TS Lê Đăng Doanh: Chớ vội mừng với môi trường kinh doanh
Những tín hiệu vui từ môi trường kinh doanh thời gian gần đây cho thấy những chính sách của Chính phủ đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cần có một thời gian dài hơi hơn để đánh giá mới thấy được những hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế.
Theo chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, kết quả của CPI phản ánh hành động của chính phủ trong việc có những biện pháp cải cách hành chính, điều đó có tác động tích cực đến niềm tin của người tiêu dùng.
Cụ thể, mức độ mua bán cải thiện, nhiều nhà hàng khách đến cao hơn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là tín hiệu ban đầu, đừng nên đánh giá quá cao sự cải thiện từ tháng này sang tháng kia. Trong kinh tế học, phải xem xét chuỗi dãy số và xu thế phải được cải thiện ổn định trong thời gian 3 tháng để kết luận rõ ràng hơn.
Xu thế CPI thấp tác động thế nào đến tình hình kinh tế cuối năm thưa ông?
Từ nay tới cuối năm, các chính sách kinh tế và kết quả của CPI của các tháng sẽ tác động tích cực vì thời điểm tết dương lịch và tết âm lịch, nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Đặc biệt, vào dịp tết âm lịch, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, đạt khoảng trên dưới 30% tổng số tiêu dùng hàng năm vì tập trung vào các tháng tết.
Đây là thói quen tiêu dùng khác thường và khác lạ đối với các nước không có truyền thống ngày lễ tết như ở Việt Nam. Ở Châu Âu, họ cũng mua bán rất nhiều vào dịp lễ Giáng Sinh nhưng ở nhiều nước khác như các nước hồi giáo, không có hiện tượng đó.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói rằng nguồn vốn đang ứ đọng. Ảnh: N. N
Thưa ông, sau đợt CPI giảm đáng kể, nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cả cho vay và huy động, theo ông, xu thế lãi suất đó sẽ kéo dài bao lâu?
Video đang HOT
Một là, do nhiều yếu tố chỉ số lạm phát giảm liên tục trong các tháng gần đây. Việc kéo lãi suất huy động xuống là bình thường. Điều này là dễ hiểu và để cho giá cả và lãi suất ở một khoảng cách hợp lý. Nếu giữ lãi suất cho vay cao quá, chi phí tiền vốn cao một cách bất hợp lý, điều đó sẽ không khuyến khích được các doanhtrước đây, nên họ chủ động giảm lãi suất xuống, thậm chí thấp hơn cả số mà Ngân hàng Nhà nước ấn định. Vì vậy, họ muốn từ chối hoặc giảm tiền gửi vào ngân hàng của họ.
Ba là, nếu lãi suất giảm đi, người có tiền sẽ tìm cách đầu tư vào các lĩnh vực khác. Điều đó đang thành hiện thực vì có những chuyển động của thị trường bất động sản. Hoặc đầu tư vào mở doanh nghiệp. Đó là những biểu hiện rất bình thường của nền kinh tế.
Tỷ giá lại đang có dấu hiệu nóng, ngoài nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, còn yếu tố nào khác ảnh hưởng làm tỷ giá tăng không thưa ông? nghiệp vay vốn.
Hai là, một số ngân hàng hiện có khó khăn trong việc cho vay, họ đang thừa ứ vốn, họ phải chi phí khá nhiều cho số vốn đã huy động
Tỷ giá tăng phải ánh xu hướng cuối năm, các doanh nghiệp phải quyết toán hợp đồng và trả tiền. Các doanh nghiệp cũng phải nhập hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường dịp tết Nguyên Đán.
Một điều không thể xem thường là khoảng cách giá vàng trong và ngoài nước tương đối cao. Trong khi đó, giá vàng thế giới và đồng đô la giảm mạnh. Trong khi đó, giá vàng trong nước lại giảm không đáng kể, khoảng chênh lệch lớn.
Theo cơ quan công an, đã bắt được một số vụ buôn lậu vàng. Điều này mới chỉ là tảng băng nổi. Còn khối lượng vàng buôn lậu có thể rất lớn. Hội đồng Vàng thế giới cũng đã có cảnh báo vàng buôn lậu về Việt Nam.
Theo NTD
Lương thấp, công chức phải tìm khoản khác để bù vào!
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam đang phải chịu nhiều chi phí không chính thức một phần vì lương cán bộ công chức thấp nên họ cần phải kiếm khoản thu khác để bù vào.
Trong hội thảo về Dự án "Nghiên cứu khu vực doanh nghiệp" giai đoạn 2013 - 2014 được tổ chức tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương sáng ngày 4/11, các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam như bà Phạm Chi Lan, TS Lê Đăng Doanh và TS Nguyễn Đình Cung đều có chung một nhận định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang bị ảnh hưởng quá nhiều do "chi phí không chính thức" tăng lên.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng, chi phí không chính thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải bỏ ra là điều mà ai cũng biết. Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam khi làm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã chứng minh, chi phí không chính thức là phần doanh nghiệp luôn phải chi ra, kể ra doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh Viết Cường
Theo chuyên gia kinh tế thì khi tham gia điều tra cảm nhận của người dân về tham nhũng, về cải cách hành chính ở Việt Nam, các doanh nghiệp cho biết họ đều phải chi chi phí không chính thức và tỉ lệ chi đó cứ tăng lên.
Trước bất cập này, hiện tại các doanh nghiệp đang rất trông chờ vào Nghị quyết 19 của Chính phủ về giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được triển khai.
Nếu Nghị quyết này thực hiện tốt thì sẽ giảm được thời gian cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế, giảm thời gian về làm thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, bảo hiểm xã hội...
Tất cả những thời gian đó nằm trong 8 tiêu chí cần giảm thời gian để về mức trung bình của ASEAN - 6. Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan, giảm thời gian làm thủ tục hành chính, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng, ý nghĩa của việc này không chỉ đơn thuần là giảm thời gian. Mà qua việc giảm thời gian đó, nó còn tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, kể cả chi phí không chính thức.
>> Người Việt cần cù... không hiệu quả: Cắt hết công chức ma
Theo nhận định của vị chuyên gia kinh tế, để giảm thời gian một cách triệt để, chẳng hạn như thủ tục thuế từ 872 giờ xuống còn 171 giờ thì chỉ có con đường là đẩy mạnh lợi thế của công nghệ thông tin.
Chuyên gia Phạm Chi Lan phân tích: "Khi áp dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các thủ tục thuế thì sẽ chỉ còn làm việc trên máy, không còn việc cán bộ thuế đến ngồi gặp doanh nghiệp để cưa đôi với nhau về thuế nữa. Tôi cho rằng cái đó là cái hết sức căn cơ".
Bà Lan nói thêm, cái lợi của việc giảm thời gian sẽ giúp cho Nhà nước thực hiện được cải cách hành chính, cải cách bộ máy của mình. Nếu đã giảm thời gian thì không còn lí do gì để giữ lại bộ máy thuế, bộ máy những người làm bảo hiểm và các bộ phận khác đông như hiện nay.
"Đông quá mà lương ít, lại không tăng lương được thì những người đó luôn có động lực là làm thế nào thu lại được từ cái khác để bù cho lương của họ. Đấy là chưa kể chi phí họ đầu tư để lấy "cái ghế" trong bộ máy Nhà nước" - chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
Cũng theo bà, nếu bộ máy Nhà nước chứng minh được là không cần phải nhiều người đến như thế vì công việc có thể giải quyết một cách đơn giản, thuận lợi hơn rất nhiều, điều này sẽ làm giảm tải đi việc có quá đông công chức trong bộ máy Nhà nước.
"Khi đó Nhà nước hoàn toàn có thể tăng lương lên cho họ gấp đôi, gấp ba so với hiện nay với những người đủ năng lực, có trách nhiệm. Và khi họ có tiền lương ổn rồi thì có lẽ đòi hỏi của họ về chi phí "bôi trơn" cũng sẽ bớt đi. Sự minh bạch đó tạo ra công bằng cho tất cả mọi người. Ai cũng phải qua quy trình như nhau về nộp thuế. Lúc đó không có lí do gì tôi lại phải "bôi trơn" nhiều hơn so với anh kia" - Chuyên gia kinh tế nhận định.
Cuối cùng, bà Lan khẳng định lại quan điểm của mình, cần phải áp dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các thủ tục hành chính để giảm bớt thời gian, thủ tục rườm rà mà các doanh nghiệp đang phải gánh chịu.
Theo Vietbao
Xăng dầu sắp tăng giá liên tục? Doanh nghiệp (DN) xăng dầu được tự quyết giá trong phạm vi 3% theo dự thảo nghị định mới về kinh doanh xăng dầu đang khiến dư luận lo ngại. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu phương án mới này được phê duyệt, trong thời gian tới xăng dầu sẽ tăng giá liên tục. Đã độc quyền, lại thêm quyền Theo...