TS. Nguyễn Đức Kiên: Tín dụng NN CNC đột phá giúp nông dân ra thị trường
Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao là ưu tiên cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả nguồn lực hạn hẹp của đất nước nhưng đồng thời tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nông dân.
Ảnh minh họa
Tin vui với những người nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khi Chính phủ quyết định dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là một quyết sách rất mạnh mẽ và thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc chuyển đổi từ một nền nông nghiệp sản xuất theo phương thức tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp đáp ứng được nền công nghệ cao của thị trường quốc tế.
60 triệu đồng với nông dân là số vốn lớn
Qua quá trình khảo sát thực trạng nông nghiệp Việt Nam trong năm 2015 trên chính sách giám sát xây dụng nông thôn mới đã phát hiện ra nhiều mô hình nông dân sản xuất với các quy trình mới, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, như việc trồng cam ở Cao Phong Hoà Bình hay cam ở Sơn La.
Vẫn là những giống cam cũ nhưng khi được tập trung trồng trên những diện tích lớn từ 5 đến 8 héc-ta, trên vùng đối núi và áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt theo kiểu Isarel, nhờ đó giảm được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chống sâu bệnh, giảm được chi phí hút nước ngầm để tưới theo phương thức cũ.
Trong lúc giá trị đầu tư chia cho bình quân từng hec-ta là rất thấp. Ở một mô hình ở huyện cao phong với hơn 7 héc-ta trồng cam chi phí để áp dụng tưới nhỏ giọt cho đầu tư hệ thống vào khoảng 60 triệu tiền ban đầu, chỉ trong năm đầu tiên của thu hoạch cam đã trả hết chi phí vay ngân hàng.
Như vậy chúng ta cần phải có một cách hiểu mới về cái gọi là “nông nghiệp công nghiệp cao”. Ở đây chúng ta cần hiểu là việc áp dụng các thành tựu đã được các nước thực hiện từ nhiều năm nay trên thế giới vào sản xuất tại Việt Nam. Chúng ta phải quan tâm tới điều kiện để triển khai áp dụng được công nghệ này vào Việt Nam, đó là: nguồn vốn, nguồn nhân lực và hướng dẫn áp dụng công nghệ. Trong 3 yếu tố vừa nêu thì việc đảm bảo nguồn vốn với hạn điền sử dụng ruộng đất (trên nền luật đất đai hiện nay) có yếu tố quyết định.
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại hoặc sản xuất công nghiệp ở thành phố, 60 triệu đồng có thể là số vốn nhỏ nhưng với người nông dân số vốn 60 triệu đó là tài sản lớn. Vì vậy việc Chính phủ quyết định hỗ trợ ở khâu đầu tiên là bước đột phá quan trọng. Việc triển khai khâu hỗ trợ đột phá này cần phải xuất phát từ những bài học đã được rút ra trong quá trình triển khai các gói hỗ trợ khác. Việc hỗ trợ phải gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là nông nghiệp, tài nguyên môi trường và khoa học công nghệ trong việc đánh giá các công nghệ, các phương thức sản xuất hấp dẫn cho người nông dân.
Video đang HOT
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tín dụng là huy động nguồn vốn từ xã hội, dựa trên hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực ngành hàng của sản xuất nông nghiệp mà thẩm tra, xác định vốn vay cho các dự án của người nông dân.
Lãi suất cho vay của gói này về nguyên tắc phải theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, nhà nướcc không trực tiếp hỗ trợ giảm lãi suất của các tổ chức tín dụng mà chỉ thông qua việc định hướng các công nghệ sử dụng sẽ được ưu đãi theo luật về áp dụng khoa học công nghệ mới, luật bảo vệ môi trường nguồn nước và các luật khuyến khích khác. Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm thẩm định các dự án của người nông dân và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.
Trên cơ sở báo cáo tổng mức tín dụng cho vay trong những ngành nông nghiệp đã áp dụng công nghệ thân thiện môi trường theo hướng dẫn của nhà nước, của cơ quan quản lý nhà nước, nhà nước có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong tổng vốn tín dúng đã phát hành cho vay theo gói này. Nếu thực hiện được như vậy, chúng ta đã thực hiện được chính sách hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, tránh tình trạng hỗ trợ đầu vào, không gắn được trách nhiệm của tổ chức tín dụng với các khoản vay và không ảnh hưởng tới mức lợi nhuận của các tổ chức tín dụng với tư cách là một công ty cổ phẩn.
Ưu tiên nguồn lực và bảo vệ quyền lợi nông dân
Tâm lý của người nông dân gắn cả cuộc đời với mảnh ruộng. Vì vậy, nôn nóng áp dụng các biện pháp cưỡng chế thông qua mua, thu hồi đất của người nông dân đối với mảnh ruộng mà người ta đã được chia sau cuộc cải cách ruộng đất hoặc người ta đã được chia theo Nghị quyết 10 về khoán sản phẩm nông nghiệp là điều tiềm ẩn tạo ra bất ổn trong xã hội. Chính vì vậy, cần phải áp dụng nhiều mô hình trong việc huy động quỹ đất để phục vụ phát triển sản xuất lớn trong nông nghiệp.
Nông nghiệp công nghệ cao đang thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước đến các doanh nghiệp nước ngoài
Có thể coi như phần đất của người nông dân là 1 cổ phần để góp vào công ty cổ phần trong đó phần đất của người nông dân góp được tính bằng giá trị 30% vốn của doanh nghiệp, tương tự như giai đoạn những năm 1990, 2000 khi chúng ta cho các doanh nghiệp nhà nước góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liên kết, liên doanh với các công ty nước ngoài để hình thành các xí nghiệp liên doanh trong thời kỳ đầu đổi mới. Việc có những khách sạn như Melia, như Hà Nội Tower hay khách sạn 5 sao khác ở Thành phố Hồ Chí Minh là minh chứng cho điều đó. Vấn đề ở đây là cơ quan quản lý nhà nước phải là người đứng sau hỗ trợ người nông dân trong quá trình liên kết với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.
Hoặc chúng ta có thể tổ chức mô hình doanh nghiệp dịch vụ công ích, tiến hành ký hợp đồng về sử dụng ruộng đất của người nông dân để hình thành những cánh đồng lớn sau đó cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thuê. Trong giai đoạn đầu khi người nông dân mới bắt đầu tham gia vào nền kinh tế thị trường, với tư cách là 1 đối tác bình đẳng với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao hoặc tổ chức mô hình doanh nghiệp dịch vụ công ích tiến hành ký hợp đồng về sử dụng ruộng đất của người nông dân để hình thành những cánh đồng lớn sau đó cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thuê.
Có thể nói rằng quan điểm chủ đạo của áp dụng nông nghiệp công nghệ cao là ưu tiên cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả nguồn lực hạn hẹp của đất nước nhưng đồng thời tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nông dân đã được hình thành nhờ kết quả của cuộc cách mạng.
Chỉ có thực hiện được hài hoà cả 2 mục tiêu nói trên thì chúng ta mới có thể áp dụng thành công nông nghiệp công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao theo một trong các mô hình nêu trên, chúng ta có điều kiện đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn tín dụng trong gói 100.000 tỉ thật sự có hiệu quả, đảm bảo hào hoà lợi ích của người gửi tiền, gắn trách nhiệm của các tổ chức tín dụng cho vay với việc hỗ trợ người nông dân gia nhập thị trường.
Theo Danviet
Chỉ có Trung Quốc thu mua, trồng nhiều lúa nếp dễ "chết"
Trước tình trạng nông dân một số nơi vùng ĐBSCLđang đẩy mạnh xuống giống lúa nếp, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con không nên mở rộng diện tích trồng nếp để tránh tình trạng "cung vượt cầu". Thực tế là so với cùng kỳ năm 2016, giá nếp hiện đã giảm đáng kể.
Diện tích, sản lượng tăng ồ ạt
Do nhu cầu tiêu thụ nếp cao, giá tăng liên tục nên thời gian qua, nhiều người dân ở ĐBSCL đã chuyển từ trồng lúa thường sang trồng lúa nếp, khiến diện tích nếp tăng lên đột biến. Các địa phương có diện tích trồng nếp tăng cao là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang...
Nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang bị đổ ngã khi thu hoạch.Ảnh: H.X
Ông Từ Bá Đạt - Tổ trưởng Tổ hợp tác nông nghiệp Thạnh Mỹ Tây (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cho biết, người dân trong tổ đang sản xuất khoảng 20ha nếp, còn toàn xã thì có khoảng 100ha. Ông Đạt cũng thừa nhận, nông dân ở địa phương chủ yếu trồng nếp theo phong trào chứ chưa tính đến yếu tố "cung - cầu", việc sản xuất cũng theo tập quán là chính.
Còn ở huyện Phú Tân (thuộc tỉnh An Giang), sau nhiều năm phát triển, lúa nếp đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện, với tổng diện tích khoảng 20.000ha.
Liên quan đến diện tích, sản lượng xuất khẩu lúa nếp tăng mà ông Huỳnh Thế Năng thông tin, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đề nghị các địa phương lưu ý, không nên lơ là. "Trước thông tin VFA nói về lúa nếp, các địa phương nên có rà soát, thống kê cụ thể, không nên cho phát triển ồ ạt dẫn tới khó kiểm soát. Chúng ta không nên phát triển sản phẩm khi quá phụ thuộc vào một vài thị trường vì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro" - Thứ trưởng nói.
Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, hiện nay tỉnh này có khoảng 11.000ha trồng nếp, tập trung ở các huyện Giang Thành và Kiên Lương. "Những năm trước, diện tích trồng nếp của tỉnh rất ít nhưng vài năm trở lại đây đã tăng lên nhanh chóng. Vụ đông xuân vừa rồi, diện tích nếp đã tăng đến 11.000ha, còn vụ hè thu này, tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng con số có thể tương đương vụ đông xuân" - ông Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Kiên Giang nói.
Ông Nhựt phân tích: "Sở dĩ diện tích trồng nếp tăng là do có thị trường tiêu thụ, nhất là phía Trung Quốc. Có thời điểm, giá lúa nếp tăng cao hơn giá lúa thường khoảng 1,2 lần".
Còn ở huyện Tân Hồng (tỉnh Đồng Tháp), vụ hè thu này, toàn huyện đã xuống giống trên 20.000ha lúa thường và lúa nếp, trong đó diện tích lúa nếp chiếm khoảng 50%. Tương tự, theo ông Phan Công Chính - Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Bình (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), vài năm trước đây trong xã chỉ có khoảng 30% hộ nông dân trồng nếp, song đến nay diện tích trồng nếp đã chiếm trên 95%.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sản lượng nếp xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng lên "chóng mặt". Cụ thể, năm 2015, sản lượng nếp xuất khẩu đạt khoảng 500.000 tấn nhưng đến năm 2016, sản lượng tăng lên khoảng 1 triệu tấn. Dự kiến, cả năm 2017, diện tích gieo trồng nếp có thể lên đến 356.000ha và sản lượng xuất khẩu khoảng 1,2-1,3 triệu tấn (tăng 20-30% so với năm 2016).
Cảnh báo nhiều rủi ro
Theo ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng, rất ít diện tích nếp có hợp đồng liên kết bao tiêu với công ty. "Phần lớn là bán qua tay thương lái" - ông Hồ Văn Lý - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Hồng thông tin.
Ông Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Kiên Giang thì cho rằng trồng nếp hiện nay có thể sẽ gặp nhiều rủi ro, do dựa vào thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc, hơn nữa cây nếp thường dễ dàng bị côn trùng và dịch bệnh tấn công hơn so với cây lúa thường. Vì vậy, vùng nào không có doanh nghiệp bao tiêu nếp, người dân không nên sản xuất, tránh tình trạng dư thừa.
Theo báo cáo sơ kết sản xuất lúa hè thu năm 2017 vùng Nam Bộ của Cục Trồng trọt, cơ cấu giống lúa vẫn tuân thủ theo khuyến cáo, riêng nhóm nếp có tăng hơn cùng kỳ. Nhiều người dân trồng nếp ở ĐBSCL chia sẻ, họ rất cần cơ quan chức năng và chính quyền địa phương quy hoạch cụ thể vùng nào được trồng nếp, vùng nào không được trồng. "Chúng tôi cần có những cảnh báo về sản lượng, khả năng tiêu thụ, sản xuất bao nhiêu là đủ, bao nhiêu là sẽ dư thừa..." - ông Từ Bá Đạt chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên NTNN bên lề Hội nghị "Sơ kết sản xuất vụ hè thu và triển khai vụ thu đông, vụ mùa vùng Nam Bộ năm 2017" vừa được Bộ NNPTNT tổ chức tại TP.Cần Thơ, ông Huỳnh Thế Năng - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá nếp hiện đã giảm so với trước đây. Vì vậy, người dân trồng nếp phải lưu ý, hết sức cẩn trọng khi trồng loại lúa này. n
Còn theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, hiện nay giá nếp được thương lái thu mua tại ruộng với giá dưới 5.000 đồng/kg, giảm gần 1.000 đồng/kg so với cùng kì năm 2016. Trong khi đó, giá các giống lúa thường vẫn tăng (từ 5.200 đồng/kg trở lên) và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo Danviet
38.500 DN than tìm vốn làm nông nghiệp khó như "hái sao" Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam của Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017 tổ chức chiều nay (27.6) tại Hà Nội. Ông Cao Đức Phát - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại...