Truyền thông Trung Quốc gọi Chu Vĩnh Khang là “kẻ phản quốc”
- Tờ Nhân dân Nhật báo mới đây đã đưa ra so sánh cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang với những “kẻ phản quốc”.
Trong một bài viết đăng tải trên Wechat, tờ Nhân dân Nhật báo (People’s Daily) đã dùng từ “kẻ phản quốc” đối với cựu Uỷ viên Bộ chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang.
Trung Quốc đã ra quyết định bắt giữ Cựu ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.
Nhân dân Nhật Báo nêu ra một vài trường hợp những “kẻ phản quốc” trong quá khứ, bao gồm 3 quan chức quân đội cấp cao đã bán thông tin tình báo cho nước ngoài và đều nhận án tử hình.
Video đang HOT
giáo sư chuyên nghiên cứu về chống tham nhũng tại Học viện Quản lý Trung Quốc Zhu Lijia, cho rằng, việc báo chí sử dụng những lời lẽ nặng nề tới vậy để miêu tả các cựu quan chức Trung Quốc là điều hết sức hiếm hoi, rất ít khi xảy ra trong thời bình.
Theo ông Zhu, Chu Vĩnh Khang có thể sẽ phải nhận bản án nặng hơn đồng minh cũ là Bạc Hy Lai. Năm 2013, ông Bạc, cựu Bí thư thành uỷ Trùng Khánh, đã bị kết án tù chung thân vì hành vi nhận hối lộ, tham ô và lạm dụng chức quyền.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), giới quan sát nhận định ông Chu có thể sẽ phải đối mặt với bản án tử hình.
Trong khi đó, nhà khoa học chính trị Zhang Ming từ Đại học Renmin lại đưa quan điểm rằng, từ “kẻ phản quốc” dùng bài viết của Nhân dân Nhật báo có thể đã hơi cường điều hoá.
Trước đó vào ngày 5/12, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc ra quyết định chính thức bắt giữ Chu Vĩnh Khang sau khi ông bị khai trừ khỏi đảng.
Chu bị cáo buộc tham nhũng, lạm dụng chức quyền, tiết lộ bí mật quốc gia, có quan hệ tình cảm với nhiều phụ nữ, trao đổi quyền lực lấy tình và tiền.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trung Quốc thành lập tổ thường trực theo dõi tham nhũng
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra thông báo sẽ thành lập Văn phòng thường trú tại các cơ quan đầu não của chính phủ và các chi bộ đảng để giám sát chặt chẽ các trường hợp tham nhũng còn tiềm ẩn.
Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an, đã bị bắt và khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vào đầu tháng mười hai vì "vi phạm kỷ luậtnghiêm trọng".
Cơ quan giám sát tham nhũng của đảng đã công bố rằng các tổ chống tham nhũng đặc biệt sẽ được thiết lập trong các văn phòng nội các và quốc hội. Bản thân các chi bộ trong tổ chức Đảng cũng có sự hiện diện một đơn vị cùng chức năng như vậy.
Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng bằng cách gửi các đội giám sát đến cả nước. Lần đầu tiên từ trước tới nay, chính phủ thiết lập tổ công tác đặt biệt trong các ban ngành nhạy cảm và quyền lực này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố rằng ông rất coi trọng cuộc chiến chống tham nhũng vì nó đe dọa sự sống còn của Đảng cầm quyền.
Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đã đạt được một bước tiến mới vào tuần trước khi Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trương công an, đã bị bắt vì nhận hối lộ và tiết lộ bí mật nhà nước.
Hôm thứ tư, tòa án Trung Quốc đã kết án bỏ tù một cựu quan chức cấp cao vì đã nhận gần 5,8 triệu USD tiền hối lộ.
Theo NTD
Chu Vĩnh Khang xây dựng đế chế quyền lực như thế nào Chu Vĩnh Khang đã xây dựng đế chế quyền lực thông qua việc cài cắm thân tín vào các lĩnh vực mình từng phụ trách, đồng thời liên minh với cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, nhằm mở rộng sức ảnh hưởng. Năm 1985, Chu Vĩnh Khang được điều động từ Cục Khảo sát dầu khí Liêu Hà lên Bắc...