Truyện tranh manga có thể mang tới những… “thảm họa” như thế nào?
Những người đam mê đọc manga có thể tự cô lập mình trong phòng ngủ vài tháng, vài năm, thậm chí… vài thập kỷ.
Một cuộc khủng hoảng ngầm đang diễn diễn ra đối với một triệu thanh niên Nhật, cuộc khủng hoảng mang tên “Hikikomori” hiện đang khiến những thanh niên, chủ yếu là nam giới, xa rời đời sống xã hội và những giao tiếp thông thường nhất. Họ tự cô lập chính mình trong phòng ngủ vài tháng, vài năm, thậm chí… vài thập kỷ.
Một trong số những chuyên gia nghiên cứu về hiện tượng “Hikikomori” trong giới trẻ Nhật – bác sĩ Takahiro Kato – cũng đã từng là một thanh niên sống biệt lập như vậy, giờ đây, ông đang tích cực làm những gì có thể để ngăn chặn hiện tượng nguy hiểm này lan rộng.
Bác sĩ Kato cùng với một nhóm chuyên gia ở trường đại học Kyushu đã nghiên cứu về hiện tượng “Hikikomori” từ nhiều năm nay và đã chứng kiến những trường hợp nghiêm trọng đến mức bệnh nhân ở tuổi 50 đã rời xa đời sống xã hội hơn 30 năm.
Hiện tượng “Hikikomori” khiến những thanh niên trẻ rời xa những giao tế thông thường nhất trong đời sống, họ tuyệt đối tách biệt bản thân với xã hội và thậm chí còn xa lánh gia đình, ẩn dật trong phòng ngủ của riêng họ.
Trong ảnh là một nhân vật đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu của Pháp – “Hikikomori, sự yên lặng chói tai”.
“Hikikomori” là một hiện tượng độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Hiện tại ở Nhật có khoảng một triệu người sống theo kiểu “Hikikomori”.
Các chuyên gia nhận ra rằng những người mắc hội chứng “Hikikomori” lại thường là những thanh niên có trí tuệ và năng lực, vì vậy, việc họ sống biệt lập, không tham gia vào lực lượng lao động là một tổn thất cho nền kinh tế.
Hiện tại có khoảng 1% dân số Nhật sống theo kiểu “Hikikomori” hoặc ở những trạng thái tương tự. Những thanh niên “Hikikomori” đa số đều đã tốt nghiệp đại học, vì vậy, một triệu người sống biệt lập đồng nghĩa với kinh tế Nhật bị mất đi một triệu lao động trí thức. Đây là một trong những hiện tượng bệnh lý xã hội gây đau đầu nhất của Nhật.
Hiện tượng “Hikikomori” đã được nhiều hãng tin phương Tây nhắc đến. Như cậu thanh niên Yuto Onishi 18 tuổi sống ở thành phố Tokyo, cậu đã không rời khỏi phòng ngủ của mình trong suốt 3 năm. Mãi cho tới 6 tháng trước đây, cậu mới chịu tham gia khóa điều trị tâm lý.
Trước đây, Yuto ngủ về ban ngày và lên mạng về ban đêm, cậu say mê đọc truyện tranh manga và không trò chuyện với bất cứ ai.
Những người mắc hội chứng “Hikikomori” sống tách rời xã hội và từ chối liên hệ với bạn bè. Điều đáng buồn, họ lại thường là những thanh niên có trí tuệ và tiềm năng.
Yuto Onishi, 18 tuổi, sống ở thành phố Tokyo, đã không rời khỏi phòng ngủ của mình suốt gần 3 năm qua.
Ban ngày Yuto dành để ngủ và ban đêm để lên mạng đọc truyện tranh manga, cậu không muốn nói chuyện với bất cứ ai.
Yuto chia sẻ: “Một khi bạn đã rơi vào hội chứng Hikikomori, bạn sẽ đánh mất ý niệm về đời sống thực tế. Tôi biết mình dị biệt nhưng đã có lúc tôi không muốn thay đổi mình. Tôi cảm thấy an toàn hơn khi chìm đắm trong thế giới manga”.
Video đang HOT
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã đưa ra định nghĩa về “Hikikomori” là những người không tham gia vào xã hội – chủ yếu là các hoạt động học tập và lao động – và không có bất cứ mối quan hệ gần gũi nào ngoài những người trong gia đình. Triệu chứng này có thể tồn tại trong 6 tháng hoặc lâu hơn.
Hiện tượng “Hikikomori” xuất hiện chủ yếu ở những gia đình trung lưu, và thường không thấy ở các gia đình nghèo khó, bởi gia đình sẽ phải chu cấp các nhu cầu cho người mắc hội chứng “Hikikomori” trong lúc họ không tham gia lao động và không đem về bất cứ thu nhập nào.
Có khoảng một triệu đàn ông Nhật, chủ yếu ở độ tuổi từ 15-20, hiện đang khóa mình trong phòng riêng, từ chối bước ra ngoài. Họ là những người mắc hội chứng “Hikikomori”.
Bác sĩ Takahiro Kato là một chuyên gia nghiên cứu về hội chứng “Hikikomori”. Chính bản thân bác sĩ Kato cũng từng mắc phải hội chứng này thời còn là sinh viên.
Cảm nhận sâu sắc về sự xấu hổ, thất bại khi không đáp ứng được kỳ vọng mà bản thân và gia đình đặt ra đã góp phần khiến hiện tượng “Hikikomori” hình thành.
Nguyên nhân lý giải tại sao có nhiều thanh niên học thức của Nhật vướng phải hội chứng ẩn dật này chính là bởi nam giới ở Nhật chịu rất nhiều áp lực ngay từ khi còn nhỏ, áp lực phải học giỏi, vào trường nổi tiếng, làm cho công ty lớn… “Hikikomori” giúp những thanh niên này trốn chạy khỏi áp lực theo một cách tiêu cực nhất.
Người Nhật luôn đề cao lối sống nội tâm và khiêm nhường, nhưng kỳ thực từ bên trong, họ lại rất khát khao chứng tỏ bản thân với gia đình và xã hội, vì vậy, thanh niên, đặc biệt là nam giới Nhật thường cảm thấy xấu hổ, thất bại nếu họ không đáp ứng được những kỳ vọng mà bản thân và gia đình đã đặt ra.
Để điều trị cho người mắc hội chứng “Hikikomori”, đòi hỏi cả gia đình cần tham gia trị liệu. Khi một người càng sống tách biệt lâu, sẽ càng khó để họ bước ra ngoài, tái hòa nhập cộng đồng xã hội.
Khi điều trị cho những người mắc hội chứng “Hikikomori”, người ta còn phải khôi phục lại khả năng giao tiếp vốn đã bị ngưng trệ trong vài tháng, thậm chí vài năm. Hiện tại, “Hikikomori” đang được coi là một thách thức nghiêm trọng trong đời sống giới trẻ Nhật.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Daily Mail
Toàn cảnh chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 11/7 đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm đầu tiên tới Hoa Kỳ theo lời mời của chính quyền Tổng thống Barack Obama vào đúng dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ. Cùng nhìn lại toàn cảnh chuyến thăm lịch sử này.
Sau khi tới thủ đô Washington sáng ngày 6/7, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn cấp cao Việt Nam đã tới thăm và đặt vòng hoa tại Nhà tưởng niệm Tổng thống Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ. (Ảnh: TTXVN)
Chiều 6/7, Tổng Bí thư và phái đoàn Việt Nam đã tới dự và chứng kiến Lễ bàn giao máy bay Boeing 787-9 Dreamliner giữa Tập đoàn Boeing của Hoa Kỳ và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tại sân bay Ronald Reagan. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 7/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng. (Ảnh: AFP)
Tại cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi và nhất trí về các định hướng lớn nhằm phát triển quan hệ song phương, làm sâu sắc và phong phú thêm quan hệ đối tác toàn diện trong tương lai. (Ảnh: AP)
Sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể Tổng Bí thư và phái đoàn Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. (Ảnh: AFP)
Chiều 7/7, cũng tại Thủ đô Washington, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp gỡ đông đảo đại diện các tầng lớp xã hội Việt Nam - Hoa Kỳ. (Ảnh: VOV)
Cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp các lãnh đạo tôn giáo Hoa Kỳ. Tổng Bí thư đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở về một số vấn đề các đại biểu quan tâm, nêu rõ rằng Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, còn nhiều quy định cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. (Ảnh: VOV)
Ngày 8/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở thủ đô Washington. (Ảnh: AFP)
Trong cuộc nói chuyện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn để có đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam. (Ảnh: Vietnam /CSIS)
Chiều 8/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Tọa đàm bàn tròn với một số đại diện các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ do Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tổ chức. (Ảnh: Quân đội nhân dân)
Cùng ngày, tại Trụ sở Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở thủ đô Washington, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến Lễ ký kết một số văn bản hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. (Ảnh: Quân đội nhân dân)
Cũng trong ngày 8/7, Tổng Bí thư đã có cuộc làm việc với các nghị sĩ Hoa Kỳ tại trụ sở quốc hội và gặp gỡ Thượng nghị sĩ John McCain. (Ảnh: AFP)
Thượng nghị sĩ McCain giới thiệu các bức ảnh với Tổng Bí thư tại văn phòng làm việc của ông. (Ảnh: AFP)
Sáng 9/7, tại thủ đô Washington, Tổng Bí thư và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. (Ảnh: VOV)
Cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến lễ ký kết 4 Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp, giao thông xanh và giảm nghèo. (Ảnh: TTXVN)
Cũng trong ngày 9/7, tại thành phố New York, Tổng Bí thư có cuộc gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam và lưu học sinh đang học tập tại Hoa Kỳ. (Ảnh: VOV)
Ngày 10/7, Tổng Bí thư và phái đoàn cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ Nhóm trí thức Đại học Harvard. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu cũng dự Lễ trao Giấy phép xây dựng Trường Đại học Fulbright Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Cùng ngày, Tổng Bí thư đã đến thăm gia đình cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton ở ngoại ô thành phố New York. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng bức ảnh cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon trong chuyến thăm trụ sở Liên hợp quốc tại New York ngày 10/7. (Ảnh: TTXVN)
Vào 9 giờ sáng ngày 11/7 giờ Hoa Kỳ, chuyên cơ chở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế John F. Kennedy (New York), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. (Ảnh: Quân đội nhân dân)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên chuyên cơ, vẫy chào bạn bè Việt Nam và Hoa Kỳ ra tiễn. (Ảnh: Quân đội nhân dân)
An Bình
Theo VOV, TTXVN, QĐND
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Vào lúc 9 giờ sáng 11-7 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế J. F. Kennedy, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ theo lời mời của Chính quyền Tổng thống Barack Obama. Trên chuyên cơ, Tổng bí...