TS. Lê Xuân Nghĩa: Lãi suất vay tiêu dùng quá cao, hợp đồng ‘đánh đố’ người dân!
‘ Tín dụng đen là hoạt động phi pháp, tồn tại được là do pháp luật của chúng ta không nghiêm, vẫn đặt ngoài vòng pháp luật’, chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cho biết tại một cuộc tọa đàm tổ chức ngày 20/10 tại TP.HCM.
Tồn tại tín dụng đen do luật pháp yếu kém!
Theo ông Nghĩa, hiện Việt Nam tồn tại rất nhiều quỹ của các hiệp hội, các hụi họ… len lỏi tuy nhiên người dân vẫn “khát tiền”. Điều này cho thấy một nền kinh tế có nhiều cơ hội làm ăn, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính.
Chuyên gia này cho rằng tín dụng đen là hoạt động phi pháp, tồn tại được là do pháp luật không nghiêm, vẫn đặt ngoài vòng pháp luật. Có những trường hợp chuyên làm tín dụng đen mà quy mô lên tới vài trăm tỷ đồng.
“Quy mô cả nước phải lên tới hàng chục triệu USD. Chế tài về luật lệ quá yếu kém nên tín dụng đen không những hoạt động ngoài vòng pháp luật mà còn có một bộ máy khủng khiếp. Nó đang là gánh nặng về mặt xã hội ghê gớm. Làm hoảng loạn dòng họ, dao búa đè cổ bất cứ lúc nào… Chúng ta cho rằng xã hội văn minh mà hành lại xử như vậy là không được”, ông Nghĩa nhận định.
Ông Nghĩa khẳng định, tín dụng đen là u nhọt của tài chính Việt Nam, phản ánh sự yếu kém về hệ thống pháp luật trong việc xử lý vi phạm tài chính.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, đã đến lúc phải dẹp bỏ tín dụng đen và chúng ta có đủ khả năng làm. Bằng cách cấp phép cho các công ty tài chính nhưng có giám sát chặt chẽ của ngân hàng trung ương.
Video đang HOT
Ông Nghĩa cho rằng cần tạo điều kiện cho các công ty tài chính hoạt động minh bạch, chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Các cơ quan khác như luật pháp, bảo vệ người tiêu dùng cũng vậy.
Hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng “đánh đố” người dân
Một vấn đề khác được chuyên gia tài chính ngân hàng này đề cập đó là hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng.
“Tôi đã xem qua vài hợp đồng. Có vẻ một số công ty tài chính cố tình làm hợp đồng phức tạp. Hợp đồng sử dụng thuật ngữ tài chính cao cấp, ngay bản thân tôi loay hoay mãi mới hiểu được vấn đề”, ông Nghĩa chia sẻ.
Ông Nghĩa cho rằng khi soạn thảo hợp đồng thì phải tương thích với trình độ hiểu biết của dân chúng. Ở những vùng quê mà hợp đồng người dân mang đi tìm cả xã cũng không có người hiểu.
Lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay quá cao, lên tới 49% cũng là điều khiến ông Nghĩa băn khoăn. Theo đó, nợ xấu tín dụng tiêu dùng khoảng 5% mà lãi suất lên tới 49% là hơi cao. Bởi bình quân ở mức 40% thì sau khoảng 18 tháng tài sản sẽ tăng lên gấp đôi.
Theo ông Nghĩa, nếu có nhiều công ty tài chính cùng tham gia thị trường này thì lãi suất sẽ hạ thấp. Chẳng hạn mỗi tỉnh thành có một hoặc nhiều công ty tài chính, có sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước thì sẽ làm cho hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn.
Theo Bizlive
Giải mã chênh lệch lãi suất vay tiêu dùng
Với ưu thế giải ngân nhanh chóng và không cần tài sản thế chấp, vay tiêu dùng đang là lựa chọn của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, sự chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay tiêu dùng đang đặt ra những thắc mắc cho người tiêu dùng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Hầu hết các công ty tài chính đang cho vay tiêu dùng với mức lãi suất 20 - 30%/năm
Lãi suất vay tiêu dùng lên tới 30%/năm
Với dân số trên 93 triệu người, trong đó dân số trẻ đang ở độ tuổi lao động chiếm già nửa, tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam là rất lớn. Nếu như tại các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng chiếm 17 - 18% GDP, thì ở Việt Nam, con số này hiện mới ở mức 5 - 6%.
Đón bắt xu thế đó, hàng loạt công ty tài chính đã ra đời, cung cấp dịch vụ đa dạng và hướng tới những khách hàng có thu nhập trung bình - những đối tượng ít có cơ hội tiếp cận các khoản vay có tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Trải qua 10 năm phát triển tại Việt Nam, thị trường tài chính tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ. Hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng về cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, góp phần kích thích tiêu dùng, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo dự đoán của các chuyên gia, trong vòng 5 năm tới, dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam có thể đạt tới 10% GDP, với mức tăng bình quân 20%/năm.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các công ty tài chính đang cho vay tiêu dùng với mức lãi suất 20 - 30%/năm, trong khi mức lãi suất này tại các ngân hàng thương mại chỉ 10 - 13%/năm. Điều đó tạo nên một tâm lý e dè trong dư luận, đồng thời làm hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng khách hàng của các công ty tài chính.
Lý giải điều này, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết, việc áp dụng lãi suất cao tại các công ty tài chính là điều dễ hiểu, bởi rủi ro cao luôn song hành với lãi suất cao. Khoản vay tại các ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp hơn là do các khoản vay này có giá trị lớn, thời gian dài và có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, loại hình vay tiêu dùng tín chấp tiềm ẩn rủi ro cao hơn do khoản vay nhỏ, thời gian ngắn, không có tài sản thế chấp và chi phí vận hành cũng cao hơn.
Ông Lê Xuân Nghĩa chỉ ra rằng, thực tế hoạt động của các công ty tài chính cho thấy, họ mới đang thực hiện mục tiêu chủ yếu là chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, các công ty tài chính đều tạo cơ hội thuận lợi tối đa để người tiêu dùng tiếp cận được dễ dàng với các khoản vay. Các yêu cầu đối với hồ sơ vay vốn tại các công ty tài chính thường rất đơn giản và khách hàng không cần phải lo lắng về điều này, bởi nếu công ty tài chính làm ẩu thì chính họ tự chuốc lấy phần rủi ro cao hơn về phía mình.
Một số chuyên gia tài chính khác cũng nhận định, do chi phí hoạt động cho vay tiêu dùng khá cao vì các khoản vay thường có thời hạn rất ngắn (6 - 24 tháng), giá trị nhỏ, nhưng yêu cầu chung là phải làm thủ tục xét duyệt đơn giản, nhanh chóng, nên làm tăng chi phí quản lý của các công ty tài chính.
Bên cạnh đó, theo Luật các Tổ chức tín dụng, công ty tài chính không được huy động vốn từ thị trường bán lẻ là dân cư, mà chỉ được huy động từ thị trường bán buôn, như vay vốn nước ngoài, vay liên ngân hàng, hoặc từ tổ chức tài chính khác..., nên cũng làm chi phí vốn của các công ty tài chính cao hơn so với những loại hình cho vay khác.
Với đặc thù như vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng cao hơn các loại hình cho vay khác là điều dễ hiểu.
Tạo hành lang pháp lý để phát triển cho vay tiêu dùng
Qua kinh nghiệm các nước cũng như thực tiễn của Việt Nam cho thấy, để thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển lành mạnh, bảo đảm lợi ích cho cả công ty tài chính và khách hàng thì việc tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng là hết sức cần thiết, theo hướng bảo đảm tính chủ động của tổ chức tín dụng, sự minh bạch, lành mạnh trong áp dụng lãi suất cho vay để tăng tính cạnh tranh.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng, mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước, cần củng cố hoặc ban hành thêm các quy định chi tiết về tiêu chuẩn hoạt động của các công ty tài chính trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, như nâng cao điều kiện cấp phép đối với hoạt động cho vay tiêu dùng; quy định về các hệ số đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn quản trị để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty tài chính.
Ngoài ra, cần nâng cao yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng; thực hiện phân loại, chấm điểm khách hàng, tránh tình trạng khách hàng tốt phải chịu lãi suất cao gánh rủi ro của khách hàng tín nhiệm thấp, nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và nâng cao uy tín của các công ty tài chính.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Sau khi hoàn thiện và áp dụng trên thực tế, thông tư này sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, với việc Bộ luật Dân sự đang được rà soát, sửa đổi thì nội dung quy định về lãi suất cho vay tối đa của các giao dịch dân sự cũng cần được sửa đổi để khắc phục những bất cập hiện nay.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Mạo danh Hội Bảo vệ người tiêu dùng lừa dân, quấy rối doanh nghiệp Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) hôm nay (10.9) cho biết, thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số tổ chức, cá nhân mạo danh đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương hoặc các Hiệp hội, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để gọi điện, gửi email để lừa đảo... gây khó khăn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?

Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong
Có thể bạn quan tâm

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
Thế giới
01:17:46 30/03/2025
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
22:42:11 29/03/2025
3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?
Nhạc việt
21:47:29 29/03/2025