Truyền thông Trung Quốc dè dặt ca ngợi phi thuyền Ấn Độ
Các báo Trung Quốc ca ngợi vụ phóng tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ hôm 5/11, nhưng tỏ ra lo ngại rằng cuộc đua không gian giữa hai cường quốc châu Á sẽ làm tăng căng thẳng và đối đầu trong khu vực.
Phi thuyền không người lái Mangalyaan của Ấn Độ rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan vào sáng 5/11 theo giờ địa phương và sẽ bay trong không gian khoảng 300 ngày trước khi tới quỹ đạo sao Hỏa vào năm 2014. Nhiều nhà phân tích nhận định rằng, với vụ phóng này, Ấn Độ đã chứng tỏ khả năng về công nghệ vũ trụ so với Trung Quốc, quốc gia láng giềng và cũng là một cường quốc vũ trụ ở châu Á.
Hình minh họa phi thuyền Mangalyaan của Ấn Độ bay quanh sao Hỏa vào năm 2014. Ảnh: BBC.
China Daily bình luận rằng Trung Quốc và Ấn Độ phải hợp tác với nhau để thám hiểm vũ trụ, chứ không nên cạnh tranh với nhau.
Ye Hailin, một chuyên gia về Đông Á của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với China Daily rằng vụ phóng tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ là một thành tựu vĩ đại và cả thế giới nên chúc mừng họ.
“Giống như người Trung Quốc, người dân Ấn Độ cũng có giấc mơ vũ trụ”, Ye nói.
Một bài xã luận trên báo South China Morning Post lập luận rằng vụ phóng tàu thăm dò sao Hỏa cho thấy tiềm lực khoa học và phát triển của nước láng giềng.
Video đang HOT
“Trung Quốc chỉ có thể tạo ra và duy trì môi trường an ninh, thịnh vượng xung quanh lãnh thổ và vùng ảnh hưởng bằng cách kết hợp hiệu quả hơn lợi ích của chúng ta với lợi ích của các nước lân cận”, bài xã luận khẳng định.
Trong một bài báo khác, South China Morning Post lo ngại cuộc đua không gian giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực.
“Chính phủ Trung Quốc đại lục và Ấn Độ không phải là hai chính quyền duy nhất tại châu Á muốn thám hiểm không gian. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang triển khai chương trình thám hiểm không gian với những công nghệ tiên tiến. Một quốc gia có thể hưởng vô số lợi ích từ hoạt động thám hiểm vũ trụ, song trong trường hợp của Ấn Độ và Trung Quốc, sự cạnh tranh có thể khiến tình trạng căng thẳng, chạy đua vũ trang và đối đầu trong khu vực tăng lên”, bài báo dự đoán.
Vài tờ báo khác kêu gọi các nước láng giềng tránh ganh đua với Trung Quốc và nên tăng ngân sách cho các chương trình xã hội.
Global Times đặt câu hỏi về mức độ hợp lý của chương trình thám hiểm sao Hỏa mà Ấn Độ đang theo đuổi, trong bối cảnh hàng trăm triệu người Ấn vẫn chưa thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ.
“Chắc chắn nhiều người bên trong và bên ngoài Ấn Độ sẽ cảm thấy băn khoăn khi chính phủ chi hàng chục triệu USD cho một phi thuyền vượt vài trăm triệu km tới sao Hỏa chỉ để chụp mấy bức ảnh, trong khi hơn 350 triệu người dân đang cố gắng tồn tại với mức thu nhập dưới 1,25 USD mỗi ngày”, tờ báo viết.
Tờ báo cũng chỉ ra những khó khăn mà phi thuyền Ấn Độ sắp đối mặt trong tương lai.
“Từ trước tới nay, chỉ Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu thám hiểm sao Hỏa thành công. Những nỗ lực của các nước khác – bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản – đều thất bại. Rõ ràng mục tiêu của Ấn Độ là dẫn đầu châu Á trong hoạt động thám hiểm sao Hỏa”, tờ báo kết luận.
Theo Tri thức
Việt Nam nhận tàu ngầm Kilo, TQ la lối "Biển Đông nguy cấp"
Hoàn Cầu còn xuyên tac răng Viêt Nam se "căt đưt cac tuyến vân tai đương biên" băng tàu ngầm Kilo.
Ngay 7/11/2013, Nga se chinh thưc bàn giao tau ngâm Kilo mang tên Ha Nôi cho Viêt Nam. Tơ Nciku cua Nga đanh gia phiên ban nay hiên đai hơn phiên ban Kilo ma Trung Quôc hiên đang sơ hưu.
Tàu ngầm Hà Nội la chiêc tàu ngầm Kilo Đề án 636 đâu tiên trong tông sô 6 chiêc mà Việt Nam đặt mua của Nga. Theo dư kiên, Viêt Nam se tiên hanh lê ra măt va keo quôc ky trên con tau vao thang 1 năm sau.
Tàu ngầm Kilo Hà Nội trong chuyến thăm và thị sát của Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng tại Kaliningrad hồi tháng 5/2013.
Chiêc Kilo thư hai mang tên Thành phố Hô Chi Minh hiên cung đang trong qua trinh thư nghiêm va dư kiên se được ban giao cho Việt Nam trươc cuôi năm nay. Theo kê hoach, 4 chiêc con lai se đươc chuyên giao toan bô cho Hải quân Việt Nam trươc năm 2016.
Mới đây, tơ Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada cung đa co bai phân tich vê tau Kilo mơi cua Viêt Nam. Tơ nay cho biêt cac linh kiên va bô phân trên tau Kilo Viêt Nam như kinh viên vọng, thiêt bi do tham điên tư va cach âm đêu sư dung nhưng kỹ thuât tiên tiên nhât. Đăc biêt hơn nưa la hê thông tên lửa Club co tâm băn tơi 290km mơi nhât ma Nga trang bi cho tàu ngầm Kilo của Việt Nam.
Trang tin Chinanews cho răng chuyên thăm tơi đây cua Tổng thống Nga Vladimir Putin tơi Viêt Nam là nhằm khăng đinh môi quan tâm của Nga va sư quan trong đăc biêt cua sư kiên Việt Nam nhận bàn giao tàu ngầm Kilo.
Tàu ngầm TP Hồ Chí Minh (bên phải ảnh) chuẩn bị cho chuyến thử nghiệm trên biển hôm 2/10. Bên cạnh là tàu ngầm HQ-184 Hải Phòng mới được hạ thủy cuối tháng 8 vừa qua.
Trong khi đó, trước thông tin Việt Nam sắp nhận bàn giao tàu ngầm Kilo Hà Nội, tơHoan Câu cua Trung Quôc như thương lê lâp tưc phan ưng bằng cách luận điệu vu cáo, xuyên tạc. Trong bài báo với tựa đê "Biên Đông nguy câp", Hoàn Cầu la lối một cách rất vô lý rằng Viêt Nam đang "chiêm biên cua Trung Quôc", va vơi lơp tau Kilo mơi, Viêt Nam se co tham vong "tăng cương không chê Biển Đông". Hoàn Cầu còn xuyên tac răng Viêt Nam se "căt đưt cac tuyến vân tai đương biên" băng nhưng tau ngâm nay.
Trang tin Qianzhan cung lăp lai luân điêu như tơ Hoan Câu. Trang nay rêu rao một lý lẽ không ai có thể chấp nhận được, rằng Viêt Nam "chiêm nhiêu đao cua Trung Quôc nhât", bơi vây nên luôn "lo lăng" trươc sư lơn manh cua quân đôi Trung Quôc. Qua đo, Qianzhan đưa ra suy luân viêc mua tau ngâm Kilo la đông thai đê "gia tăng sư chiêm đong trai phep". Truyên thông Trung Quôc còn lu loa rằng cac tau ca cua nươc nay không dam đên gân "đao cua nươc minh" vi se bi Viêt Nam băn hoăc băt đoi tiên nôp phat, trong khi đây là môt hanh đông ma chinh Trung Quôc mới là kẻ thường xuyên châm ngòi và gây sự.
Từ những luận điệu xuyên tạc và vu cáo Việt Nam của truyền thông Trung Quốc, có thể thấy rõ một điều rằng Bắc Kinh đang cảm thấy lo sợ trước sức mạnh ngày càng được tăng cường của Hải quân Việt Nam. Theo các chuyên gia quân sự, tàu ngầm Kilo "hố đen" của Việt Nam sẽ là nhân tố chiến lược giúp thay đổi cục diện trong khu vực, ngăn Trung Quốc thực hiện âm mưu thôn tính, nuốt trọn Biển Đông.
Có lẽ, chính vì điều này mà Trung Quốc "đứng ngồi không yên" khi thời gian tàu ngầm Hà Nội về tới Biển Đông không còn bao xa nữa. Truyền thông Trung Quốc càng mạnh miệng vu cáo, bịa đặt về Việt Nam bao nhiêu thì chỉ càng thể hiện rõ ràng rằng họ đang vô cùng lo sợ mà thôi.
Theo Phunutoday
Trung Quốc nói tấn công Syria là 'hấp tấp' Truyền thông Trung Quốc hôm nay cảnh báo phương Tây về hành động quân sự nhằm vào Syria, trong khi Mỹ và các đồng minh rục rịch tấn công nhằm trừng phạt chính quyền Bashar al-Assad. Ảnh minh họa Trong một bài xã luận có tiêu đề "Không tha thứ cho các cuộc tấn công", báo China Daily cho rằng Mỹ và các...