Truyền thống và cách treo cờ rủ ở một số quốc gia trên thế giới
Liên Hợp Quốc chỉ treo cờ rủ tại trụ sở của mình ở New York và Geneva một ngày sau cái chết của một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của một nước thành viên. Nước Mỹ treo cờ rủ 30 ngày nếu nguyên thủ quốc gia qua đời, 10 ngày đối với phó tổng thống, chánh án tòa án tối cao, các lãnh đạo cấp cao ở quốc hội.
Truyền thống treo cờ rủ trong những dịp tôn nghiêm, tưởng nhớ hoặc trong lễ quốc tang dành cho nguyên thủ quốc gia được bắt đầu từ thế kỷ 17. Các quốc gia trên thế giới có nhiều cách treo cờ rủ khác nhau với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Cờ rủ được sử dụng để mô tả việc treo cờ quốc gia tại những địa điểm tôn nghiêm, trang trọng trong các dịp lễ đặc biệt như quốc tang các vị nguyên thủ, các sự kiện đau buồn ở trong một quốc gia.
Cờ rủ trong tiếng Anh có nghĩa là Half-Mask, chỉ ra việc treo cờ ở chính giữa cột cờ, không thấp hơn và cũng không cao hơn, khác với cách treo ở đỉnh cột cờ như bình thường. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều treo cờ theo cách nói trên. Lúc treo cờ, lá cờ được kéo lên trên đỉnh cột cờ, sau đó mới hạ xuống đến vị trí giữa cột cờ. Tương tự lúc hạ cờ, lá cờ một lần nữa được kéo lên đỉnh cột cờ, sau đó mới từ từ hạ xuống.
Liên Hợp Quốc chỉ treo cờ rủ tại trụ sở của mình ở New York và Geneva một ngày sau cái chết của một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của một nước thành viên. Các dịp lễ khác là tùy theo quyết định của Tổng thư ký. Các văn phòng sẽ treo cờ rủ theo phong tục tập quán địa phương.
Cờ rủ ở Mỹ
Nước Mỹ thường sử dụng thuật ngữ “half-staff” để nói về việc treo cờ rủ cho các dịp lễ trọng đại của quốc gia. Quy định của việc treo cờ rủ của Mỹ khá linh động, trong đó, Tổng thống có quyền đưa ra lệnh treo cờ rủ trong các đám tang của các nhân vật trọng yếu thuộc chính phủ Hoa Kỳ để tỏ lòng tôn trọng và thương tiếc. Cờ của các bang, các tổ chức sẽ phải treo tương tự như quốc kỳ khi có lệnh treo cờ rủ của Tổng thống.
Một số quy định treo cờ rủ của Mỹ khá đặc biệt như treo cờ rủ 30 ngày nếu nguyên thủ quốc gia qua đời, 10 ngày đối với phó tổng thống, chánh án tòa án tối cao, các lãnh đạo cấp cao ở quốc hội. Trong năm, nước Mỹ có rất nhiều ngày treo cờ rủ để tưởng nhớ đến các sự kiện quan trọng khác của đất nước. Gần đây nhất là vào ngày 17/9, nước này treo cờ rủ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát ở tòa nhà trụ sở Bộ chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân (NAVSEA), thuộc khu Washington Navy Yard, đông nam thủ đô Washington DC.
Ở Ấn Độ, cờ rủ chỉ được treo trên toàn quốc nếu Tổng thống, Phó Tổng thống và Thủ tướng chính phủ qua đời. Nếu các quan chức cấp cao của chính phủ khác mất thì chỉ treo cờ rủ ở Thủ đô New Delhi. Nếu Thống đốc bang và các quan chức cấp tương đương chết, cờ rủ chỉ được treo tại bang hoặc vùng lãnh thổ đó.
Video đang HOT
Trong trường hợp sự ra đi của các nguyên thủ quốc gia trùng với ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, ngày sinh nhật của Mahatma Gandhi hay rơi vào Tuần lễ Quốc gia (6-13 tháng Tư hàng năm), việc treo cờ rủ sẽ được chỉ định bởi chính phủ Ấn Độ. Về cơ bản, cờ rủ sẽ không được treo vào những ngày này ngoại trừ nơi thi thể của người quá cố đang nằm và sau khi được chôn cất, cờ sẽ được treo lên cao như bình thường.
Nước Đức chỉ treo cờ rủ trong 2 ngày: Ngày 27/2 – tưởng niệm nạn nhân của Đức Quốc Xã, và ngày Tưởng niệm quốc gia (Chủ Nhật thứ 33 trong năm).
Ở Anh, cờ rủ được treo ở mức 2/3 cột cờ chứ không ở giữa cột cờ như các quốc gia khác. Ngoại trừ ngày Độc lập sẽ không được treo cờ rủ, nước Anh cũng có những quy định treo cờ rũ tương tự các quốc gia khác.
Nước Anh treo cờ rủ ở mức 2/3 cột cờ tính từ dưới lên, không treo ở giữa cột cờ giống như các quốc gia khác.
Riêng đối Vương quốc Anh, trước năm 1997, không bao giờ được treo cờ rủ, vì nó biểu tượng cho vương quốc không có người đứng đầu. Ở Vương quốc Anh, ngay khi vua/nữ hoàng qua đời, ngay lập tức sẽ có người kế vị, vì thế, không bao giờ ngai vàng thiếu vắng người trị vì. Tuy nhiên, sau cái chết của Công nương Diana vào năm 1997, Nữ hoàng Elizabeth đã đồng ý treo cờ rủ vào những dịp bà rời khỏi cung điện để tham dự lễ tang của các chức sắc trong hoàng cung. Cờ sẽ ngay lập tức được treo cao trở lại khi bà trở về cung điện.
Ả Rập Saudi không bao giờ treo cờ rủ do những quan niệm về tôn giáo.
Ả Rập Saudi và Somali là hai quốc gia duy nhất trên thế giới không bao giờ treo cờ rủ do những quan niệm về tôn giáo. Thậm chí trong các lễ quốc tang ở hai nước này, người ta cũng không bao giờ treo cờ rũ, mặc dù nhiều quốc gia Hồi giáo khác đã chính thức sử dụng hình thức này để tỏ lòng tôn kính và thương tiếc trong các lễ tang của các vị vua Ả Rập.
Phan Sương
Theo infonet
Bí mật tham vọng làm chủ Nhà Trắng của Phó Tổng thống Biden
Trong khi hầu hết các thành viên Dân chủ Mỹ đang dồn sự chú ý tới cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton để nghe ngóng kế hoạch của bà cho năm 2016, sự xuất hiện của Phó Tổng thống Joe Biden tại sự kiện thường niên "Tom Harkin Steak Fry" lần thứ 36 ở Iowa một ngày nào đó có thể được xem như chỉ dấu cho tham vọng trở thành Tổng thống của ông.
Joe Biden để ngỏ khả năng ông sẽ tham gia tranh cử vị trí ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2016. (Ảnh: Getty)
Sự kiện gây quỹ của Đảng Dân chủ mang tên Tom Harkin, một thượng nghị sĩ kỳ cựu đến từ Iowa, được theo dõi sát sao ở bang miền trung tây này, bởi nó sẽ chọn ra các ứng viên Tổng thống 4 năm một lần trước các cuộc họp kín của đảng ở Iowa, sự kiện bầu chọn đầu tiên cho mỗi chu trình bầu cử Tổng thống.
Phát biểu trước đông đảo đại biểu tại sự kiện ở hạt Warren này, Phó Tổng thống Biden nhắc đến năm 2016 một cách "ngoài lề", không để ý đến sự hiện diện của truyền thông quốc gia vốn có mặt tại đó để đưa tin.
"Thật ngạc nhiên khi bạn tới để phát biểu tại Steak Fry thì đông đảo mọi người dường như lại chú ý. Tôi không hiểu sao lại như thế", Biden nói.
Chính trị ga 70 tuổi này để ngỏ khả năng tham gia chạy đua giành sự đề cử ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2016 nhằm có cơ hội kế nhiệm Tổng thống Barack Obama.
Nhiều người ở Washington tin rằng Biden sẽ không tranh cử một khi Hillary Clinton tham gia cuộc đua, và việc bà thường xuyên xuất hiện trước công chúng có thể dễ dàng được hiểu là các hoạt động chuẩn bị cho một chiến dịch.
Biden ca ngợi tài năng lãnh đạo của Obama, bảo vệ cách thức Tổng thống điều hành nền kinh tế và xử lý khủng hoảng về vũ khí hóa học của Syria. Và Biden cũng tự giành cho mình một chút tín nhiệm khi là một thành viên trong nhóm.
Theo Biden, Tổng thống Obama đã giảm được 2,5 nghìn tỷ USD nợ quốc gia và "trong quá trình đó chúng tôi đã tạo được 2,5 triệu việc làm mới. Nhưng thưa mọi người, còn rất nhiều việc nữa chúng ta cần phải làm".
Biden cũng chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin về bức "tâm thư" trên báo New York Times tuần trước, trong đó nhà lãnh đạo Nga lên án Obama ngợi ca "chủ nghĩa biệt lệ Mỹ".
"Đó luôn là câu chuyện về... hành trình của đất nước này, rằng người Mỹ đã tiến xa, và tôi biết mình sẽ bị chỉ trích khi nói ra điều này, nhưng tôi xin nhắc lại: đó là những gì khiến nước Mỹ khác thường", ông Biden quả quyết.
Ông Putin đã giúp đạt tới một thỏa thuận nhằm giành quyền kiểm soát các vũ khí hóa học của Syria, theo ông Biden, "không phải bởi ông ấy là một gã tốt, (mà) bởi sự tư lợi rõ ràng".
Hôm thứ Năm tuần trước (12/9), thượng nghị sĩ Harkin nói với các phóng viên rằng Biden có thể tìm thấy "mảnh đất màu mỡ" ở Iowa nếu ông quyết ra tranh cử năm 2016 song không phỏng đoán Clinton hay Biden sẽ chiếm ưu thế.
"Cả hai người họ đều được ưa thích ở Iowa. Điều này là chắc chắn. Nhưng bạn biết đấy, còn rất nhiều thời gian từ nay đến năm 2015 khi mọi thứ mới thực sự bắt đầu vận hành", vị thượng nghị sĩ nói.
Bản thân Obama từ chối bình luận về người sẽ kế nhiệm ông trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình "Tuần này" của ABC hôm 15/9. "Những gì tôi muốn nói là chúng ta cực kỳ may mắn khi có một vị cựu ngoại trưởng lạ thường, người không thể phục vụ tôi tốt hơn thế, và một vị phó Tổng thống lạ thường, người cũng không thể phục vụ tôi tốt hơn thế".
Betty Byrd, 87 tuổi ở Boone, Iowa, luôn ủng hộ Biden từ năm 1987. Cụ cũng ủng hộ Biden trong các vòng bầu cử năm 2008 ở bang này và sẽ ủng hộ ông lần nữa nếu Biden tranh cử năm 2016.
"Ông ấy nói toàn những điều hay lẽ phải", cụ Byrd ca ngợi Biden. "Ngay cả khi ngày càng già đi thì tuổi tác cũng không khiến ông ấy chậm lại... Ông ấy có thể giải quyết mọi việc".
Theo VNN
Mỹ kín đáo bố trí lực lượng quanh Biển Đông Trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công du 3 nước Đông Nam Á, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng lên đường tới Ấn Độ và Singapore với mục đích thị sát việc tái bố trí lực lượng quân sự Mỹ quanh Biển Đông. USS Freedom là một trong 4 chiến hạm được Mỹ cử đến khu vực Đông Nam Á...