Truyền thông Trung Quốc: Đừng tin Mỹ!
“Đừng tin Mỹ” là thông điệp chủ đạo của một bài báo dài trên thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, nhằm kêu gọi các nước châu Á hãy tránh xa Mỹ và cùng nhau xây dựng một “trật tự an ninh mới” theo đề kiểu của Bắc Kinh.
Theo tin đưa trên tờ Philippines Star, sau khi ông Tập Cận Bình lên giọng đấu tranh cho cái gọi là “một trật tự an ninh mới tại châu Á”, các cơ quan truyền thông Trung Quốc cũng đang ra sức để gia cố cho luận điệu này. Và trong chiến dịch tuyên truyền ấy, kẻ bị chĩa mũi dùi công kích, không ai khác, chính là Mỹ.
Tờ thời báo Hoàn Cầu gần đây đã cho đăng một bài viết dài, trong đó nửa vuốt ve nửa dọa nạt rằng các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, bao gồm Philippines, Nhật và cả Việt Nam “đừng hòng trông chờ vào Mỹ” để đảm bảo được an ninh trong khu vực.
Châu Á “đừng mong chờ dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh khu vực” (ảnh minh họa: Philippines Star)
“Ông Tập đã đề cập một cách nhìn mới cho vấn đề an ninh khu vực hiện nay. Chúng ta không thể trông chờ vào những quốc gia bên ngoài khu vực đảm bảo an ninh cho chính mình. Vấn đề an ninh châu Á thì phải được giải quyết theo cách của châu Á”, tờ Hoàn Cầu viết.
Vậy thực chất, giải pháp chiến lược hoàn hảo cho an ninh khu vực mà Trung Quốc muốn đưa ra là gì? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất rằng “cấu trúc an ninh mới” của quan hệ hợp tác an ninh khu vực nên giống như những tổ chức “thuần châu Á” khác đã có, giả dụ như tổ chức ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh CICA 24 hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải…
Có vẻ như, lý do Trung Quốc luôn đề cao yếu tố “thuần châu Á” không phải vì Bắc Kinh có thiện chí, mà vì hy vọng sẽ dễ dàng áp đặt và ra điều kiện hơn nếu phải “giải quyết nội bộ” với toàn các nước nhỏ và yếu hơn mình.
Bắc Kinh đồng thời cáo buộc rằng chính sách tái cân bằng ở châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama chẳng những không giúp tăng cường an ninh khu vực, mà ngược lại, nó sẽ chỉ “phá vỡ sự ổn định hiện tại”.
“Vấn đề an ninh ở châu Á nên được bảo vệ bằng sự khôn ngoan của người châu Á. Những vấn đề còn lại, bao gồm tranh chấp lãnh thổ, xung đột nội bộ bởi quá trình toàn cầu hóa và chính sách “trục châu Á” của Washington đã và đang chỉ làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh khu vực”, tờ Hoàn Cầu viết.
Video đang HOT
Với luận điệu này, Trung Quốc vừa chối bỏ trách nhiệm, làm như mình vô can trong việc tạo ra các xung đột trong khu vực, lại vừa muốn “dụ dỗ” các nước nghe theo sự sắp đặt của mình.
Nhưng trái ngược với mong muốn của Trung Quốc, đồng minh thân cận của Mỹ là Nhật và Philippines đã hoan nghênh sự thay đổi trong chính sách đối ngoại mới của Mỹ, đặc biệt là chiến lược “trở lại châu Á Thái Bình Dương” của chính quyền ông Obama.
Đồng thời, các nước này cũng tranh thủ làm mới mối quan hệ của mình với Washington trong bối cảnh sức mạnh quân sự và hải quân Trung Quốc đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng và đáng báo động.
Trước những động thái này, truyền thông Trung Quốc đã rất tức tối và lên tiếng tuyên bố rằng Mỹ đừng mong có ảnh hưởng gì vì Mỹ “không phải là một bên trong tranh chấp”. Bên cạnh đó, báo chí Trung Quốc cũng chống chế rằng những “khái niệm về chủ quyền lãnh thổ” của mình khác với “các định nghĩa của phương Tây”.
Với lập luận này, rõ ràng Trung Quốc chỉ muốn được một mình tự tung tự tác và áp đặt luật của riêng mình trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, không thèm đếm xỉa đến dư luận hay thậm chí là các quy định, luật pháp quốc tế.
Xét đến cùng, những phản ứng gay gắt của truyền thông Trung Quốc đối với sự hiện diện của Mỹ tại châu Á, cũng như những lời dọa nạt “đừng tin vào Mỹ” từ Bắc Kinh cũng chỉ nhằm một mục đích duy nhất: thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo Infonet
Truyền thông Trung Quốc và chiến lược 'chia rẽ Nhật Bản'
Qua lăng kính của chính phủ và truyền thông Trung Quốc, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ là kẻ thù của Trung Quốc mà còn là kẻ thù của chính đất nước Nhật Bản.
Theo bài đăng trên trang Diplomat, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Đảng Dân chủ Tự do đã thành công trong việc đạt được một thỏa thuận với Đảng Công Minh để thay đổi cách diễn giải về điều 9 trong hiến pháp Nhật, cho phép Nhật được phép tham gia các liên minh tự vệ, đưa lực lượng quân sự tham chiến ở nước ngoài.
Cờ Nhật Bản và Trung Quốc được treo xen kẽ nhau tại một sự kiện (ảnh: topnew.in)
Trước đây, Trung Quốc thường lên tiếng "kịch liệt phản đối" bất cứ động thái dịch chuyển nào của Nhật nhằm tăng quyền tự do xây dựng và gia tăng lực lượng quân sự. Tuy nhiên, lần này Trung Quốc lại khá ... kiệm lời.
Thay vì tập trung vào việc phân tích những bước đi của ông Shinzo Abe sẽ ảnh hưởng tới Trung Quốc ra sao, Bắc Kinh đang "muốn giúp người dân Nhật" hiểu rõ việc chính sách này sẽ khiến Nhật rơi vào cảnh "gậy ông đập lưng ông" như thế nào.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bày tỏ "sự quan ngại của Trung Quốc trước những động thái trên", nhưng quan trọng nhất, Trung Quốc nhấn mạnh "bất mãn của chính công chúng Nhật".
"Ngay chính trong nội bộ nước Nhật, nhiều người đang phản ứng với chính phủ vì nới lỏng các hạn chế về quân sự và liên minh phòng thủ", người phát ngôn Hồng Lỗi nhấn mạnh.
Một bài báo bình luận trên Tân Hoa xã đã lên tiếng cho rằng những thay đổi trên "không phải là lựa chọn của người dân Nhật Bản, mà là chủ ý riêng của ông Abe và đảng phái của ông ấy".
Tân Hoa Xã trích dẫn kết quả một cuộc trưng cầu dân ý nhưng không nêu nguồn, trong đó chỉ ra rằng hơn 1/2 người dân Nhật phản đối những nỗ lực nới lỏng chính sách hạn chế quân sự của chính quyền Thủ tướng Abe.
"Họ sợ rằng điều đó sẽ dẫn Nhật đi vào con đường chiến tranh", đồng thời nhấn mạnh "người Nhật đã có những hoạt động biểu tình, bao gồm cả một vụ tự thiêu ở Tokyo" để phản đối những động thái trên.
Một đoạn trong bài đăng trên Nhật báo Trung Quốc cũng có nội dung và hướng công kích tương tự.
Bên cạnh việc mượn tiếng nói của công chúng Nhật để thể hiện quan điểm của mình, truyền thông Trung Quốc cũng tranh thủ chĩa mũi dùi vào cá nhân Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang là đối tượng chỉ trích và tấn công của truyền thông Trung Quốc (ảnh:news.com.au)
Rất nhiều bài báo cảnh báo rằng chiến thuật của ông Abe là một mối đe dọa lớn, không chỉ đối với an ninh khu vực mà còn với cả tính hợp hiến và các quy định luật pháp của chính đất nước Nhật Bản.
Trong một bài viết khác, Tân Hoa Xã đã gọi việc Nhật muốn tham gia vào các liên minh phòng thủ là một sự phản bội trắng trợn với chủ nghĩa hòa bình được ghi nhận trong hiến pháp Nhật Bản và nhấn mạnh rằng công chúng Nhật đã "trắng mắt" ra.
Bài bình luận cũng nhấn thêm rằng, ông Abe đã quyết làm ngơ mọi ý kiến của công chúng và sử dụng một thủ thuật nguy hiểm để đạt được thỏa thuận trên. Qua sự kiện này, Tân Hoa Xã kêu gọi người Nhật và cộng đồng quốc tế hãy ngăn chặn ông Abe khỏi những hành động làm vấy bẩn hình ảnh quốc gia của Nhật Bản.
Cùng ngày, Tân Hoa Xã còn đăng thêm một bài phỏng vấn khác, dẫn lời một nhà phân tích chính trị và an ninh Trung Quốc, cáo buộc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã sử dụng thuyết "mối đe dọa Trung Quốc" để lừa bịp công chúng, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho quyết định thay đổi điều 9 của Hiến pháp Nhật.
Tuy nhiên, bài phỏng vấn này cho biết người dân Nhật đã bắt đầu khôn ngoan hơn trước những "chiêu lừa đảo" của ông Abe.
Theo nhận định của tác giả Shannon Tiezzi trên trang Diplomat, có vẻ như Trung Quốc đang có những điều chỉnh lớn trong chiến dịch ngoại giao và truyền thông về Nhật Bản.
Thay vì có những phát ngôn gay gắt, chỉ trích Nhật Bản chung chung, Bắc Kinh đang tập trung vào tấn công cá nhân Thủ tướng Shinzo Abe và tranh thủ sự ủng hộ của những người bất đồng chính kiến với chính phủ Nhật, đặc biệt là các doanh nhân và chính trị gia Nhật có quan hệ làm ăn hoặc có thiện cảm với Trung Quốc để đạt được mục đích của mình.
"Qua lăng kính này (CP và truyền thông Trung Quốc), Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ là kẻ thù của Trung Quốc mà còn là kẻ thù của chính Nhật Bản", Shannon Tiezzi nhận định về chính sách chia rẽ của Trung Quốc.
Có vẻ như, đây là một chiến lược rất khôn ngoan của Trung Quốc, nhưng cơ hội thành công lại rất... nhỏ nhoi. Theo khảo sát của Genron NPO, một tổ chức phi chính phủ tại Nhật, thực hiện trên 1,805 công dân Nhật đã đem về kết quả khá ấn tượng: Khoảng 90,1% những người tham gia khảo sát đã trả lời rằng họ chẳng ưa gì Trung Quốc.
Theo Infonet
Truyền thông Trung Quốc kêu gọi dân Hồng Kông không nên chống lại Bắc Kinh Ngày 30/6, truyền thông Trung Quốc đã kêu gọi người Hồng Kông đừng để mình "bị bắt cóc" bởi "những phần tử cấp tiến", đồng thời cho rằng "sẽ chẳng có lợi ích nào" nếu họ tham gia vào cuộc biểu tình phản đối đại lục. Mỗi năm, cứ đến ngày 1/7 (ngày kỷ niệm Hong Kong được trao trả về Trung Quốc...