TS Lê Xuân Sang: Formosa được nuông chiều quá mức

Theo dõi VGT trên

Theo TS Lê Xuân Sang, Formosa được nuông chiều quá mức là minh chứng cho việc các doanh nghiệp FDI được hưởng quá nhiều ưu đãi.

Đó là chia sẻ của TS Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam với Đất Việt trước thông tin Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho Formosa Hà Tĩnh gần đây. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

PV: – Trong báo cáo vừa trình Bộ tài chính, Tổng cục Thuế cho biết, từ năm 2014 đến tháng 5/2016, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho Formosa Hà Tĩnh 13.483,4 tỷ đồng (trong đó có 1.459,4 tỷ đồng ghi thu ngân sách, ghi chi hoàn thuế).Bên cạnh đó, công ty này cũng nhận được nhận hàng loạt ưu đãi khác sau sự kiện xô xát xảy ra ngày 13/5/2014.

Ông bình luận như thế nào về sự kiên trên? Theo ông, đây có phải là minh chứng cho việc các doanh nghiệp FDI được hưởng quá nhiều ưu đãi?

TS Lê Xuân Sang: – Như ta đã biết, Formosa là một trường hợp hiếm có. Ngành thép tuy không phải là ngành được khuyến khích (luyện thép là ngành công nghệ không cao, có rủi ro lớn trong gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng; đặc biệt, doanh nghiệp được cấp phép đầu tư trong bối cảnh đã được cảnh báo về rủi ro môi trường và tai tiếng của doanh nghiệp này. Dẫu vậy, Famosa vẫn được “trải thảm đỏ Ba Tư” ở Việt Nam, nhất là thời gian cấp phép hoạt động lên tới 70 năm.

Việc Cục thuế Hà Tĩnh hoàn thuế GTGT và đền bù nếu đúng như con số trên là rất lớn, lại thực hiện trong trong thời gian ngắn (so với các doanh nghiệp trong nước và có thể nhanh hơn các doanh nghiệp FDI khác) cho Formosa lại lần nữa cho thấy, Formosa thậm chí còn được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Hơn nữa, việc Formosa yêu cầu được xây tháp tâm linh, đã không tạo thuận lợi ngay cho Đoàn kiểm tra Môi trường khi phát hiện sai phạm, với những phát biểu của người đại diện rất phản cảm… càng cho mức độ chiều chuộng quá mức doanh nghiệp này.

Sự việc trên cũng phần nào cho thấy công tác quản lý nhà nước của Việt Nam còn nhiều bất cập trên các phương diện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình một cách kịp thời cũng như cách thức thu hút đầu tư FD (tôi sẽ nói sau).

Vấn đề ở đây là cần công khai, làm rõ hơn cụ thể các khoản hoàn trả thuế, đền bù,..là từ những khoản nào, giá trị bao nhiêu?

TS Lê Xuân Sang: Formosa được nuông chiều quá mức - Hình 1

TS Lê Xuân Sang trao đổi với PV. Ảnh: Nguyễn Hoàn

Người đóng thuế Việt Nam bình thường có quyền đặt câu hỏi, Liệu số t.iền thuế tôi đã đóng có liên quan gì không tới những khoản hoàn thuế kếch sù cho việc nhập khẩu thiết bị lạc hậu, số hóa chất độc hại để xử lý chất thảicủa Famosa và cho chi phí xử lý chất thải song vẫn còn độc hại và được chôn, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam hay không? Đây là những vấn đề cần làm rõ để vừa tái tạo lòng tin của dân và cộng đồng doanh nghiệp cũng như xây đắp dần nền quản trị nhà nước công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Về cách xử lý của Tổng cụ thuế, tôi nghĩ là phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như các thỏa thuận, công ước đầu tư quốc tế mà Việt Nam tham gia.

PV: – Từ trường hợp của Formosa, có ý kiến cho rằng Việt Nam rải thảm đỏ để thu hút FDI nhưng cuối cùng chẳng nhận được gì nhiều mà vô hình chung gây mất công bằng, ép c.hết doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Ông có đồng tình với một mức độ nào đó với những nhận định trên hay không?

TS Lê Xuân Sang: Theo thông tin chưa đầy đủ của tôi, nhìn chung các doanh nghiệp FDI, nhất là công ty đa/xuyên quốc gia đựợc trải thảm đỏ ở Việt Nam để chào đón và sau đó có thể được chiều chuộng như tôi đã nói. Sự “mến khách này” đôi khi mang tính thái quá, không tính đến các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút, hay không khuyến khích.

Nguyên nhân của sự mến khách này chủ yếu có thể do chủ nghĩa thành tích (mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa) của các địa phương, có phần quan trọng do mong mỏi có nguồn thu cho NSNN và tạo việc làmở địa phương và các kỳ vọng về lợi ích cá nhân khác. Thực tế là các tỉnh nghèo, xa các trung tâm kinh tế và chịu các bất lợi thế khác như Hà Tĩnh thì động lực này càng lớn. Công bằng mà nói, Formosa đã góp phần quan trọng biến Hà Tĩnh từ tỉnh phụ thuộc (nhận ròng) vào Ngân sách Trung ương sang tỉnh nộp ròng Ngân sách cho Trung ương.

Video đang HOT

Tuy nhiên, cũng không nên đ.ánh đồng các doanh nghiệp FDI lớn trên khía cạnh có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam mặc dù đều được hưởng ưu đãi lớn.

Hãy so sánh Formosa với Samsung. Ngay từ khi xin phép đầu tư, có thể thấy Formosacó thể gây rủi ro cho môi trường (doanh nghiệp này đã có nhiều tai tiếng tại Đài Loan và nhiều nước trên thế giới), có thể đe dọa an ninh năng lượng, và an ninh kinh tế cho ngành thép Việt Nam.

Công bằng mà nói, tiềm năng và kỳ vọng từ việc doanh nghiệp này trong xây dựng, cải tạo hệ thống cảng sâu tại Sơn Dương – Vũng Áng (nhằm giảm giá thành vận chuyển cho Formosa) và có tầm quan trọng khu vực có thể là nguyên nhân khiến việc quyết cấp phép cho doanh nghiệp này dễ dàng hơn.

Trong khi đó, Samsung cũng được ưu đãi rất lớn, song ngành đầu tư là công nghệ cao, giá trị gia tăng cao (mặc dù Việt Nam được hưởng không nhiều), song tác động lan tỏa tích cực tiềm tàng của doanh nghiệp này là lớn hơn trong dài hạn. Đáng nói là Sumsung đã thành lập Trung tâm R & D, thu hút các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng cho Việt Nam – điều quan trọng giúp tác động của FDI tích cực lên doanh nghiệp trong nước. Intel cũng được ưu đãi lớn và cũng đang theo cách tiếp cận của Samsung đối với nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam.

Tóm lại, các doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực công nghệ cũng được hưởng nhiều ưu đãi, tuy vậy đóng góp tổng thể, trong dài hạn có thể là lớn hơn nhưng ưu đãi mà Việt Nam ưu tiên. Các doanh nghiệp kiểu như Formosa (theo nghĩa có rủi ro ô nhiễm song được ưu đãi)phải là nhóm doanh nghiệp cần lưu ý trong quản lý phát thải ô nhiễm. Bài học từ Công ty Vedan, từ việc được tuyên dương đã ngay sau đó trở thành “tội đồ về môi trường” (đã xử lý vi phạm và doanh nghiệp sửa sai) đến nay có thể vẫn còn nguyên giá trị.

PV: – Đầu tư FDI hiện nay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên nhìn vào hiệu quả thu hút FDI trong thời gian qua, có thể dễ dàng nhận thấy, Việt Nam vẫn chưa tạo được sự cạnh tranh bình đẳng, công bằng, mối liên kết cùng phát triển giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh hội nhập hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, theo ông chúng ta cần thay đổi chính sách đối với FDI như thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước?

TS Lê Xuân Sang:- Nhìn chung với các nước đang phát triển, nội lực yếu như Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, để phát triển kinh tế phần lớn phải dựa vào FDI. Tuy nhiên không phải nước nào cũng vậy. Chẳng hạn như Hàn Quốc, năng lực nội sinh của họ rất lớn. Theo tính toàn của tôi, tính từ năm 1966 đến năm 2014, FDI vào nước này chỉ tương đương 0,5% GDP, thể hiện nội lực của họ lớn cũng như sự chú trọng khai thác nội lực và không ỷ lại quá mức vào FDI.

Trong đó thì Trung Quốc, các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam mức độ lệ thuộc vào FDI rất lớn.

Với Trung Quốc thì thời gian đầu họ cũng “trải thảm đỏ” để thu hút FDI nhưng cách đây khoảng 10 năm họ bắt đầu không chào đón nữa, thậm chí một vài trường hợp họ còn ngược đãi. Dẫu vậy, đến nay, thảm họa môi trường vẫn còn rất lớn trong đó có sự &’góp sức’ của FDI.

Từ những kinh nghiệm quốc tế và vấn đề thực tiễn Việt Nam trên, lần nữa, cho thấy (như tôi đã cảnh báo nhiều lần) đã đến lúc Việt Nam không nên thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá. Chúng ta cần thu hút FDI cẩn trọng hơn trên các phương diện khác nhau, quan trọng nhất làcần phân tích, xem xét động cơ chính của nhà đầu tư, nhất là các dự án FDI lớn đến Việt Nam là gì? Qua đó mới cần xem xét mức độ ưu đãi phù hợp.

Thông thường, FDI vào các nước với 7 động cơ khác nhau. Đầu tiên là động cơ nâng cao hiệu quả hoạt động, thường là để tận dụng nguồn lao động giá rẻ. Đây là động cơ phổ biến nhất của FDI vào Việt Nam. Thứ hai là tìm kiếm thị trường (nhất là quy mô thị trường tiêu thụ). Thứ ba là động cơ tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, nguyên liệu thô). Thứ tư là tìm kiếm tài sản chiến lược (M&A).

Thứ năm là mục tiêu đầu tư có phải là “đất lành cho dự án ô nhiễm đậu”hay không? (nơi pháp luật và hiệu lực về phát thải ô nhiễm môi trường lỏng lẻ, yếu kém). Thứ sáu là liệu rằng chiến lược đầu tư của họ có phải là chiến lược địa kinh tế hay không? (ví dụ, chiến lược Trung Quốc cộng ( ), Thái Lan cộng ( ) nhằm phân tán rủi ro); và cuối cùng (7) là động cơ chính trị.

Với cách tiếp cận phân loại loại hình động cơ đầu tư này, Formosa là dự án gang, thép (cần rất nhiều vốn) và rủi ro ô nhiễm cao (độ sạch của chất thải tỷ lệ nghịch với lợi nhuận) thì động cơ lớn nhất của họ vào Việt Nam có thể là động cơ 5, sau đó có thể là động cơ 2 và 7. Việc xác định được các động cơ chủ yếu của các dự án, cùng tiểu sử của DN, có thể giúp chúng ta xác định mức độ ưu đãi cho doanh nghiệp, tránh ưu đãi quá mức để thu hút.

Vấn đề chính sách thứ hai là ưu đãi về thuế quá mức không phải lúc nào cần thiết và có công lực để thu hút được luồng vốn. Lý do là nhiều trường hợp doanh nghiệp FDI vẫn phải trả thuế chi chính quốc rất cao nên “hiệu lực” của ưu đãi có thể không lớn như ta nghĩ.

Hơn nữa, có thể có trường hợp doanh nghiệp hết hạn ưu đãi lại chuyển sang tên khác để hưởng ưu đãi nên nguồn thu thuế kỳ vọng sau khi hết ưu đãi Việt Nam vẫn mãi mãi không thu được như dự tính ban đầu. Bên cạnh dó, những thủ thuật chuyển giá có thể phát sinh từ việc ưu đãi quá mức này.

Tiếp theo là về dư địa chính sách liên quan tới “ép” DN FDI và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Quy chế thành viên WTO và các FTA (nhất là TPP), về mặt pháp lý (de jure),đã và đang thu hẹp dư địa hỗ trợ chính sách hỗ trợ DN trong nước và phát triển, bảo hộ ngành, kể cả ép buộc chuyển giao công nghệ. Tuy vậy về mặt thực tế (de facto), vẫn còn dư địa, song cần phải “tinh vi” hơn và thông minh hơn để vừa bảo hộ hữu hiệu doanh nghiệp trong nước, vừa tránh bị nhà đầu tư nước ngoài kiện.

Chính sách FDI trong thời gian tới phải gắn kết và lồng ghép với các chính sách tái cơ cấu, nhất là tạo ra các mối liên kết, các tác động (xuôi, ngược và lan tỏa) với các doanh nghiệp trong nước. Trong những lĩnh vực này thì dư địa vẫn còn.

Biện pháp chính sách quan trọng nhất là xây dựng và thực thi chế tài xử lý về ô nhiễm môi trườngcó hiệu quả và hiệu lực, tránh bị cộng đồng FDI coi Việt Nam là “đất lành” cho ô nhiễm môi trường (sự trừng phạt vi phạm không nghiêm khắc). Với trường hợp Formosa, khi chưa ai kết luận mức thiệt hại do phát thải ô nhiễm là bao nhiêu t.iền thì họ tự động nộp luôn 500 triệu USD là một sự kiện khá thú vị.

Cuối cùng song quan trọng không kém là để tránh việc thu hút FDI bằng mọi giá của các địa phương, việc đ.ánh giá thành tích của các chính quyền địa phương cần quân bình(tương đối) các thành tích như kết quả thu hút FDI, bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ, thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho lao động địa phương; tránh việc đ.ánh giá thành tích theo kiểu chung chung là &’cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa’, theo cách đó, thu hút FDI bằng mọi giá có thể không những đạt mục tiêu này một cách nhanh nhất mà còn là bình phong che khuất những toan tính trục lợi có thể khác.

Cùng với việc ký kết và thực hiện tốt TPP, việc thực thi hữu hiệu những biện pháp trên thì chính sách FDI mới có sức lan tỏa nhiều hơn đến các nền kinh tế, đặc biệt là giúp doanh nghiệp trong nước liên kết chặt chẽ hơn với doanh nghiệp nước ngoài, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này, cùng với các chính sách tinh vi và có tầm chiến lược khác, sẽ góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam trở nên lực lượng trụ cột thực sự của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập mới.

PV: Xin cảm ơn TS Lê Xuân Sang đã trao đổi với PV

Theo_Báo Đất Việt

Đầu tư FDI tăng cao và câu chuyện thách thức dài hạn

Thu hút FDI thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 7 năm nay, cả nước thu hút được gần 13 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 46,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một khởi đầu thuận lợi, dự báo một năm thành công của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, tình hình thu hút FDI trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Đây cũng là bài toán dài hạn cho các nhà quản lý trong thời gian tới.

Đầu tư FDI tăng cao và câu chuyện thách thức dài hạn - Hình 1

Tính lan tỏa về công nghệ từ các doanh nghiệp FDI gần như không có. (Ảnh minh họa: KT)

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 7 tháng qua, cả nước có 2.068 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký đạt 12,94 tỷ USD, tăng mạnh cả về số dự án và số vốn cam kết so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 20% tổng thu ngân sách Nhà nước và 20% GDP của Việt Nam.

Sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp này không chỉ đơn thuần cho tăng trưởng, mà còn tạo nên thế mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Song, đây vẫn chưa phải biểu hiện tích cực duy nhất của dòng vốn FDI.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến nay, khối FDI đã nổi lên là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, thể hiện ở dòng vốn giải ngân tăng mạnh chưa từng có. Cụ thể, năm 2015 tăng trưởng vốn FDI thực hiện đạt hơn 12%, cao nhất trong vòng 15 năm qua. Tuy nhiên, tính đến tháng 7 năm nay, con số này thậm chí còn cao hơn, tăng tới 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, xu thế thu hút đầu tư nước ngoài năm nay là hệ quả rất tích cực của hội nhập.

"Giải ngân tăng chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài khá yên tâm, thể hiện việc thu hút nước ngoài vào Việt Nam đã bắt đầu thực sự tốt hơn, đó là điều mà chúng ta rất mong muốn và kỳ vọng", ông Toàn nhận định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, nhiều ý kiến lại tỏ ra lo lắng về những hậu quả tiêu cực của khu vực FDI. Theo kết quả nghiên cứu tác động môi trường của khối FDI tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương công bố mới đây, từ năm 2011 - 2015, ngày càng có nhiều doanh nghiệp có công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng, khả năng phát thải cao như dệt may, hóa chất, điện tử, giấy, gang - thép... mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

PGS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam mang theo công nghệ thấp, không những ảnh hưởng tới môi trường mà tính lan tỏa về công nghệ từ các doanh nghiệp này cũng gần như không có.

"Trong 25 năm thu hút FDI có thể thấy 80% công nghệ của khu vực FDI về Việt Nam là công nghệ trung bình, công nghệ cao chỉ chiếm 6%. Với việc doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu để tận dụng tài nguyên, nhân công giá rẻ thì rõ ràng Việt Nam phải chấp nhận nếu muốn dựa vào FDI để tăng trưởng",PGS.TS. Tô Trung Thành nhận định.

Không chỉ vậy, khu vực FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực như chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước.

Thống kê những năm qua cho thấy, cả nước có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó, nhiều doanh nghiệp khai lỗ liên tục trong nhiều năm liên tục gây khó cho các cơ quan quản lý, khiến dư luận bức xúc.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO cho rằng, nghi vấn có nhiều nhưng việc xử lý thì phải có căn cứ pháp luật.

"Trường hợp này rất khó khi mà Việt Nam chỉ quản lý, xử lý doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, còn việc chuyển giá, nhập khẩu, lách thuế, trốn thuế lịa liên quan đến nhiều quốc gia. Khi không chứng minh bằng các đầu mối thì không giải quyết được câu chuyện bất hợp lý", Luật sư Trương Thanh Đức chỉ rõ.

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần sớm triển khai nghiên cứu, đ.ánh giá một cách khách quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài để có những chính sách phù hợp, nâng cao hiệu quả của dòng vốn này.

"Phân cấp quản lý là một chủ trương rất đúng nhưng quản lý sau phân cấp là gì và quy định phân cấp quản lý thế nào vẫn cần phải xem xét lại và phải có những điểm đổi mới. Trong Nghị quyết 108 và tất cả những chỉ thị gần đây của Chính phủ cũng đã nêu rất rõ về quản lý đầu tư nước ngoài. Có nghĩa là không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, nhất là qua bài học kinh nghiệm Formosa. Làm sao thu hút nước ngoài thực sự có lợi cho Việt Nam, có lợi một cách lâu dài cho sự phát triển bền vững, trong đó có vấn đề về môi trường, trách nhiệm xã hội cũng như quản lý những vi phạm pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài", ông Hoàng khẳng định.

Trước những cơ hội và thách thức đan xen, để dòng vốn đầu tư trực tiếp nước thật sự là công cụ đắc lực cho phát triển kinh tế đất nước, tạo sự lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước, gia tăng vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới, các chuyên gia kinh tế cho rằng trong giai đoạn 2016-2020, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cần hướng tới những lĩnh vực cụ thể, ưu tiên cho các hoạt động sản xuất tạo giá trị gia tăng hay ưu tiên cho các dự án đầu tư công nghiệp cao.

Đặc biệt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phù hợp với từng ngành, khu vực về điều kiện kinh tế, địa lý, nhân lực và có tác động lôi cuốn các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu./.

Theo_VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
17:13:14 17/09/2024
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10
05:56:39 18/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi
20:57:09 17/09/2024
Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành trên Biển Đông, khả năng hướng vào miền Trung
14:22:02 17/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Miền Trung lên phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4
14:37:58 17/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Ngày thôi nôi con trai, tôi c.hết điếng khi biết chồng n.goại t.ình nhờ vào phong bì của cô đồng nghiệp
05:14:34 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
Sen Vàng lại dính thị phi: Cuộc thi mới của "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung bị Á hậu Thúy Vân "réo tên"
06:22:57 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024
Khi biết lương đồng nghiệp của chồng 60 triệu/tháng, tôi quyết định bế con về nhà ngoại và làm thủ tục l.y h.ôn
06:11:14 19/09/2024

Tin mới nhất

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị

08:32:54 19/09/2024
Theo dự báo, hôm nay, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực từ tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị với sức gió cấp 8, giật cấp 10.

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.

Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển

06:43:55 19/09/2024
Tàu hàng chở 4.000 tấn đá bột chìm trên vùng biển Quảng Nam, 8 thuyền viên trên tàu lên bè cứu sinh. Cảnh sát biển đã ứng cứu thành công trong điều kiện xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Cụ bà 80 t.uổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

06:34:00 19/09/2024
Theo Công an huyện Đức Cơ, vào ngày 12/9 bà C. (80 t.uổi, trú tại địa phương) đến cơ quan công an trình báo về việc nhận được một cuộc gọi lạ. Người này tự xưng là cán bộ của Công an huyện Đức Cơ, thông báo bà C. có liên quan đến một vụ ...

Bão không quá mạnh nhưng có thể gây lụt

06:03:39 19/09/2024
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão số 4 hình thành ngay sát bờ. Đặc biệt quan ngại là đợt mưa khá lớn tập trung từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, không loại trừ tương tự như đợt mưa gây ra trận lụt tồi tệ năm 2020.

Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn

22:49:05 18/09/2024
8 thuyền viên gặp nạn trên tàu hàng bị chìm ở vùng biển Quảng Nam đã được cơ quan chức năng cứu hộ đưa vào bờ an toàn.

Áp thấp mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới, tăng tốc vào miền Trung

20:49:22 18/09/2024
Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam

Quảng Nam mưa không ngớt, nhiều tuyến đường ngập sâu, học sinh được nghỉ học

20:42:17 18/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ sáng 18-9, nhiều nơi ở Quảng Nam mưa không ngớt. Cơn mưa kéo dài cả ngày, khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Tam Kỳ ngập cục bộ, gây ách tắc giao thông.

Đà Nẵng: Chốt chặn, cấm lưu thông trên đường ven biển Hoàng Sa từ chiều nay 18.9

20:39:52 18/09/2024
Lãnh đạo UBND Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) yêu cầu cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa; lập chốt ngăn không cho người dân vào vùng nguy hiểm trên bán đảo Sơn Trà.

Quyết định bất ngờ về số phận 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau'

20:34:23 18/09/2024
Hôm nay (18/9), tại cuộc họp giao ban báo chí định kỳ, ông Tăng Vũ Em - Phó Chủ tịch UBND TP Cà Mau - cho biết địa phương đã có quyết định cuối cùng về căn biệt thự xây trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản.

Có thể bạn quan tâm

12 thảo dược có tác dụng làm đẹp da

Làm đẹp

10:11:58 19/09/2024
Cỏ linh lăng chứa nhiều vitamin A và K, có tác dụng chống oxy hóa và giúp da, tóc, móng khỏe mạnh. Nó cũng chứa carotene, chất diệp lục và một số khoáng chất quan trọng giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da.

Nhân vật này đang "hớp hồn" cả một quốc gia, khiến cộng đồng Genshin Impact phải "đứng ngồi không yên"

Mọt game

10:05:21 19/09/2024
Vậy là cuối cùng, đại phiên bản thứ 5 của Genshin Impact cũng đã chuẩn bị được ra mắt sau thời gian dài chờ đợi. Khác với những phiên bản trước

Dùng kéo đ.âm bạn nhậu trọng thương vì xưng 'mày, tao'

Pháp luật

09:29:46 19/09/2024
Ngày 18/9, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên xét xử sơ thẩm đối với Lê Thanh Hoàng (SN 1985, trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Gia Lai) về tội G.iết n.gười .

4 mẫu chân váy tôn dáng nhất dành cho độ t.uổi ngoài 40

Thời trang

09:21:46 19/09/2024
Chân váy chữ A tiếp tục được yêu thích trong mùa thu năm nay. Mẫu chân váy này diện lên rất nhẹ nhàng, thoải mái. Với phom dáng xòe nhẹ, chân váy chữ A giúp che nhược điểm, tạo cảm giác chân thon dài hơn.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 36: Tình tứ với Thái, Pu sắp bị Bảo Anh xử lý

Phim việt

09:11:14 19/09/2024
Bảo Anh cho người theo dõi đã biết được Thái đang thân thiết với một cô gái - người đó chính là Pu. Pu sắp bị Bảo Anh xử lý?

Cảnh sắc yên bình tại vùng đảo 'biệt lập' giữa lòng hồ Trị An, được ví là 'viên ngọc xanh' của mảnh đất Đồng Nai

Du lịch

09:09:49 19/09/2024
Đảo Cao Minh nằm biệt lập giữa lòng hồ Trị An, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng không gian tĩnh lặng, thư thái.

Thông qua nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng

Thế giới

09:00:11 19/09/2024
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến phát biểu trước Đại hội đồng LHQ vào ngày 26/9, cùng ngày phát biểu của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.

Sao Việt 19/9: Hồ Quỳnh Hương tiết lộ quy tắc sống, Hà Hồ mặc giản dị vẫn đẹp

Sao việt

08:27:21 19/09/2024
Hồ Quỳnh Hương tâm sự về 6 quy tắc sống của bản thân, Hồ Ngọc Hà diện áo tank top và quần jeans khoe vẻ đẹp rạng ngời.

Táo đỏ Hằng Du Mục lại dính tin đồn, cô liền tuyên bố ngay điều này trên livestream

Netizen

08:26:30 19/09/2024
Thời gian gần đây, táo đỏ Hằng Du Mục liên tục vướng phải rất nhiều vấn đề như bị làm nhái khắp nơi, bị nhiều người ủng hộ rồi sale lại khiến các hàngthật và fake lẫn lộn, làm nhiều người cảm thấy lo lắng.