Truyền thuyết về tượng đá kỳ bí DOL HAREUBANG ở đảo JEJU
Nhắc tới Hàn Quốc, không thể không nhắc đến Jeju, hòn đảo tuyệt mỹ, với phong cảnh nên thơ cùng những chuyện tình lãng mạn. Nắng vàng trải dài trên những bờ biển xanh mát, là nơi lý tưởng cho những kì nghỉ tuyệt vời và thư giãn.
Đảo Jeju xinh đẹp
Jeju là hòn đảo được hình thành bởi sự phun trào của núi lửa trong một thời gian dài. Đá không chỉ tạo nên những bức tượng với vô số hình hài khác biệt mà còn có mặt trong đời sống của người dân. Đá được mang ra xây nhà, được đắp thành cổng và tường bao quanh nhà, được dùng làm cột mốc phân chia. Chính đá đã tạo ra sự hấp dẫn đặc trưng rất riêng của Jeju. Không chỉ vậy, đá còn tạo nên truyền thuyết về hai pho tượng đá Dol Hareubang “Ông nội – Bà nội” vẫn đang sừng sững bảo vệ hòn đảo Jeju.
Đảo Jeju lãng mạn bậc nhất
Truyền thuyết về “Ông nội – Bà nội”
Nếu đến với Jeju, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những bức tượng có hình “Ông nội – Bà nội” (hay còn được gọi với những cái tên tượng đá Dol hareubang (Hareubang hoặc Harubang) ở khắp mọi nơi, từ các điểm thăm quan du lịch, trên đường phố đến trước cổng mỗi căn nhà trong các ngôi làng dân tộc…
Người dân trên đảo kể lại rằng, tổ tiên của người Jeju chính là “Bà nội”. Tượng “Bà nội” không chỉ được đặt ở cổng làng để làm “người giữ làng” mà còn được người Jeju sử dụng làm cột mốc đánh dấu một khoảng cách nhất định trên những con đường. Mỗi khi vượt qua một chặng đường, chỉ cần đếm số tượng “Bà nội”, người ta sẽ tính được khoảng cách mà mình đã đi qua.
Bức tượng tiêu biểu Dol hareubang, Hareubang
Rồi sau này, để ngăn không cho xe tải vào làng, người Jeju cho tạc thêm tượng “Ông nội” đứng đối diện với “Bà nội” ở phía bên kia cổng làng. Khoảng cách giữa hai pho tượng chính là giới hạn cho phép các loại phương tiện có thể lưu thông trên đường làng. Cho dù một ngày đẹp trời hoặc ngày có giông bão, ông bà đá đều đóng vai trò như những người vệ sỹ bảo vệ hòn đảo thoát khỏi tất cả những điều kỳ quái.
Sau đó, hai pho tượng được gắn thêm ý nghĩa phồn thịnh với mong muốn phát triển dân số ở nơi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nếu muốn sinh con trai, người dân Jeju sẽ đặt tay lên mũi “Ông nội”, còn nếu muốn sinh con gái thì đặt tay lên mũi “Bà nội”.
Ngày nay, nhiều du khách cũng đến Jeju và đặt tay lên mũi “Ông nội – Bà nội” như một điều may mắn về chuyện con cái.
Vườn hóa thạch đặc biệt nhất Jeju
Sẽ rất khó tưởng tượng nếu như Jeju không có đá. Đá của Jeju được dùng để tạc tượng, làm bia mộ nên nó tồn tại cùng thời gian với linh hồn những người đã khuất. Đặc biệt, các bức điêu khắc được làm từ đá Bazan chứa đựng sự tồn tại duy nhất của người Jeju. Bởi vậy, đá của Jeju không thể mang ra khỏi hòn đảo. Du khách chỉ có thể mang đi những món đồ kỷ niệm nhỏ mà người nghệ nhân Jeju đã khéo léo tạo ra.
Đến thăm Vườn hóa thạch Geumneung, ta sẽ bắt gặp những bức tượng đá với nhiều hình thù khác nhau. Không chỉ là những bức tượng “Ông nội – Bà nội” đã trở nên quen thuộc, mà còn có những bức tượng Phật làm bằng đá, những mô hình đá nhỏ kể lại cuộc sống bình dị của người dân, đặc biệt là những bức tượng đá miêu tả số phận của những người phụ nữ Jeju.
Video đang HOT
Vườn hóa thạch Geumneung
Đây là nơi thể hiện rõ và chân thực nhất cuộc sống sinh hoạt của Jeju thông qua những hòn đá mà nghệ nhân Jang Gong Ik đã điêu khắc trong suốt 60 năm. Ông Jang Gong Ik chia sẻ rằng, với người dân Jeju, những bức tượng đá xung quanh làng là vị thần của họ, là nơi chứa đựng và nuôi dưỡng tâm hồn của họ. Chỉ có chúng tôi – những con người của Jeju mới tạo ra được những sản phẩm phản ánh cuộc sống và văn hóa của Jeju. Cho dù sau này, khi không còn ai làm công việc này nữa thì những bức tượng như “Ông nội – Bà nội” sống mãi với thời gian sẽ là thứ thuyết minh rõ nhất cho mọi người về Jeju và con người Jeju”.
Theo vyctravel.com
Thời điểm giao mùa thu đông này, đi đảo Nami - Hàn Quốc mới đúng điệu
Là địa điểm quay phim "Bản tình ca mùa đông" huyền thoại một thời, đảo Nami chính là điểm đến bình yên và lãng mạn với phong cách hoàn toàn khác biệt với đảo Jeju.
Là địa điểm quay phim "Bản tình ca mùa đông" huyền thoại một thời, đảo Nami chính là điểm đến bình yên và lãng mạn với phong cách hoàn toàn khác biệt với đảo Jeju.
Mình từng đi đảo Jeju rồi, đó là lý do khi đến đảo Nami, mình có cảm nhận nét trái ngược nổi bật đến thế. Cả hai hòn đảo đều đẹp rất riêng, nhưng xét về phong cảnh hữu tình, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, có thể nói Nami sẽ nhỉnh hơn một chút dù cảnh sắc trên hòn đảo này vốn hoàn toàn nhân tạo.
Mình được biết Nami không được tự nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan kỳ thú, hầu hết mọi khung cảnh trên đảo đều được phục dựng, chăm chút, nuôi trồng và vun xới từ rất nhiều năm trước. Tuy có sự tác động của bàn tay con người phần lớn nhưng mình vẫn thích Nami bởi cảnh sắc thơ mộng.
Nami không được tự nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan kỳ thú, hầu hết mọi khung cảnh trên đảo đều được phục dựng, chăm chút, nuôi trồng và vun xới từ rất nhiều năm trước.
Đi đảo Nami đẹp nhất chính là mùa cuối năm, nhất là khi giao mùa thu đông, chỉ vì khi đó bạn mới được ngắm nhìn những tán cây ngân hạnh chuyển màu. Bạn sẽ thật sự choáng ngợp khi chỉ vừa giữa trưa thôi, các tán cây còn xanh rì như mùa hè, đột ngột sẽ chuyển vàng hoặc đỏ khi chiều đến, có khi còn trụi lá sau những đợt gió lạnh kèm theo tuyết rơi nhẹ. Chưa bao giờ có một điểm đến nào kỳ lạ như Nami khi bạn gần như cảm nhận được phong vị của bốn mùa ngay trong cùng một ngày.
Đi đảo Nami đẹp nhất chính là mùa cuối năm, nhất là khi giao mùa thu đông, chỉ vì khi đó bạn mới được ngắm nhìn những tán cây ngân hạnh chuyển màu.
Nami không lớn, không có nhiều điểm đi, nhưng muốn đi Nami không phải dễ. Kinh nghiệm "xương máu" của mình là bạn nên đi tour nếu mới đến đây lần đầu tiên. Do ỷ lại có người quen ở Seoul, mình đã du lịch tự túc một mình và mất rất nhiều thời gian cho việc di chuyển.
Chưa bao giờ có một điểm đến nào kỳ lạ như Nami khi bạn gần như cảm nhận được phong vị của bốn mùa ngay trong cùng một ngày.
Mình bay từ Việt Nam sang Seoul, sau đó ra Seoul Station đi tàu đến Cheongnyangni, rồi chuyên sang tau ITX đi Gapyeong Station, đến ga Gapyeong thì đi buýt đến Nami, ấy là chưa kể phải đi thêm một chuyến phà 30 phút mới chạm chân tới được Nami.
Giá vé vào Nami thì 8.000 Won cho khách nước ngoài, còn người Hàn Quốc thì 10.000 Won, đó là lý do tại sao bạn nên đem hộ chiếu khi qua cổng.
Nami không lớn, không có nhiều điểm đi, nhưng muốn đi Nami không phải dễ.
Dù đường đi có gian truân là thế nhưng một khi vào được Nami rồi, bạn sẽ không hề muốn rời khỏi nơi này. Mình thích nhất tiết trời se lạnh sụp chiều, nhìn những cành khô hoang tàn bước vào đông, cảm giác rất tĩnh mịch khi không còn tiếng động cơ, không còn tiếng ồn ào, không còn khói bụi nào làm xao lãng.
Mình thích nhất tiết trời se lạnh sụp chiều, nhìn những cành khô hoang tàn bước vào đông, cảm giác rất tĩnh mịch khi không còn tiếng động cơ, không còn tiếng ồn ào, không còn khói bụi nào làm xao lãng.
Không chỉ có cây ngân hạnh, đảo còn có cây hạt dẻ, cây bạch dương, rất nhiều bãi cỏ, vườn bách thú, hồ rộng với thuyền mộc cùng nhiều hàng quán và khu vui chơi giải trí khác. Bạn nên ghé khu vực Unicef Hall ăn các loại kim chi, lẩu, gà xào bắp cải và thịt nướng, bảo đảm vừa rẻ lại vừa ngon đậm chất ẩm thực Hàn Quốc.
Bạn nên ghé khu vực Unicef Hall ăn các loại kim chi, lẩu, gà xào bắp cải và thịt nướng, bảo đảm vừa rẻ lại vừa ngon đậm chất ẩm thực Hàn Quốc.
Đi Nami về một chuyến tuy có hơi tốn kém thật nhưng mình không hối tiếc vì đã được chứng kiến tận mắt khung cảnh mình từng yêu mến trên phim. Với phong cảnh êm đềm, đảo Nami thực sự là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho mọi người, nhất là những ai có "gấu" cần lãng mạn vào đông.
Với phong cảnh êm đềm, đảo Nami thực sự là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho mọi người, nhất là những ai có "gấu" cần lãng mạn vào đông.
Theo emdep.vn
Mùa đông Hàn Quốc Đến và trải nghiệm với thiên đường tuyết Bạn đang lên ý tưởng cho một chuyến du lịch Hàn Quốc vào mùa đông. Bạn muốn được khám phá, ngắm tuyết rơi hay được một lần thử nghiệm môn thể thao trượt tuyết ở xứ sở kim chi. Xin giới thiệu đến bạn một số điểm du lịch Hàn Quốc tuyệt đẹp vào mùa đông. Mùa đông khiến Hàn Quốc trở nên...