Truyền thông Trung Quốc lại khẳng định chủ quyền bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 7.12 có bài viết cho rằng bãi đá ngầm tranh chấp Trung-Hàn Ieodo/ Tô Nham Tiêu thuộc về Bắc Kinh, sau khi một tàu khu trục Hàn Quốc đi qua vùng biển gần bãi đá này.
Tàu khu trục Hàn Quốc (trước) và Mỹ trong một cuộc tập trận chung – Ảnh: Reuters
Hàn Quốc đã điều tàu khu trục Yulgok Yi-I và một máy bay săn tàu ngầm P-3CK tuần tra tại vùng biển gần bãi đá ngầm tranh chấp Trung-Hàn Ieodo/Tô Nham Tiêu hồi 2.12, xâm phạm vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc, theo Thời báo Hoàn cầu.
Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố hôm 23.11, chồng lấn vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản và Hàn Quốc, bao gồm cả không phận trên bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu.
Thời báo Hoàn cầu chỉ trích chính quyền Hàn Quốc dưới thời cựu Tổng thống Syngman Rhee đã đơn phương tuyên bố chủ quyền tại bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu hồi năm 1952, thời điểm xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Video đang HOT
Kể từ năm 1963, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu, cho rằng bãi đá này thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc.
Ngoài ra, Bắc Kinh xem vùng biển gần Ieodo/Tô Nham Tiêu là một ngư trường quan trọng đối với ngư dân từ bốn tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc (Sơn Đông, Giang Tô, Chiết Giang và Phúc Kiến), theo Thời báo Hoàn cầu.
Thời báo Hoàn cầu đã lên tiếng chỉ trích hành động Hàn Quốc đưa tàu khu trục Yulgok Yi-I và máy bay P-3CK đi tuần gần Ieodo/Tô Nham Tiêu và khẳng định bãi đá ngầm này là của Trung Quốc.
Theo AFP, trong một nỗ lực nhằm tuyên bố chủ quyền tại Ieodo/Tô Nham Tiêu, Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm nghiên cứu hải dương tại đây hồi năm 2003, mặc cho Trung Quốc phản đối.
Ngày 28.11, Hàn Quốc đưa ra yêu cầu Trung Quốc điều chỉnh vùng nhận dạng phòng không mới mà Bắc Kinh tuyên bố hôm 23.11, chồng lấn vùng nhận dạng phòng không của Seoul.
Seoul cũng đang chuẩn bị mở rộng vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông để phản đối Trung Quốc.
Theo TNO
Quan chức Trung Quốc: Thế giới ủng hộ vùng phòng không mới
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nói với một cựu ngoại trưởng Nhật rằng vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển Hoa Đông "được đa số cộng đồng thế giới công nhận", theo hãng tin Kyodo ngày 1.12.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì - Ảnh: Reuters
Ông Dương đưa ra phát ngôn trên trong cuộc gặp gỡ kín với cựu Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm 29.11, hãng tin Kyodo dẫn lời một nguồn tin chính phủ Nhật (giấu tên).
Ông Dương cũng bác bỏ lời đề nghị của Nhật Bản về việc Trung Quốc rút lại vùng nhận dạng phòng không mới.
Ông Dương khẳng định vùng nhận dạng phòng không mới là nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và được thành lập dựa trên thông lệ quốc tế, quyền hợp pháp của một quốc gia độc lập, đồng thời khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo đang tranh chấp với Nhật là Senkaku/Điếu Ngư.
Ông Gemba lập tức cho biết Nhật Bản không thể chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Senkaku/Điếu Ngư và không công nhận vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, cũng theo Kyodo.
Liên quan đến vùng phòng không mới lập của Trung Quốc, quân đội Mỹ hôm 29.11 tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động bình thường bất chấp việc Trung Quốc điều các chiến đấu cơ tuần tra vùng này.
Nhưng cũng trong ngày 29.11, Bộ Ngoại giao Mỹ lại khuyên các hãng hàng không nước này nên tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc khi bay qua vùng nhận dạng phòng không mới.
Khác với Mỹ, trước đó, các hãng hàng không Nhật Bản vào ngày 27.11 tuyên bố ngừng tuân theo quy định phải khai báo khi bay vào vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc.
Theo TNO
Bắc Kinh khẳng định theo dõi máy bay trinh sát Hàn Quốc Trung Quốc ngày 28.11 khẳng định đã theo dõi hành trình của máy bay trinh sát Hàn Quốc trong vùng nhận dạng phòng không mới mà Bắc Kinh vừa đơn phương thiết lập, thừa nhận rằng Bắc Kinh đã để cho máy bay này đi qua mà không cản trở. Máy bay P3C Orion do Mỹ sản xuất. Đây là loại máy bay...