TS Nguyễn Bách: Âm nhạc hay làm nên người tốt
TS Nguyễn Bách cùng với người vợ Nguyễn Thanh Tú, giảng viên piano, mở trường nhạc B.A.C.H tại Sài Gòn. Sau sáu năm hoạt động đã có hơn 300 học viên theo học với nhiều môn học khác nhau, đặc biệt là môn văn hoá âm nhạc, với mục tiêu đào tạo toàn diện cho một học sinh trường nhạc.
Con đường đi vào âm nhạc của ông như thế nào?
Thật ra, sau 1975, tôi học ngành cơ khí năng lượng ở Thủ Đức, đến năm thứ 3 thì nghỉ vì kinh tế khó khăn mà thấy đây cũng không phải ngành học mình cần nên đi tìm việc làm. Năm 1987, tôi đi Nga làm phiên dịch cho liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam, sau đó từ Nga, tôi đi Ba Lan, qua Tiệp, rồi sang Đức tự học tự làm. Ban đầu tôi học tiếng Đức hai năm, dù đã nói lưu loát tiếng Anh. Đến năm thứ 3, tôi đăng ký học ngành âm nhạc điện toán, sau về dạy cho phòng thu nhạc viện. Sở dĩ tôi chọn ngành này là vì từ nhỏ tôi đã tham gia ca đoàn, sau đó thì chơi nhạc và luôn nghĩ cách làm sao thu nhạc cho nhà thờ. Vừa làm vừa học, vừa thực hành, lăn lộn khắp các phòng thu.
“Tôi nghĩ các thầy cô chỉ biết dạy trò đánh nốt thôi chưa đủ, cảm thụ âm nhạc mới là điều chính yếu để dẫn người nghe vào trong âm nhạc của nghệ sĩ.” – TS Nguyễn Bách.
Khi về Việt Nam, tôi gặp thầy Hoàng Cương, giám đốc nhạc viện cũng từng học ở Đức về, tôi làm trợ lý cho thầy sáu năm và lúc đó tôi học thêm bốn năm sáng tác chỉ huy và tiếp tục học lên đến tiến sĩ ngành âm nhạc học. Tôi vừa đi làm, vừa đi học, vừa đi dạy. Tôi tham gia nhạc viện từ 1999 – 2009, dạy môn lịch sử âm nhạc, môn chỉ huy hợp xướng cho khoa lý luận sáng tác chỉ huy, và tôi dạy môn phát âm tiếng Ý trong âm nhạc cho khoa thanh nhạc, vì học thanh nhạc phải học opera, tiếng Ý.
Những trải nghiệm cuộc đời nhiều biến động và thay đổi có lẽ đã giúp anh ngày càng xác tín con đường mình đã chọn?
Video đang HOT
Có hai lần thay đổi cuộc đời và quyết định luôn những gì tôi đang có. Đó là lần tôi quyết định đi ngoại quốc để lấy quốc tịch của một nước nào đó rồi mới trở về Việt Nam. Mấy năm trời đi bộ xuyên rừng ở các nước từ Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc rồi mới đến Đông Đức. Tại đây tôi quyết tâm làm lại từ đầu. Theo luật của Đức, một người nhập cư sau bảy năm sáu tháng làm việc trong một công ty hay cơ quan nào liên tục thì sẽ nhập quốc tịch. Tôi đã miệt mài làm việc suốt bảy năm, chỉ còn sáu tháng thì mẹ tôi bệnh nặng, tôi phải về. Lúc bấy giờ nếu mẹ mất thì đó là ý Chúa, nhưng các em nói: “Tuỳ anh quyết định”, tôi giằng xé ghê gớm, nhưng cũng vì một thân một mình nên tôi quyết định rất nhanh chứ không phụ thuộc vào ai.
Đồng nghiệp ở Đức rất ngạc nhiên nhưng nghe hoàn cảnh của tôi họ đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi về Việt Nam. Thời điểm đó tôi làm việc cho chính quyền tiểu bang, quản lý các trại tị nạn, nhân viên ngạch 3. Khi tôi quyết định về, họ đưa cho tôi một “hạnh kiểm” kiểu sơ yếu lý lịch tốt để có thể làm bất kỳ một công ty Đức nào đang hoạt động ở Việt Nam. Về Việt Nam, vừa chăm mẹ vừa đi xin việc lại tiếp tục hoạt động trong ban thánh nhạc. Tôi nghe các anh chị em trong đó nói: “Ước gì ban thánh nhạc của mình có người ở nhạc viện thì hai bên mới hiểu nhau”. Tôi nghĩ tại sao không? Và đó là quyết định thứ hai của tôi gắn với âm nhạc đến bây giờ.
Một giảng viên âm nhạc, theo anh, không chỉ biết lĩnh vực chuyên môn, mà còn phải là một người luôn tiếp cận với đời sống đang chuyển động rất nhanh?
Cái gắn bó với tôi trong âm nhạc chính là giáo dục vì ba và ông nội tôi cũng là nhà giáo. Có câu nói nổi tiếng của Thánh J.B. de La Salle: “Trong giáo dục, lòng tôn trọng, phải chiếm đoạt mà có”. Cái trở ngại lớn nhất cho giáo dục Việt Nam, thầy cô cứ cho rằng học sinh phải tôn trọng họ nhưng không bao giờ nghĩ ngược lại, mình phải làm gì để học sinh tôn trọng. Trở ngại lớn thứ hai: luôn phải học lẫn nhau. Giới trẻ bây giờ có nhiều cơ hội để học hỏi và kiểm chứng, nên họ có thể biết thầy cô nói đúng hay sai. Nhưng thầy cô nghĩ rằng mình làm thầy nên không cần học nữa, vì vậy mà luôn áp chế học trò theo những ý chí của họ.
Có nhiều người chơi nhạc mà thiếu kiến thức về văn hoá âm nhạc đến giật mình. Một ví dụ, nếu mình biết cuộc đời của nghệ sĩ mình sẽ hiểu hơn về âm nhạc của người ấy. Một phó khoa piano, mời tôi đi nghe hai học trò của cô chơi. Một cậu đánh nửa đầu chương trình là nhạc Beethoven và cô gái kia chơi nửa cuối nhạc của Chopin. Tôi nói, hai em đều đánh, nhưng em chơi Chopin lại đánh như Beethoven còn em kia thì ngược lại. Tôi nghĩ các thầy cô chỉ biết dạy trò đánh nốt thôi chưa đủ, cảm thụ âm nhạc mới là điều chính yếu để dẫn người nghe vào trong âm nhạc của nghệ sĩ.
Vì đâu anh mở ngôi trường nhạc riêng?
Tôi nghĩ các thầy cô chỉ biết dạy trò đánh nốt thôi chưa đủ, cảm thụ âm nhạc mới là điều chính yếu để dẫn người nghe vào trong âm nhạc của nghệ sĩ.
Trường B.A.C.H được thành lập năm 2010. Trong nhạc viện vì ràng buộc về cơ chế nên tôi không làm được giáo dục theo triết lý của mình thì tôi ra làm trường riêng. Lúc ban đầu tất cả là nhờ Thanh Tú, học sinh chỉ có 40 em chủ yếu là học piano. Hiện nay trường đã trên 300 học sinh, có 12 bộ môn: piano, violon, guitar, thanh nhạc, hoà âm, phối khí… và truyền bá âm nhạc dân gian. Cuối mỗi kỳ thi cuối khoá, các em đều trình bày năm tác phẩm, trong đó phải có một tác phẩm âm nhạc Việt Nam. Thú vị ở chỗ, khi đưa các em đi chơi ở nước ngoài thì nhạc Việt Nam được ủng hộ nhiều nhất. Mục tiêu của trường đặt ra là: đào tạo cho các em toàn diện hiểu biết về âm nhạc. Vì thế tôi thành lập hội phụ huynh và khuyến khích phụ huynh (học miễn phí) khi đi học với các cháu. Hiện trường tôi nhận bé nhỏ nhất là ba tuổi rưỡi và học sinh lớn nhất hiện nay 64 tuổi, Bùi Thế Cường. Ông muốn cho con học đàn, vợ không đồng ý. Nhưng ông quyết tâm mua cây đàn piano về cho con học được hai tháng thì cháu nghỉ, bà vợ cằn nhằn nên ông đi học luôn. Câu châm ngôn của trường tôi là: Âm nhạc hay làm nên người tốt.
Tôi cũng từng nghe nói anh còn mở khoá học “Thưởng thức âm nhạc” cho các phóng viên lĩnh vực này?
Tôi đang viết cuốn sách Thưởng thức âm nhạc có tính phổ cập. Trong lúc viết, có nhiều phát hiện thú vị. Tỷ dụ như lâu nay ai cũng nghĩ Những bài ca không lời của Felix Mendelssohn, nhưng thật ra có hai Mendelssohn, một người em và một người chị, mà bài đó người chị viết hết một nửa, nhưng thế kỷ 17, phụ nữ không được xuất hiện cho nên chỉ để tên người em. Sau này người ta tìm ra và đã chỉnh lại cho đầy đủ.
Theo Ngân Hà thực hiện ( Thế Giới Tiếp Thị)
Gia đình Anh phát hiện kho vàng giấu trong piano hơn 100 năm
Một gia đình ở Anh phát hiện số vàng được cất giấu bên trong chiếc piano cổ có thể đã hơn 100 năm.
Số vàng được cho là đã nằm trong chiếc piano hơn 100 năm. Ảnh: BBC
Những chủ nhân của chiếc piano ở hạt Shropshire tìm thấy những đồ vật bằng vàng sau khi lật ngược nó để sửa dây đàn trước dịp Giáng sinh, BBC hôm qua đưa tin. Họ đã rất kinh ngạc và ngay lập tức đưa nó đến bảo tàng để thẩm định.
Các chuyên gia phỏng đoán số vàng có thể được những chủ nhân trước đó cố tình cất giấu trong chiếc piano cách đây hơn 100 năm, dù tuổi thọ của chúng có thể cao hơn.
Theo chuyên gia Bảo tàng Anh Peter Reavill, ông chưa bao giờ nhìn thấy những thứ đồ cổ như trên. Đây có thể được xem là một kho báu và họ cần phải tìm ra chủ nhân hoặc người thừa kế của số tài sản trên.
Tòa án địa phương đã mở một cuộc thẩm tra về vụ việc.
Điều tra ban đầu cho thấy chiếc đàn là sản phẩm của một hãng sản xuất ở London, được bán cho một cửa hàng nhạc cụ tại hạt Essex vào năm 1906. Sau đó, không có tài liệu nào ghi chép về lịch sử của nó. Đến năm 1983, nó được một gia đình trong vùng mua lại trước khi họ chuyển tới Shropshire sinh sống.
Anh Ngọc
Theo VNE
Phó An My đối thoại piano với chèo cổ "Gió" là cuộc trình diễn đối thoại giữa piano và chèo cổ lấy cảm hứng từ vở "Quan Âm Thị Kính" do nghệ sĩ piano Phó An My và nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên thực hiện. Gió là chương trình tiếp nối mạch tư duy âm nhạc đối thoại của Phó An My sau thành công của các tác phẩm Bóng (2011) và...