Truyền thông Trung Quốc dọa dừng nhập hàng Australia sau lùm xùm Covid-19
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo rằng nước này có thể dừng nhập một số mặt hàng của Australia trong bối cảnh 2 nước đang căng thẳng vì Canberra đề xuất điều tra Covid-19.
Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong một cuộc gặp cuối năm 2018 (Ảnh: Tân Hoa Xã)
News.com.au đưa tin, Trung Quốc trong những ngày qua đã cấm nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà sản xuất Australia và đề xuất áp thuế 80% với mặt hàng lúa mạch của Canberra.
Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài xã luận cho biết, Trung Quốc không cần hàng hóa xuất khẩu từ Australia và có thể dễ dàng chuyển qua nhập quặng sắt, than, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Brazil.
Động thái của Bắc Kinh được thực hiện vài tuần sau khi Australia công khai kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập về dịch Covid-19. Trung Quốc đã bác bỏ sự cần thiết của cuộc điều tra do Canberra đề xuất và quan hệ giữa 2 nước đã trở nên căng thẳng từ đó tới nay.
Theo phía Australia, Trung Quốc nói rằng các động thái của họ gần đây không liên quan tới căng thẳng giữa 2 nước về cuộc điều tra Covid-19. Lệnh cấm nhập thịt bò liên quan tới vấn đề về nhãn mác và chứng nhận y tế, trong khi đề xuất áp thuế lúa mạch liên quan tới động thái chống bán phá giá của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo News.com.au, việc Trung Quốc ngừng nhập thịt bò Australia và cảnh báo áp thuế lúa mạch đã khiến một số ngành ở quốc gia châu Đại Dương lo ngại họ có thể trở thành đối tượng kế tiếp được “đưa vào tầm ngắm”.
Video đang HOT
Thời báo Hoàn Cầu tuyên bố rằng các động thái của Trung Quốc trong thời gian qua “không phải là nhằm trừng phạt kinh tế Australia”, mà chỉ đóng vai trò như một động thái giúp Australia “thức tỉnh” về mối liên hệ kinh tế của họ với Trung Quốc.
Bài báo cho rằng Trung Quốc là “lựa chọn duy nhất” của Australia trong việc xuất khẩu lượng hàng hóa lớn, nhưng Australia không phải là “lựa chọn duy nhất của Trung Quốc”. Bài viết nói còn nhiều quốc gia khác như Brazil có thể cung cấp hàng hóa cho Trung Quốc bao gồm cả quặng sắt. Quy mô xuất khẩu mặt hàng này từ Australia qua Trung Quốc đạt hàng chục tỷ USD.
Liên quan tới lệnh cấm thịt bò, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham hôm qua cho biết, ông đã đề nghị điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Zhong Shan về vấn đề nêu trên, nhưng phía Bắc Kinh vẫn chưa hồi đáp.
Quan chức này cũng khẳng định sẽ Australia vẫn tiếp tục kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập về dịch bệnh và sẽ không thay đổi chính sách vì các động thái “ép buộc”.
Trong khi đó, một bài viết khác được đăng tải trên Thời báo Hoàn Cầu có nội dung khuyến khích công dân Trung Quốc không làm ăn với Australia, theo News.com.au.
“Lúc này dường như là cần thiết để khuyến cáo người dân và công ty Trung Quốc xem xét các rủi ro tiềm tàng khi hợp tác làm ăn hoặc học hành ở Australia”, bài xã luận viết.
Trước đó, một nhà ngoại giao Trung Quốc từng cảnh báo người tiêu dùng nước này có thể “tẩy chay” Canberra vì kêu gọi mở cuộc điều tra về Covid-19.
Australia lần đầu ban bố tình trạng khấn cấp về an toàn sinh học
Ngày 18/3, Australia lần đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp về an toàn sinh học quốc gia theo Luật An toàn sinh học được nước này thông qua năm 2015.
Dịch Covid-19 vẫn đang lây lan nhanh tại Australia và các nước thuộc châu Đại Dương. Trong đó, một số quốc đảo trong khu vực đã có những trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên.
Chính phủ và các địa phương của Australia liên tiếp bổ sung nhiều biện pháp hỗ trợ để đối phó với tác động ngày càng sâu rộng của dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.
Tính đến 10h sáng nay 19/3 (giờ địa phương), Australia đã ghi nhận gần 600 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 6 người đã tử vong. Số ca nhiễm mới dự báo sẽ tăng thêm khi các bang của nước này cập nhật về tình hình dịch bệnh.
Ngày hôm qua (18/3), Australia đã lần đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp về an toàn sinh học quốc gia theo Luật An toàn sinh học được nước này thông qua năm 2015. Theo quyết định mới này, chính phủ Australia sẽ được trao thêm nhiều quyền hạn bao gồm sử dụng các lực lượng và huy động các nguồn lực cần thiết để kiểm soát dịch bệnh.
Trong đó, chính quyền có thể tiến hành phong tỏa các khu vực địa lý, sơ tán các khu dân cư, áp dụng kiểm soát an toàn sinh học bắt buộc, truy tố các hành vi phạm vàhạn chế các cuộc tụ tập đông người. Các cá nhân vi phạm sẽ bị phạt hành chính hoặc bị phạt tù lên đến 5 năm. Trước mắt, tình trạng khẩn cấp sẽ được áp dụng trong 3 tháng, sau đó có thể được gia hạn căn cứ vào tình hình dịch bệnh.
Cũng trong ngày hôm qua (18/3), Quốc hội bang Queensland đã quyết định ngừng hoạt động trong 6 tháng để đảm bảo giãn cách xã hội và hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Trước đó, Quốc hội Queensland cũng đã thông qua một đạo luật khẩn cấp cho phép chính quyền hoãn các cuộc bầu cử địa phương. Dự kiến, Quốc hội Queensland sẽ hoạt động trở lại vào tháng 9/2020.
Bang Tasmania của Australia hôm nay (19/3) tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa biên giới của bang, trở thành bang có chính sách kiểm soát biên giới chặt chẽ nhất tại Australia trong giai đoạn hiện nay.
Thủ hiến bang Tasmania Peter Gutwein cho biết, bắt đầu từ đêm mai (20/3), tất cả những người đến bang Tasmania, bao gồm cả những công dân sinh sống tại đây đều phải tự cách ly trong 14 ngày.
Tuy nhiên, lệnh này không áp dụng với những người đến bang này vì lý do thực sự cần thiết liên quan đến nỗ lực bảo vệ sưc khỏe cho người dân của bang, các tình huống khẩn cấp hoặc những người giúp cho đầu mối thương mại hoạt động. Vì bang Tasmania nằm trọn vẹn trên 1 hòn đảo ở phía Nam Australia nên lệnh này cũng không áp dụng với các tuyến tàu biển vận chuyển hàng hóa tới bang để giữ cho việc lưu thông hàng hóa vẫn được diễn ra. Chính quyền bang Tasmania sẽ cử người theo dõi việc cách ly và sẽ có hình phạt đối với những người vi phạm. Số tiền phạt có thể lên đến 16,800 AUD hoặc 6 tháng tù giam.
Bang Tasmania đồng thời ban bố tình trạng khẩn cấp, trao quyền nhiều hơn cho cảnh sát trong việc điều hành các hoạt động tại bang. Với các biện pháp mới công bố này, bang Tasmania là địa phương có chính sách kiểm soát chặt chẽ nhất hiện nay tại Australia trong nỗ lực làm giảm sự lây lan của Covid-19.
Trong một diễn biến liên quan, hôm nay (19/3), hãng hàng không lớn nhất Australia Qantas cũng đã tuyên bố từ cuối tháng 3 cho đến hết tháng 5 sẽ ngừng toàn bộ các chuyến bay quốc tế đồng thời giảm 60% các chuyến bay nội địa. Việc cắt giảm các chuyến bay này cũng đồng nghĩa với việc 60% người lao động của hãng này sẽ đối mặt với nguy cơ không có việc làm.
Trước đó hôm 18/3, một hãng hàng không lớn khác của Australia là Virgin cũng đã tuyên bố dừng tất cả các chuyến bay quốc tế và giảm một nửa số chuyến bay nội địa từ cuối tháng 3 cho đến ngày 14/6.
Trong khi đó, số ca nhiễm Covid-19 tại New Zealand đã tăng 8 trường hợp trong ngày hôm qua (18/3), nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 20 trường hợp. Bộ Y tế New Zealand cho biết, 8 trường hợp mới này vừa trở về từ các nước châu Âu và Australia. Tính đến nay, đã có 5 thành phố của New Zealand xác nhận có bệnh nhân Covid-19, trong đó có thủ đô Wellington.
Các quốc đảo Thái Bình Dương gồm Samoa và Papua New Guinea đã xác nhận 2 trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Các bệnh nhân này đều đến từ nước ngoài và đang được điều trị cách ly tại bệnh viện với các triệu chứng tương tự như Covid-19. Hiện các mẫu bệnh phẩm đã được gửi ra nước ngoài để xét nghiệm nên chưa thể kết luận 2 bệnh nhân này có mắc Covid-19 hay không.
Theo Việt Nga, Hữu Tiến/VOV-Australia
Canada cấm trường mầm non thu học phí trong mùa dịch Những trường mầm non tư thục của Ontario, Canada, có thể gửi yêu cầu tới chính quyền để được hỗ trợ về mặt tài chính. CBC News cho hay giới chức Ontario, Canada, vừa ban hành lệnh khẩn cấp, cấm các trung tâm chăm sóc trẻ em, trường mầm non, thu phí trong thời gian đóng cửa vì dịch Covid-19. Lệnh này được...