Truyền thuyết về Quán Tiên: Cách nhân vật Thiệt đảo lộn số mệnh chị Mùi mãi mãi
Thiệt chính là chất xúc tác khiến Mùi rơi vào vực sâu của cô đơn, nhưng cũng tại đó cô đã tìm thấy chân trời mới.
Xem qua trailer chính thức của Truyền thuyết về Quán Tiên.
Truyền thuyết về Quán Tiên là một trong những tác phẩm phim Việt mạnh dạn ra mắt trong thời điểm vô cùng mạo hiểm, là khi các rạp phim toàn quốc hoạt động trở lại sau khi tình hình COVID-19 tại nước ta có chuyển biến tích cực. Tuy mang bầu không khí chiến tranh lịch sử, nhưng tựa phim của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ lại chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn, táo bạo và chắc chắn không hề thua kém bất cứ câu chuyện drama màn ảnh rộng nào.
Poster chính thức của Truyền thuyết về Quán Tiên.
Ba cô gái bộ đội gồm Mùi ( Thuý Hằng), Phượng ( Minh Khuê) và Tuyết Lan ( Hoàng Mai Anh) cùng nhau sống và quản lý Quán Tiên – một hàng nước nghỉ chân nho nhỏ được dựng lên trong chiếc hang xinh đẹp kiều diễm giữa cánh rừng Trường Sơn vốn đang tràn ngập bom mìn và chiến tranh. Trong số các “tiên nữ”, Mùi chính là nhân vật nữ chính khi cô đóng vai trò là thủ lĩnh, cũng là chị cả bên cạnh bảo ban các em.
Thế nhưng, cũng không khác gì Phượng hay Tuyết Lan, bên trong Mùi cũng chứa đựng một cỗ cảm xúc mãnh liệt, một sự thèm khát yêu thương và không khí tình thân giữa nơi rừng thiêng nước độc.
Mùi, Phượng và Tuyết Lan cùng nhau mở Quán Tiên.
Mỗi cô gái đều có cho mình một câu chuyện riêng, song tình cảnh của Mùi lại có phần đặc biệt. Ban đầu, cô nhận ra mình bị để ý bởi một con khỉ hoang trong rừng. Chú ta liên tục ngắm cô tắm suối, làm ra những hành động ngỗ nghịch quá khích khiến nhóm các cô gái sợ hãi. Từ đó, một loạt các anh bộ đội được phái xuống để bảo kê các cô, trong đó có Thiệt ( Trần Việt Hoàng) – anh chàng bộ đội trẻ bị khiếm thính, và cũng là người con trai cuối cùng đến Quán Tiên công tác.
Thiệt là nhân vật hết sức đặc biệt đối với Mùi.
Có thể thấy, cuộc hành trình suốt 110 phút của Truyền thuyết về Quán Tiên vốn để từng bước xây dựng hình tượng nhân vật Mùi – một cô gái cương nghị, chính chắn nhưng bên trong mang nỗi nhớ da diết dành cho người chồng là Hân, cũng là một bộ đội đang trực chiến vô cùng nguy hiểm. Tất cả mọi thứ, từ biến cố của Tuyết Lan, sự xuất hiện của Ku Xê ( Leo Nguyễn), tình yêu bị chia cách của Phượng và Quỳnh ( Lê Hoàng Long), và cả con khỉ kia đều khiến cảm xúc và thái độ của Mùi thay đổi không ngừng.
Có lẽ, Mùi chính là một trong những nhân vật có nội tâm và tuyến phát triển phức tạp nhất từng xuất hiện trên màn ảnh phim Việt.
Mùi trải qua nhiều sự chuyển biến tâm lý, nhất là khi Thiệt xuất hiện.
Chứng kiến những người em lần lượt rời Quán Tiên chỉ vì hai chữ “tình yêu”, Mùi dĩ nhiên cô đơn, lạc lõng, sợ hãi, nhưng bên cạnh cô giờ đây còn có anh chàng Thiệt chân chất, nhiệt tình. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện của Thiệt đã là nhát dao chí mạng chặt đứt sợi dây ý chí còn sót lại của cô, khiến cô không còn chút nào lưu luyến mà bỏ lại chiếc hang mà mình từng gắn bó suốt nhiều tháng.
Thiệt là một nhân vật có bước khởi đầu giản đơn, mang vẻ lương thiện, đơn thuần thật sự. Thế nhưng, một lần nữa “tình yêu” đã là thứ khiến cảm xúc của hai nhân vật còn lại tại Quán Tiên trở nên méo mó, biến tướng. Mùi dần dần xây dựng một sự liên kết với chú khỉ cô độc kia, vừa có sự sợ hãi vừa có sự thú vị, lại còn pha lẫn một chút hạnh phúc.
Điều đó lại không hề tồn tại ở Thiệt, khi anh chàng thật sự căm ghét con khỉ kia, phải chăng là vì chú ta luôn chọc phá, thậm chí quấy rối Mùi theo lời kể trước đó của Phượng? Hoặc, có một động cơ còn lớn hơn cả việc bảo vệ một người đồng đội, chẳng hạn như mùi ghen tị xuất phát từ chính tình cảm thầm kín?
Thiệt không chần chừ bắn con khỉ trước sự chứng kiến của Mùi.
Phải, Thiệt đã thích Mùi, cái niềm thích vô cùng trong trẻo và vô lo, từ đó dẫn đến việc cậu ta phải triệt hạ những điều khiến cô ấy bất an và lo lắng. Và đó là khi một quyết định mãnh liệt được chốt hạ, Thiệt giơ súng bắn con khỉ trước sự chứng kiến của Mùi, và cũng chính Thiệt đã nhìn thấy Mùi rơi nước mắt trước khi con khỉ ra đi vĩnh viễn. Và rồi điều gì đến cũng đã đến, khi “tình địch” đã bại trận, thì Thiệt hiển nhiên nhận được món quà cao quý nhất – một nụ hôn phớt qua như “chuồn chuồn nước” cùng Mùi.
Mùi và Thiệt trao nhau cái hôn lướt qua, đánh dấu ngày cuối bên nhau.
Từ đầu đến cuối, Mùi không hề lường trước sự tồn tại của Thiệt tại Quán Tiên lại dẫn đến nhiều hệ luỵ như thế với bản thân cô, khi chính cậu đã tước đi mạng sống của người bạn thân duy nhất của cô trong cánh rừng này. Nhưng liệu Mùi có thể trách được Thiệt, dĩ nhiên là không, và cũng vì lẽ đó nên cô chọn rời đi khi tất cả đã kết thúc. Sự rời đi của Mùi cũng là để chặt đứt mọi tâm tư đang bén lửa của Thiệt, cũng là để bảo vệ cậu trai trẻ thiệt thà khỏi những hình phạt khắc khe của cấp trên, từ đó có một số phận an nhàn nhất có thể ở nơi chiến trường khói lửa mịt mùng.
Cái kết của Mùi trông như một bi kịch, nhưng phải chăng đó cũng là sự giải thoát?
Vậy nếu Thiệt không xuất hiện, thì Mùi có thể có một kết cục khác, tích cực và có hậu hơn hay không? Hoàn toàn có thể. Không có Thiệt, cô chắc hẳn vẫn sẽ ở lại Quán Tiên một thân một mình (vì có Thiệt hay không thì con đường của Phượng cũng vẫn y như thế), và Mùi có thể làm bạn với chú khỉ kia thật lâu. Đây cũng chính là khi cái kết của phim thật sự trở nên hợp lý hẳn, tại đó nhân vật Thiệt nay đã ở tuổi xế chiều nhìn về phía mặt trời, tại đó Mùi và chú khỉ cùng nhau nhẹ nhàng rải bước trên đường, bỏ lại đằng sau mọi đau khổ.
Chung quy, Truyền thuyết về Quán Tiên nhấn mạnh về cuộc sống của những người phụ nữ làm công tác quân sự thời chiến, song Mùi là nhân vật trung tâm được “hưởng” sự phát triển và xây dựng chi tiết nhất. Thiệt chính là chất xúc tác khiến bản thân Mùi rẽ sang một lối đi mới, mịt mùng và thê lương, nhưng chẳng qua sau tất cả thì cô lại thanh thản, xem như là đã để lại đằng sau một cuộc đời tương đối trọn vẹn vì quê hương và vì chính mình.
Thiệt chính là chất xúc tác khiến Mùi rơi vào vực sâu của cô đơn, nhưng cũng tại đó cô đã tìm thấy chân trời mới.
Truyền thuyết về Quán Tiên chính thức công chiếu ngày 22/5/2020.
Phim chiến tranh 'Truyền thuyết về Quán Tiên' - lưng chừng cảm xúc
Sở hữu ý tưởng hứa hẹn, nhưng tác phẩm của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ chưa thể ghi đậm dấu ấn trong lòng khán giả bởi phần nội dung còn thiếu sót.
Trailer Truyền thuyết về Quán Tiên
Thể loại: Chiến tranh, tâm lý
Đạo diễn: Đinh Tuấn Vũ
Diễn viên: Đỗ Thúy Hằng, Hồ Minh Khuê, Hoàng Mai Anh, Trần Việt Hoàng, Leo Nguyễn, Lê Hoàng Long
Zing đánh giá: 6/10
Nội dung Truyền thuyết về Quán Tiên dựa trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn Xuân Thiều. Phim lấy bối cảnh vùng Trường Sơn năm 1967 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đi đến hồi quyết liệt. Lúc này, đoàn xe vận tải của ta thường xuyên bị tổn thất do các chiến sĩ phải cầm lái liên tục hàng trăm cây số.
Ba nữ thanh niên xung phong gồm Mùi (Đỗ Thúy Hằng), Phượng (Hồ Minh Khuê) và Tuyết Lan (Hoàng Mai Anh) được giao nhiệm vụ thành lập một quán ăn trong hang làm nơi nghỉ chân cho bộ đội. Song, họ không chỉ đối mặt với bom đạn, mà còn bị một con vượn khổng lồ ngày đêm đeo bám.
Bối cảnh và âm nhạc là điểm nhấn
Ê-kíp Truyền thuyết về Quán Tiên đã rất kỳ công trong việc xây dựng khung cảnh hoang sơ của vùng Trường Sơn cách đây 40 năm, cũng như hang động "đẹp như tiên cảnh" của ba nữ thanh niên xung phong. Phim sử dụng nhiều góc toàn cảnh hoặc từ trên cao xuống nhằm làm nổi bật hình ảnh núi rừng hùng vĩ và đầy mê hoặc ở khu Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong bối cảnh đó, tác phẩm tái hiện một thời kỳ lịch sử gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc khi những người lính "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Dưới làn mưa bom bão đạn, từng đoàn chiến sĩ đội mưa nắng liên tục hành quân, những đội dân công túc trực ngày đêm để dọn đường cho xe vận tải.
Nhiều yếu tố kỹ thuật trong phim được thực hiện tốt. Tuy nhiên, mảng kỹ xảo trông còn giả tạo.
Nhiều câu chuyện cảm động từ các cựu chiến binh cũng được kể lại. Đơn cử như hình ảnh một người lính mắc bệnh sốt rét, nhưng bị đồng đội bỏ quên khi hành quân gấp. Anh cuối cùng hy sinh trong chiếc võng mà không ai hay biết. Hay như việc những người đồng đội đã khuất hiện về gặp nhau trong mơ.
Ngoài ra, phần âm nhạc do Trần Mạnh Hùng cùng Olivier Ochanine của dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời thực hiện cũng mang đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Những giai điệu lúc bi tráng, lúc đau thương, luyến tiếc được lồng ghép khéo léo xuyên suốt thời lượng phim.
Song, yếu tố kỹ xảo của Truyền thuyết về Quán Tiên còn cũ kỹ, giả tạo. Người xem dễ dàng nhận ra những cảnh cháy nổ, ném bom đều được thực hiện bằng đồ họa vi tính. Đặc biệt, hình ảnh con vượn ngây ngô khó lòng gây ra sự sợ hãi, kịch tính như ý đồ của tác phẩm.
Nội dung lưng chừng cảm xúc
Thông qua hình ảnh ba nữ chiến sĩ, Truyền thuyết về Quán Tiên muốn xoáy sâu vào những khao khát yêu thương của người trẻ trong thời chiến.
Mỗi người trong số họ có thân phận khác nhau. Mùi và chồng chỉ mới ở bên nhau được ba ngày thì anh phải vào chiến trường rồi mất liên lạc suốt nhiều năm. Phượng và chàng lái xe Quỳnh (Lê Hoàng Long) yêu nhau, nhưng chỉ có thể gặp qua những cánh thư. Còn Tuyết Lan và Ku Xê (Leo Nguyễn) nảy sinh tình cảm trong nghịch cảnh.
Đưa ra nhiều ý tưởng thú vị, nhưng Truyền thuyết về Quán Tiên lại chưa thể tận dụng và giải quyết triệt để.
Qua đó, người xem có thể cảm nhận những đau thương mà các chiến sĩ phải gánh chịu. Họ cũng mong muốn yêu và được yêu như bao người khác. Song, ít ai dám bộc lộ cảm xúc của bản thân khi nước nhà chưa thống nhất, sống nay chết mai. Họ không dám trao nhau những lời ước hẹn, mà chỉ dám kìm nén những khao khát vào sâu trong lòng.
Tuy nhiên, những ý tưởng đó rốt cuộc để lại nhiều dấu ấn bởi phần nội dung thiếu điểm nhấn. Phim có tiết tấu chậm rãi với nhiều tình tiết bị kéo dài không cần thiết. Vấn đề của ba cô gái tại Quán Tiên cứ thế lặp đi lặp lại, nhưng không được giải quyết triệt để.
Sự xuất hiện của con vượn ban đầu gây ra nhiều tò mò, nhưng đến cuối lại không đóng vai trò gì cụ thể. Mối quan hệ giữa nó và Mùi chỉ được giải quyết một cách chóng vánh và gượng gạo. Không những thế, phim còn lộ rõ nhiều sơ hở trong kịch bản.
Nhiệm vụ ở Quán Tiên tỏ ra khá yên bình và dễ dàng so với sự ác liệt nơi chiến trường. Việc đưa vào chứng bệnh cuồng loạn (hysteria) để giải thích việc "thiếu hơi đàn ông" chưa thật sự hợp lý. Kết phim được xử lý chưa khéo khiến mọi thứ chỉ dừng ở lưng chừng.
Diễn xuất kém ấn tượng
Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ đã xây dựng rất tốt tính cách riêng biệt cho từng nhân vật trong phim. Tuy nhiên, dàn diễn viên trẻ lại chưa làm tròn nhiệm vụ. Những cái tên như Trần Việt Hoàng, Đỗ Ngọc Long hay Hoàng Mai Anh không thể hiện được những mâu thuẫn nội tâm, nỗi đau chia ly mà nhân vật của họ phải gánh chịu.
Phần diễn xuất trong phim còn để lại không ít tiếc nuối.
Sau vai diễn ấn tượng trong Cuộc đời của Yến (2015), Đỗ Thúy Hằng gây thất vọng khi hóa thân thành nàng Mùi trong Truyền thuyết về Quán Tiên. Nhân vật của cô chỉ có một nét biểu cảm đau buồn trong toàn bộ thời lượng. Bên cạnh đó, khán giả cũng khó nhận ra hình ảnh một chỉ huy quyết đoán, mạnh mẽ như lời giới thiệu của cấp trên trước đó.
Điểm nhấn trong diễn xuất lại thuộc về cái tên lần đấu lấn sân điện ảnh: Hồ Minh Khuê. Cô thể hiện được nét tinh nghịch, nhí nhảnh, ưa chọc phá của Phượng. Đồng thời, nữ chiến sĩ cũng có những phân cảnh bộc lộ tình cảm sâu sắc với người yêu hay các chị em ở Quán Tiên.
Tuy chưa hoàn hảo, nhưng Truyền thuyết về Quán Tiên phần nào đó cho thấy bước tiến trong dòng phim chiến tranh của nước nhà. Với những kịch bản hay, phim lịch sử Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nước khác trên sân chơi quốc tế.
Review 'Truyền thuyết về Quán Tiên': Cơn lốc tình mãnh liệt của những cô gái nơi chiến trường khói lửa Truyền thuyết về Quán Tiên dễ dàng trở thành một trong những tựa phim táo bạo và xuất sắc nhất của Viêt Nam trong gần 10 năm trở lại đây. Xem qua trailer chính thức của Truyền thuyết về Quán Tiên. Sau khi tình hình đại dịch COVID-19 đã trở nên dễ thở hơn tại Việt Nam, thì đón chờ khán giả ngoài...