Truyền thuyết biển Gành Son
Từ lâu, Gành Son là điểm du lịch, điểm của các nhà nhiếp ảnh tạo những bức ảnh tuyệt đẹp.
Biển Gành Son thơ mộng. Thế nhưng, ít ai biết rằng Gành Son có tự bao giờ và tại sao có tên gọi Gành Son.
Ai đã từng đến Tuy Phong có lẽ đã nghe qua danh tiếng Gành Son (Ghềnh Son) của xã Chí Công. Vẻ đẹp Gành Son tựa như một bức tranh sơn thủy được khắc họa dưới nét bút tuyệt vời của thiên nhiên.
Ảnh minh họa.
Theo truyền thuyết, cách đây hơn 300 năm ở làng Hà Bớ (xã Hòa Phú, nay sáp nhập vào thị trấn Phan Rí Cửa) có một người đàn ông tên Bốn, rất tài giỏi về phong thủy. Ông chuyên đi tìm các cuộc đất cho các hộ giàu có hay quan chức, sắp đặt xây dựng nhà cửa, công trình ăn nên làm ra. Về già, ông chọn trước cho mình một long huyệt dưới chân núi Hòn Bà, cách Duồng (bây giờ là xã Chí Công) khoảng 15 km về hướng Tây Bắc. Ông căn dặn các con của mình cách thức hạ táng ông vào địa thế cát khánh đó để mai sau con cháu được giàu sang phú quý.
Video đang HOT
Thế nhưng, lúc ông Bốn qua đời, trong khi chờ di quan, bỗng nhiên xuất hiện một ông thầy địa lý từ ngoài Huế trên đường vào Nam lặn lội tìm long mạch. Khi đi qua Hòn Bà cũng rất ưng ý cuộc đất mà cha con ông Bốn chọn. Không biết ông thầy địa lý đã thuyết phục thế nào mà con cháu ông Bốn đã xiêu lòng đưa cha an táng ở một nơi khác để tránh hậu họa. Nhưng thật ngẫu nhiên là khi huyệt vừa lấp đầy thì đất một bên bỗng rung lên dữ dội: Một con “cù” đang tu luyện sắp thành rồng bị chấn động nên dậy mình, vụt bay ra biển. Và, biển bỗng vần vũ mây đen, rồi sấm chớp liên hồi xé nát bầu trời. Đó là trận huyết chiến giữa con “cù” và những con rồng trên biển. Vì thế cô độc, con “cù” bị thương tích đầy mình, cố bay thoát về núi nhưng chưa đến Hòn Bà thì kiệt sức rơi xuống, máu tuông xối xả, nhuộm cả gềnh cát trắng thành gành đỏ như son. Từ đó, người ta mới gọi là Gành Son. Phía tây Gành Son có một làng, tên gọi là Hồi Long, có nghĩa là rồng trở về.
Ảnh minh họa.
Hiện tại ở phía Đông Bắc xã Chí Công có một đới thổ đặc biệt mang màu đỏ dài gần 200 m, nằm giữa một động cát trắng tinh. Do dòng chảy của nước mưa tạo đới thổ này những hình thù kỳ dị, trông xa xa như những dòng máu đỏ đổ từ trên cao xuống, đó là Gành Son. nhưng thú vị nhất là trải nghiệm cuộc sống thường nhật của hàng trăm hộ dân làng chài với nghề thuyền thúng. Du khách có thể chèo thuyền thúng ra biển vừa đón bình minh, vừa cùng ngư dân giăng lưới thả câu, cũng có thể dạo bước trên cát đỏ Gành Son, ngồi ngắm hoàng hôn theo làn gió biển mặn mà. Những ai thích đi “săn” mặt trời trên biển thì Gành Son sẽ trở thành trải nghiệm khó quên.
Thác Tát Trạo - Điểm du lịch mới hấp dẫn tại huyện Bạch Thông
Cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 10 km, bất kỳ du khách nào trông thấy dòng thác Tát Trạo, thôn Cao Lộc, xã Lục Bình, huyện Bạch Thông đều bị quyến rũ bởi dòng chảy trắng như dải lụa giữa núi rừng xanh thẳm.
"Bức tranh" Mường Khương trong mây mùa lúa chín
Thác Tát Trạo nằm dưới chân núi Phja Boóc. Thác chính có độ cao khoảng 20 m
Tát Trạo được gọi theo tiếng địa phương. Theo nghĩa tiếng Việt "Tát" có nghĩa là thác, "Trạo" là tên gọi cây giang (một loại cây họ tre). Thác có 4 tầng, có độ cao, cảnh quan khác nhau, xung quanh có cây cối xanh tốt quanh năm.
Những dòng nước mát lạnh khiến cho khiến cho quanh khu thác lúc nào nhiệt độ cũng dịu hơn những khu khác
Tát Trạo đẹp nhất vào mùa mưa. Các tầng thác nước từ đỉnh núi Phja Bjoóc nối đuôi nhau chảy xuống, len lỏi qua những hòn ghềnh đá to, nhỏ do tự nhiên sắp đặt như một bức tường giữ cho nước đầy ắp, tạo thành những vũng nước mát lạnh, trong veo, khiến cho quanh khu thác lúc nào nhiệt độ cũng dịu hơn hẳn những khu khác.
Quang cảnh nhìn từ trên xuống
Để đến thác Tát Trạo, từ trung tâm thành phố Bắc Kạn đi theo Quốc lộ 3 khoảng 6 km rẽ trái vào xã Hà Vị (nay là thuộc xã Quân Hà, huyện Bạch Thông), đi tiếp khoảng 6 km gần đến chợ Lanh Chang, xã Lục Bình thì rẽ trái vào cuối thôn Cao Lộc theo đường bê tông 2 km và đi bộ khoảng 1 km nữa là đến nơi.
Trêm đường vào thác Tát Trạo sẽ đi qua những đoạn suối nước trong veo
Đến với điểm du lịch thác Tát Trạo, du khách không chỉ đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên mà còn có thể trầm mình vào dòng nước mát rượi, sau khi thỏa thuê vẫy vùng thì trèo lên các phiến đá rộng nằm nghỉ, thưởng ngoại phong cảnh, quên đi những âu lo, muộn phiền nơi phố thị sầm uất, bon chen...
Vi vu cuối tuần ở Ba Hòn Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi đâu dịp cuối tuần thì hãy lên kế hoạch cho hành trình khám phá Ba Hòn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thú vị. Xứ Hòn hay còn gọi là Ba Hòn gồm Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo, thuộc xã Thổ Sơn (Hòn Đất). Từ TP. Rạch Giá đi theo quốc lộ 80...