Truyền thuyết về quái thú đầu gà, thân rắn
Sinh vật huyền thoại Basilisk được miêu tả có thân rắn, đầu giống gà, có khả năng giết chết người chỉ với một ánh mắt, hơi thở cực độc…
Nhà văn La Mã Pliny the Elder sống vào thế kỷ I nổi tiếng với tác phẩm “Lịch sử tự nhiên” đã miêu tả về các sinh vật huyền thoại có diện mạo kỳ dị và rất nguy hiểm có tên Basilisk.
Pliny mô tả quái thú Basilisk có phần thân giống như loài rắn, đầu giống gà khi có một chiếc mào ở trên đầu giống như vương miện.
Vào thời Trung cổ, sinh vật này được miêu tả bị biến thành một con rắn hung dữ với phần đầu là của một con gà trống và đôi cánh của rồng hoặc dơi.
Basilisk được cho là có thể giết chết nạn nhân chỉ với một vết cắn. Thêm vào đó, hơi thở của nó cũng rất độc và có thể giết chết một người đàn ông chỉ với một ánh mắt.
Do đó, những người thợ săn quái thú Basilisk thường mang theo những chiếc gương soi dùng để phản chiếu ánh mắt chết người của quái thú trên chuyển sang hướng khác.
Đồng thời, họ cũng mang theo bạn đồng hành là những con chồn. Loài động vật này được cho là miễn dịch với chất độc của Basilisk. Quái thú nguy hiểm này được cho là có nguồn gốc ở Bắc Phi.
Tuy nhiên, những giai thoại về Basilisk lại xuất hiện phổ biến ở châu Âu thời Trung Cổ. Theo một tài liệu ghi chép năm 1587, một vụ săn quái thú thân rắn, đầu gà này đã xảy ra ở Ba Lan.
Khi đó, một người đàn ông mặc một bộ đồ da thuộc có thiết kế thêm những chiếc gương soi khắp trang phục đã đi săn quái thú Basilisk. Người này đã bắt được Basilisk sau khi giết chết hai bé gái và một bảo mẫu.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Nếu kỳ lân thực sự tồn tại thì sừng của chúng sẽ dùng vào việc gì?
Nhắc đến kỳ lân, hầu hết mọi người đều hình dung ra con ngựa tuyệt đẹp có một sừng. Nhưng bạn có bao giờ thắc mặc, cái sừng đó để làm gì không?
Kỳ lân là sinh vật huyền thoại tồn tại trong trí tưởng tượng của con người từ nền văn minh Sông Ấn đến các bộ phim hoạt hình ngày nay. Các phiên bản kỳ lân trước đây và bây giờ, phương Tây hay phương Đông kỳ thực khá giống nhau.
Nói chung, kỳ lân hiếm khi quá khác con ngựa một sừng. Con thú cổ tích này tượng trưng cho đủ thứ từ dục vọng tội lỗi đến thần thánh, và tác dụng của cái sừng thì hiếm khi rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta có thể lý giải một chút về nó dựa trên sinh học.
Trước hết, tạm thời bỏ qua các tính năng kỳ diệu. Ví dụ như làm sạch nước hồ, chữa lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời có thể gạt bỏ ý niệm như trong phim Legend 1985 rằng sừng của kỳ lân là "một chiếc sừng duy nhất vươn thẳng lên thiên đàng".
Nhưng, ý tưởng về "ăng-ten sừng" kiểu này không quá xa rời thực tế. Động vật tên "kỳ lân" nổi tiếng nhất thế giới tự nhiên là kỳ lân biển (Monodon monoceros).
Dù cái ngà duy nhất của nó thực ra là cái răng nanh qua khổ, chĩa thẳng ra khỏi mặt nó. Công dụng chính xác của cái ngà này vẫn là một chủ đề khoa học gây tranh cãi, nhưng nó cũng có thể hoạt động như một giác quan, vì chứa đầy các đầu dây thần kinh nhạy cảm.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra giải thuyết rằng, kỳ lân biển sử dụng ngà để định vị, giúp chúng săn cá, tôm, mực. Theo Martin Martin Nweeia, chuyên gia tại Trường Y khoa Nha khoa Harvard, cái ngày này có thể được sử dụng để phát hiện những thay đổi về độ mặn của nước.
Trong hội họa Trung Cổ, kỳ lân được tạo hình hiền lành (Tranh của Domenico Zampieri)
Tuy nhiên, những cách giải thích này còn khá nửa vời, vì trên thực tế kỳ lân biển cái hiếm khi phát triển ngà. Chúng ta có thể cho rằng, cái ngà này tạo sự khác biệt và hấp dẫn trong mùa giao phối cho kỳ lân biển đực.
Quay trở lại với kỳ lân, có lẽ chỉ có con đực khoe sừng để tranh đấu với những đối thủ khác, hay "khoe mẽ" vẻ đẹp của nó với các bạn tình tiềm năng. Cách giải thích này còn được củng cố, ít nhất là, theo tác phẩm từ thế kỷ 5 TCN của nhà sử học Hy Lạp Ctesias, sừng kỳ lân có màu đỏ, đen và trắng.
Một khả năng rõ ràng khác, chiếc sừng là vũ khí giúp kỳ lân tự bảo vệ mình trước những kẻ săn mồi, ví dụ thợ săn hay kẻ thù huyền thoại của nó - sư tử. Điều này tạo mối liên hệ chặt chẽ giữ kỳ lân và loài động vật có thực - tê giác.
Trong các tác phẩm nghệ thuật Châu Âu thời Trung Cổ, những con kỳ lân trông ngoan ngoãn, hiền lành. Những trong các tài liệu cổ hơn, chúng được mô tả như một sinh vật đáng sợ.
Tác giả La Mã sống ở thế kỷ I Pliny Già đã viết, một con kỳ lân không thể bị bắt sống. Một số người khác thì mô tả sinh vật này có khả năng đánh bại sư tử. Đôi khi, dường như, dự đoán khả năng phòng vệ và tấn công của sừng kỳ lân là đúng đắn nhất.
Theo Helino
Sự thật những bí ẩn về ngôi mộ vua Arthur Nhiều cuộc khảo sát đã cho thấy ngôi mộ của vua Arthur tại Glastonbury Abbey thực sự là một trò lừa bịp để thu hút nhiều du khách đến tham quan hơn. Nơi an nghỉ cuối cùng hiện nay của vị vua huyền thoại Arthur và vợ mình, Guinevere ở Glastonbury Abbey, Somerset, nước Anh là một bí ẩn vẫn chưa tìm ra...