Truyền thuyết ly kỳ về Bà Thu Bồn ở vùng đất Quảng Nam
Ít ai biết rằng tên gọi sông Thu Bồn bắt nguồn từ tên gọi của Bà Thu Bồn – một người phụ nữ đã đi vào truyền thuyết, được tôn vinh như người mẹ quê hương ở mảnh đất Quảng Nam.
Là dòng sông chính của tỉnh Quảng Nam, sông Thu Bồn bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh, bồi đắp phù sa cho vùng quê của các huyện Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên trước khi chảy qua phố cổ Hội An và đổ ra biển cửa Đại.
Với vẻ đẹp nên thơ, hồn hậu, dòng sông này đã trở thành một dấu ấn văn hóa đi vào tiềm thức người dân với phố cổ Hội An qua biết bao thế hệ.
Dấu ấn đó là hình ảnh những nếp nhà cổ kính soi bóng xuống dòng nước hiền hòa, cảnh người ngư dân sớm hôm mưu sinh trên những con thuyền mộc mạc…
Ít ai biết rằng tên gọi sông Thu Bồn bắt nguồn từ tên gọi của Bà Thu Bồn – một người phụ nữ đã đi vào truyền thuyết, được tôn vinh ở mảnh đất Quảng Nam.
Chuyện kể rằng, Bà Thu Bồn vốn là nữ tướng nhà Lê. Trong một lần giao chiến thất bại, Bà gieo mình xuống dòng sông để tuẫn tiết, xác Bà trôi theo dòng nước về dưới miền xuôi.
Sau khi mất, có nhiều giai thoại về sự hiển linh của Bà trong việc cứu nhân độ thế, phù hộ cho dân làng vượt qua bao thiên tai, bệnh tật, rủi ro trong cuộc sống, giúp mưa thuận gió hòa, cây trái tốt tươi, mùa màng trĩu hạt.
Để tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công ơn của người mẹ Thu Bồn, người dân thường xuyên tổ chức lễ tạ ơn trên dòng sông.
Dòng sông bà ngã xuống được đặt tên là sông Thu Bồn, và ngôi làng nhỏ bé bà yên nghỉ mang tên làng Thu Bồn, ngày nay nằm ở xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, gần thánh địa Mỹ Sơn.
Theo một truyền thuyết khác, Bà Thu Bồn là người hết lòng vì dân vì nước. Bà dạy cho nhân dân biết trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, chữa bệnh cho nhân dân. Sau khi Bà mất, người dân nơi đây ngưỡng mộ sự hy sinh và công lao to lớn, đã lập dinh tự thờ Bà.
Có thể nói, chuyện về Bà Thu Bồn có nhiều dị bản khác nhau, nhưng đều làm nổi bật chân dung một người phụ nữ đức độ, là người mẹ của quê hương, xứ sở mang sắc màu huyền bí, là biểu tượng của khát vọng đất nước thái bình.
Vào thời nhà Nguyễn, Bà Thu Bồn đã được triều đình sắc phong “Mỹ đức thục hạnh Bô Bô phu nhân thượng đẳng thần”.
Ngày nay, lễ hội Bà Thu Bồn được tổ chức hàng năm vào ngày 12/2 Âm lịch lại làng Thu Bồn, là một lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng dân gian của xứ Quảng…
Mời quý độc giả xem video: Đèn lồng Hội An – Tuyệt tác của phố cổ. Nguồn: VTC1
Giải mã bí ẩn'vực không đáy' và giai thoại chuyện vực 'hút người' ở Hà Nam
Những câu chuyện ly kỳ xoay quanh 'vực không đáy' ở Hà Nam luôn kích thích sự tò mò và niềm đam mê khám phá của nhiều người. Vực nước có một không hai này không chỉ có độ sâu tưởng chừng như vô hạn, mà ẩn trong đó còn có những câu chuyện ly kỳ được lưu truyền từ nhiều đời nay. Để khám phá tất cả những bí mật xoay quanh vực nước này, PV ĐS&PL đã đến tận nơi để được tận mắt chiêm ngưỡng và cảm nhận.
Truyền thuyết về ngôi chùa nằm dưới đáy vực sâu
Mang những băn khoăn về truyền thuyết bí ẩn về nơi được người dân ví von là "vực không đáy", PV ĐS&PL tìm đến xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong một ngày mưa phùn. Mặc dù không được thời tiết "ủng hộ" nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đến tận nơi để tìm hiểu và khám phá những câu chuyện khá thú vị nơi đây. Hỏi đến "vực không đáy", người dân ở xã Tượng Lĩnh không ai là không biết. Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của mọi người, chúng tôi dễ dàng tìm đến tận nơi "mục sở thị" vực nước bí ẩn với nhiều giai thoại. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vực này còn được gọi là vực Chùa Ông, nay gọi là vực Đền Đức Thánh Tiên Ông, nhưng người dân vẫn quen miệng gọi là "vực không đáy".
Nằm sát những vách núi lớn, "vực không đáy" chính là một hồ nước rộng mênh mông, sơn thủy hữu tình hài hòa tạo nên vẻ đẹp hút hồn du khách. Tuy vậy, những câu chuyện kì bí được người dân lưu truyền cũng sẽ khiến bất cứ ai đặt chân đến vùng đất này không thể thôi tò mò.
"Vực không đáy" trong truyền thuyết đẹp như tranh - Ảnh: Phương Ly
Theo chỉ dẫn của các cụ cao niên trong làng, chúng tôi leo 150 bậc thang lên đền Đức Thánh Tiên Ông, nơi được coi là nắm giữ nhiều bí mật về vực nước. Hữu duyên chúng tôi gặp được bà Lê Thị Hoa (70 tuổi), bà là thủ nhang tại đền đã được gần chục năm nay. Bà Hoa cho biết, gia đình bà có ba đời được hầu hạ tại đền, từ đời ông cụ làm thủ từ tiếp nối đến đời cha và đến bà là thủ nhang. Khi được hỏi về những câu chuyện ly kỳ nơi đây, bà tự hào nói: "Từ khi còn tấm bé tôi đã theo bố vào đền, thường xuyên được nghe các cụ kể chuyện nên tôi là một trong số những người hiểu rõ nhất về câu chuyện xoay quanh vực nước này".
Đường lên ngôi đền Đức Thánh Tiên Ông- Ảnh: Phương Ly
Bà cho biết, "vực không đáy" nằm ở vị trí khá đắc địa, trước là đền Đức Thánh Mẫu, trên núi là đền Đức Thánh Tiên Ông. Truyền thuyết của vực này cũng gắn liền với ngôi đền Đức Thánh Tiên Ông linh thiêng, huyền bí. Theo lời bà kể, cứ đến hội Đền hàng năm là trời luôn nổi cơn giông bão, mây mưa kéo đến ầm ầm.
Vừa têm miếng trầu bà Hoa vừa kể, khoảng trăm năm về trước, chỗ vực nước bây giờ là một cánh đồng bằng phẳng, ở đó có một ngôi đền với cây đa cổ thu to cao 6 - 7 người ôm không xuể. Theo lời các cụ kể, vào một hôm mưa to gió lớn, đất trời rung chuyển, nước lũ ập đến dồn dập khiến đê vỡ, nước từ nhiều nguồn đổ về khiến ngôi đền bị sụp xuống. Sau trận "đại hồng thủy" dữ dội ấy, khu vực ngôi đền khi xưa tạo thành một cái xoáy sâu, hút toàn bộ cát xuống đáy thành một cái vực nước sâu.
Đền Đức Thánh Tiên Ông linh thiêng, huyền bí- Ảnh: Phương Ly
Sau khi ngập trong biển nước, ngọn của cây đa cổ thụ năm nào vẫn nổi lên mặt nước. Bà Hoa kể, khi còn bé đi tắm ở vực nước ấy, trẻ con vẫn hay trèo lên ngọn đa chơi đùa, nhưng theo thời gian cây đa cũng dần biến mất. Theo lời các cụ, ngày xưa có nhiều thợ lặn đã lặn xuống để xác định độ sâu của vực nước này nhưng đều bó tay. Bởi, vực nước có độ sâu hun hút, càng lặn sâu càng cảm thấy tê buốt không thể biết chính xác vực nước sâu bao nhiêu. Tuy nhiên, theo lời kể của những người thợ lăn, ngôi đền năm xưa và cây đa to vẫn hiện ra rất rõ ở dưới lòng nước. Câu chuyện ngôi đền dưới vực được truyền từ đời này qua đời khác nhưng thực hư thế nào vẫn chưa ai dám khẳng định.
Giải mã những câu chuyện huyền bí
Những người cao tuổi trong làng cho rằng nước từ vực không đáy là do nguồn nước ngầm từ những ngọn núi ở chùa Hương chảy ra. Vì vậy, không bao giờ vực nước bị cạn. Những năm xã Tượng Lĩnh bị hạn hán, nguồn nước từ vực không đáy chính là nơi cứu hạn cho đồng ruộng.
Những câu chuyện huyền bí về chiếc vực "hút người" cũng khiến chúng tôi tò mò. Phía sau cụm từ "hút người" ấy là những câu chuyện buồn. Bà Hoa kể, hồi xưa thực dân Pháp xả bao bom đạn bắn phá chùa chiền, người chết bị ném xuống vực này khá nhiều. Đặc biệt bên cạnh vách núi có một cái vũng nước xoáy, người xưa truyền tai nhau chỉ cần đến gần là sẽ bị hút lại, không thoát ra được.
Vực nước êm đềm phẳng lặng nhưng có độ sâu không tưởng- Ảnh: Phương Ly
"Tầm chục năm về trước, có hai cô bé đến đây vãn cảnh đền chùa, trông thấy nước trong xanh tươi mát nên xuống tắm. Không lường trước được độ sâu của vực nước, các cô bơi xa bờ, chẳng may vướng vào vòng xoáy sâu đó thế là bị cát vùi người xuống, vùng vẫy thế nào cũng không ngoi lên được", bà Hoa trầm ngâm kể lại.
Giai thoại ly kỳ về "ngọn núi bạc" của đế chế Inca Theo truyền thuyết của đế chế Inca, 'ngọn núi bạc' là một thành phố huyền thoại có rất nhiều bạc. Số lượng bạc ở đây lớn đến mức không thể tưởng tượng được. Vì vậy, nhiều đoàn thám hiểm tìm kiếm tung tích nơi này. Đế chế Inca là một trong những nền văn minh được biết đến nhiều nhất. Trong số những...