã hội đạt đến trình độ lương tâm của con người ở mức cao thì rõ ràng là chúng ta nên áp dụng phạt tiền.
Còn ở xã hội con người lươn lẹo, mọi giá trị bị đảo lộn quá nhiều thì cũng phải cân nhắc. Trong trường hợp như vậy thì tôi nghĩ rằng để có lựa chọn tốt nhất thì cần có một cuộc điều tra xem lương tâm của xã hội mình đang mức nào.
Còn việc lo ngại pháp luật có kẽ hở, việc phát hiện còn ít… thì việc cho phạt tiền có thể làm phát sinh thêm tội phạm cũng chưa hẳn là như vậy. Bởi ở đây thì phạt tiền hay bỏ tù cũng như thế thôi.
PV: Vì tham nhũng thường theo dây nên hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra tình trạng họ nộp phạt thay 1 người. Vậy tình huống này được tính toán như thế nào, thưa ông?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Việc lo ngại sẽ có một người đứng ra nhận tội thay, nộp tiền phạt thay cho người khác là không có cơ sở. Bởi nếu không truy ra được tội của những người khác mà vẫn gọi là &’dây’ thì cũng không thể kết luận người ra có tội.
Ở đây chúng ta phải theo nguyên tắc nếu cơ quan thực thi pháp luật không tìm ra được chứng cứ người ta phạm tội thì đương nhiên người ta vô tội. Còn bây giờ có thể nghi ngờ người này, người kia có liên quan đến việc tham nhũng, là tội phạm mà không chỉ ra được căn cứ phạm tội là không được.
Còn chứng minh được thì ở mức độ nào sẽ được xử theo mức đó.
PV: Có ý kiến cho rằng để tội phạm kinh tế có cơ hội thực hiện được mục đích của mình cũng là một vấn đề đặt ra cho cả những người giám sát vì tội phạm kinh tế sẽ ít xảy ra nếu hệ thống giám sát hoạt động hiệu quả. Điều này sẽ được đặt ra như thế nào khi sửa đổi luật chấp nhận cho người phạm tội nộp tiền thưa ông?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Như tôi đã phân tích việc tội phạm nhiều hay ít không thể đổ lỗi cho việc phạt tiền hay phạt tù mà là do khả năng của cơ quan điều tra, cơ chế phát hiện tham nhũng.
Nhưng có thể thấy rằng rất có thể việc cho phạt tiền rất có thể sẽ khuyến khích phạm tội tham nhũng vì thấy mức này nhẹ, tâm lý cho rằng phạm tội 10 lần chỉ phạt hiện có một lần vậy 9 lần kia vẫn là còn thừa.
Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là việc xử lý phải hiệu quả và xem tính nhân đạo xã hội phát triển đến đâu. Điều này cho thấy phải cân nhắc kỹ hơn các khía cạnh.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!
Theo Đất Việt
Trung Quốc nhờ phương Tây giúp truy tìm tội phạm kinh tế
Trước tình trạng các quan chức trốn ra nước ngoài với hàng trăm tỷ USD bất hợp pháp mang theo trong những năm qua, Trung Quốc đang tìm cách đề nghị phương Tây phối hợp nhằm giúp giải quyết vấn đề này.
Cảnh sát Trung Quốc dẫn độ một tội phạm kinh tế từ nước ngoài về nước (Ảnh: ChinaDaily)
Theo thông báo được đưa ra vào ngày 26/11 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh mong muốn Trung Quốc và Mỹ sẽ sớm ký kết được một thỏa thuận về dẫn độ tội phạm. Qua đó, Washington sẽ hỗ trợ Bắc Kinh trong việc truy tìm các quan chức Trung Quốc thu nhập bất chính đã bỏ trốn sang Mỹ.
Quan chức Trung Quốc cho biết hiện các nước phương Tây như Mỹ, Canada và Úc chưa sẵn sàng ký kết thỏa thuận dẫn độ tội phạm với Trung Quốc do vẫn tồn tại những quan điểm khác biệt.
Theo số liệu điều tra, từ giữa những năm 1990 đến nay, có khoảng 18.000 quan chức và lãnh đạo các công ty nhà nước của Trung Quốc phạm tội tham nhũng và nhận hối lộ, sau đó bỏ trốn sang nước ngoài, chủ yếu là Mỹ và Canada, với số tài sản bất hợp pháp lên tới 135 tỷ USD.
Những khác biệt trong hệ thống chính trị và xã hội giữa Trung Quốc và các nước phương Tây đã gây khó khăn cho việc ký kết thỏa thuận dẫn độ tội phạm. Tính đến nay, chỉ có hai tội phạm kinh tế bỏ trốn sang Mỹ được đưa về Trung Quốc xét xử. Bắc Kinh cũng đã phải mất tới 12 năm để đưa một tội phạm buôn lậu bỏ trốn sang Canada về nước xét xử.
Ngọc Anh
Theo dantri
Trung Quốc bắt giữ 102 tội phạm kinh tế trốn ra nước ngoài Hãng Tân Hoa xã đưa tin, Công an Trung Quốc đã dẫn độ 4 tội phạm kinh tế nghiêm trọng của nước này từ Thủ đô Bangkok (Thái Lan) về nước vào chiều 27-9. Trong số những đối tượng này, một đối tượng đã trốn ra nước ngoài được 10 năm, một đối tượng làm giả hợp đồng kinh tế "ôm" theo 67...