Truyền thông Trung Quốc “đánh hội đồng” Tổng thống Mỹ
Truyền thông Trung quốc đồng loạt đăng bài lên án gay gắt Tổng thống Mỹ vì những phát biểu mới đây của ông về Trung Quốc.
Thêm một “người thổi còi” tiết lộ bí mật chính phủ Mỹ Tướng Mỹ cấp cao nhất bị giết ở nước ngoài từ sau chiến tranh VNĐại sứ Mỹ tại Việt Nam chỉ ra gốc rễ gây mất an ninh Biển Đông
Trong một bài phỏng vấn gần đây với tờ Economist, Tổng thống Obama thúc giục phương Tây “xử đẹp” Trung Quốc khi phát hiện Bắc Kinh vi phạm các chuẩn mực quốc tế bởi nước này sẽ “không ngần ngại lấn tới cho đến khi bị đáp trả lại”.
Tờ China News của Trung Quốc ngay lập tức đăng bài bình luận, gay gắt lên án những tuyên bố trên của ông Obama và cáo buộc, Tổng thống Mỹ đang làm quan hệ 2 nước thêm căng thẳng bởi cái nhìn “cảm tính” và “thiển cận” của ông về Trung Quốc.
Tờ này tiếp tục nhấn mạnh, “những phát biểu trên của Tổng thống Mỹ phản ánh sự mất niềm tin và bất lực của Washington trong quan hệ quốc tế. Điều đó càng chứng tỏ, chính quyền Tổng thống Obama đang bối rối trong các vấn đề đối ngoại cũng như mất dần vị thế của mình trên chính trường quốc tế.
Trong khi đó, tờ Global Times chỉ trích, Tổng thống Obama “ăn bám” vào “tư duy chiến tranh Lạnh lỗi thời” và những phát ngôn của ông “không đóng góp được lợi lộc gì cho quan hệ Trung-Mỹ”.
Tờ báo trên còn chế giễu, kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ chẳng thể hiện được chút bản lĩnh nào trước Trung Quốc và Nga. Ông Obama còn bị báo Trung Quốc cho là thiếu tầm nhìn chiến lược và sức mạnh để điều hành chính phủ cũng như dễ dàng bị mắc sai lầm trong những tình huống khẩn cấp.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi cũng bị báo chí Trung Quốc đem ra mổ xẻ.
Bên cạnh đó, truyền thông Trung Quốc cũng chĩa mũi công kích quan hệ Mỹ-Phi, trong bối cảnh diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ và hơn 50 nhà lãnh đạo cấp cao của châu Phi tại Washington.
Ngày 6.8, hội nghị kết thúc, Tổng thống Obama công bố gói đầu tư trị giá 33 tỷ USD tại châu Phi, cũng như tăng mức cứu trợ nhân đạo và lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực này.
Nhằm vào sự kiện trên, Tờ Observer của Trung Quốc nhận định: “Mỹ đang ra sức mở rộng ảnh hưởng tới châu Phi”. Còn Liberation Daily cho rằng, Washington đang vội vã ký những hợp đồng quan trọng với các nước châu Phi vì lo sợ “lục địa đen” sớm rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc”
Theo Tri Thức Trẻ
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản trong "tâm bão" tuyên truyền khủng khiếp của Trung Quốc
Phải chăng, Thời báo Hoàn cầu nói riêng và dàn hợp ca của truyền thông TQ đã cố tình làm cho các quốc gia châu Á và thế giới thấy được TQ mới là trung tâm?
Thời báo Hoàn cầu và nhiều tờ báo khác của Trung Quốc đã đặt kẻ mà họ coi là "tội đồ" chính trong việc khởi động cái mà họ gọi là "liên minh chống TQ" vào tâm của một cơn bão truyền thông, nhằm chống lại liên minh này.
Đã có nhiều ý kiến về việc Nhật Bản sẽ thay Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc để giữ thế cân bằng chiến lược ở châu Á, từ đó ngăn chặn các hành động đơn phương sử dụng ưu thế sức mạnh quân sự để áp đặt và hiện thực hóa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trong suy nghĩ của rất nhiều học giả và những người quan tâm đến sự hòa bình, ổn định và đề cao "tính thượng tôn của luật pháp quốc tế" trong hành xử giữa các quốc gia tại châu Á đã thiên về nhận định trên.
Điều đó là hoàn toàn có cơ sở khi nhìn nhận toàn diện chiến dịch truyền thông to lớn và công phu của Trung Quốc được phát động một cách rộng khắp và mang tính "đột xuất" trong những tháng gần đây, đã và đang hướng trọng tâm công kích vào Nhật Bản.
Tuy nhiên, có lẽ anh chàng Su mô (biểu tượng cho hình ảnh quốc gia của Nhật Bản) là quá mạnh mẽ so với biểu tượng gấu trúc của Trung Quốc, nên trọng tâm của cuộc công kích đã được lựa chọn kỹ càng: đó là hình ảnh cá nhân "ông già" Shinzo Abe - thủ tướng Nhật?!
Truyền thông và chính giới Trung Quốc đã gắng sức tổ chức các hoạt động tuyên truyền, ngoại giao nhằm chia rẽ, cô lập ông Abe với các đảng phái chính trị và dư luận nhân dân Nhật Bản và giữa Nhật Bản với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ nhất, phải kể đến việc chính giới Trung Quốc tăng cường hoạt động ngoại giao thăm viếng với các đảng đối lập với đảng cầm quyền của ông Abe. Lợi dụng các đảng đối lập này để chống lại các quan điểm, đề xuất và hành động cứng rắn của ông Abe với Trung Quốc ngay tại chính trường Nhật Bản.
Ông Abe và Kaieda có nhiền quan điểm trái ngược trái ngược nhau... Bên trái là Banri Kaieda, lãnh đạo Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) (đảng đối lập với đảng của ông Abe) đã thăm và hội đàm tại Bắc Kinhvào ngày 15-16/7/2014.
Thứ hai, là việc tổ chức ồ ạt và "đột xuất" các cuộc kỷ niệm, tưởng niệm và tố cáo tội ác chiến tranh trong quá khứ của Nhật Bản đối với Trung Quốc. Từ đó tạo làn sóng dư luận chống Nhật sôi sục của người dân Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.
Sự "đột xuất" tưởng nhớ rầm rộ ấy điển hình nhất là việc kỷ niệm 77 năm ngày nổ ra cuộc chiến Trung - Nhật năm 1937.
Mặc dù là năm lẻ, lễ kỷ niệm ấy vẫn được tổ chức, lần đầu tiên có quy mô lớn, như một sự kiện trọng đại của quốc gia, với sự tham gia của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia CCTV, với thời lượng 2 giờ đồng hồ.
Trong khi các năm trước, lễ kỷ niệm này chỉ được tổ chức với quy mô nhỏ bằng việc tổ chức đặt hoa tưởng nhớ tại địa điểm nổ ra cuộc chiến và được đưa tin trong thời lượng khoảng 2 phút trên đài truyền hình quốc gia.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Lễ kỷ niệm 77 năm cuộc chiến với Nhật Bản ở Bắc Kinh ngày 7/7/2014, tại phía trước Bảo tàng chiến tranh Trung - Nhật
Thứ ba, là cơn bão mà Thời báo Hoàn cầu đã và đang dành cho Nhật Bản, trong đó hướng trọng tâm công kích vào thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, có thể điểm qua các bài viết trên tờ báo này, để thấy phần nào về điều đó:
Bài viết "Thời kỳ chiến tranh sỉ nhục vẫn còn là một bài học quan trọng hôm nay"(Wartime humiliation still an important lesson today)ngày 24/7/2014, trên Thời báo Hoàn cầu của giáo sư Châu Vĩnh Thắng (Zhou Yongsheng),làm việc tại Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc (Tại Trung Quốc, các học viện là các bộ phận trực thuộc trường đại học): ông này đã khẳng định thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lần thứ nhất với Nhật năm 1894-1895 là:"thất bại nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Quốc".
Đồng thời, ông này chỉ ra rằng: "Nội các của Abe đã đi trên một con đường hữu khuynh nguy hiểm. Đối xử với Trung Quốc như một kẻ thù tiềm năng, chính quyền Abe đã đưa ra một chiến dịch tấn công ngoại giao... Các nước láng giềng của Trung Quốc như Philippines và Việt Nam, được khuyến khích bởi Nhật Bản, đã phần nào kết băng đảng với Nhật Bản để chống lại Trung Quốc. Trung Quốc đang đối mặt với môi trường bên ngoài ảm đạm, đòi hỏi phải sử dụng lịch sử như một tấm gương và rút ra bài học từ sự sỉ nhục".
Từ đó, Châu Vĩnh Thắng đi đến nhận định rằng: "Một nền kinh tế thịnh vượng và sức mạnh dân tộc mạnh mẽ là những bảo đảm cho chiến thắng đối với bất kỳ trận chiến nào".
Minh họa của Liu Rui,Thời báo Hoàn cầu - Global Times, cho bài viết: "Thời kỳ chiến tranh sỉ nhục vẫn còn là một bài học quan trọng hôm nay" và bài viết "Cục diện châu Á đã hoàn toàn khác 120 năm trước".
Bài viết "Cục diện châu Á đã hoàn toàn khác 120 năm trước"(Asian geometry completely different from 120 years ago) trên Thời báo Hoàn cầu ngày 24/7/2014, của Học giả Trung Quốc Zhao Minghao gợi lại cuộc chiến Trung - Nhật cách đây 120 năm và chỉ trích chính quyền Nhật Bản rằng:
"Chính quyền Abe nên học những bài học từ Mỹ và nhận ra thực tế là cuối cùng họ sẽ phải trả giá cho việc đối ngoại quân sự. Tokyo nên dừng lại việc chỉ đơn thuần dựa vào việc phát triển sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh quốc gia... Ngoài ra, chính quyền Abe cũng thiết lập cơ chế để giúp tăng cường lực lượng quân sự của các nước khác với sự hỗ trợ, khuyến khích phát triển rộng khắp".
Bài viết "Nỗ lực của Abe để chỉnh sửa hiến pháp hòa bình gây nguy hiểm cho tinh thần của Nhật Bản"(Abe'sFaustian attempt to eviscerate pacifist constitution risks Japan's soul), ngày 02/7/2014, của Deng Yushan, một nhà báo của Tân Hoa Xã.
Tác giả này chỉ trích ông Abe: "Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang lãnh đạo đất nước của mình đi theo một con đường nguy hiểm như nội các của ông đã phê duyệt vào ngày 01/7/2014, một cái gọi là "diễn giải lại" hiến pháp mà thực chất là rút ruột điều lệ hòa bình của Nhật Bản". Deng Yushan đi đến kết luận và "khuyến nghị" rằng:
"Theo quan điểm về nỗi ám ảnh nguy hiểm của Abe, đã đến lúc người dân Nhật Bản và cộng đồng quốc tế kéo Abe trở lại để cảm nhận và ngăn ông tiếp tục làm xấu hình ảnh quốc gia của Nhật Bản và phá hoại an ninh khu vực".
Minh họa của Liu Rui,Thời báo Hoàn cầu - Global Times, cho bài viết: "Nỗ lực của Abe nhằm chỉnh sửa hiến pháp hòa bình gây nguy hiểm cho tinh thần của Nhật Bản"
Bài viết "Bài học chiến tranh có tiếng vang đến hiện tại"(Wartime lessons have modern reverberations) trên Thời báo Hoàn cầu, ngày 28/7/2014, giáo sư Wu Enyuan của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã khơi lại mâu thuẫn của Nhật với các nước trong quá khứ chiến tranh: "Một số quốc gia Đông Nam Á ... quên lịch sử cay đắng của họ về chế độ nô lệ, và thậm chí trở lại với Nhật Bản". Sau đó, ông này không quên chỉ trích Nhật Bản:
"Trên thực tế, Tokyo đang theo đuổi một sự hồi sinh quân phiệt, và Washington đang cố gắng để lấy lại quyền bá chủ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và kiềm chế Trung Quốc với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Điều này sẽ mang lại các yếu tố gây mất ổn định mới cho châu Á và thế giới nói chung. Chúng ta nên chú ý chống trả triệt để lực lượng cánh hữu cực đoan của Tokyo và ngăn chặn việc tiếp tục nhân nhượng".
Và sau đây là bài viết thể hiện rõ nhất sự khẳng định của Thời báo Hoàn cầu với vai trò trung tâm của ông Abe nói riêng và Nhật Bản nói chung, mà Truyền thông và chính giới Trung Quốc lo sợ về nguy cơ to lớn đang hiện hữu đối với "giấc mơ Trung Quốc", đó là bài viết ngày 18/6/2014 trên tờ Thời báo Hoàn cầu: "Nỗ lực gây ảnh hưởng quốc tế của ông Abe nhằm tạo thành liên minh chống Trung Quốc cam chịu thất bại"(Abe's international efforts to form anti-China alliance doomed to fail).
Mặc dù truyền thông Trung Quốc "nói cứng" như vậy, song đã hoàn toàn bộc lộ rõ sự quan tâm và lo lắng về cái mà tự họ gọi là "liên minh chống Trung Quốc" sẽ làm tan biến "giấc mơ Trung Quốc" bao gồm cả ý đồ chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông của họ.
Minh họa của Liu Rui, Thời báo Hoàn cầu - Global Times, cho bài viết: "Nỗ lực gây ảnh hưởng quốc tế của ông Abe nhằm tạo thành liên minh chống Trung Quốc cam chịu thất bại"
Với sự "chú tâm" và "ưu ái" đặt ông Abe trong trung tâm của chiến dịch truyền thông đồ sộ này, có thể thấy rõ sự đánh giá rất cao vai trò của ông Abe trong việc khởi động và thúc đẩy hoạt động của cái mà truyền thông Trung Quốc gọi là "liên minh chống Trung Quốc".
Sự đánh giá về vai trò của ông Abe và Nhật Bản trong sự vận động và biến đổi của cục diện chiến lược ở châu Á của bộ máy phân tích chính trị khổng lồ, bao gồm vô số các chiến lược gia chính trị đại tài của Trung Quốc lẽ nào lại sai?
Phải chăng, Thời báo Hoàn cầu nói riêng và dàn hợp ca của truyền thông Trung Quốc đã vô tình làm cho các quốc gia châu Á và thế giới thấy được ai đang là trung tâm cần hướng tới của một liên minh cần thiết cho họ?
(Theo Giáo Dục)
Hội nghị bí ẩn nhất Trung Quốc bàn những chuyện gì? Truyền thông hầu như không nhắc đến thông tin chi tiết về hội nghị này, nhưng Bắc Đới Hà được coi "nơi mặc cả" các vấn đề hệ trọng của giới chóp bu TQ. Bắc Đới Hà, nơi "mặc cả chính trị" của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc Hội nghị Bắc Đới Hà là một trong những cuộc họp bí ẩn...