Truyền thông Trung Quốc coi iPhone là “mối đe dọa an ninh”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 11/7 tố điện thoại thông minh iPhone của hãng công nghệ Mỹ Apple là “mối đe dọa an ninh quốc gia” bởi khả năng theo dõi vị trí người dùng.
Cửa hiệu Apple ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Theo tin từ Reuters, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã có một bản tin phê phán chức năng định vị “Frequent Locations” của iPhone, cho rằng chức năng này khiến người dùng dễ dàng bị theo dõi và các thông tin về người dùng bị tiết lộ.
“Đây là dữ liệu cực kỳ nhạy cảm”, một nhà nghiên cứu được CCTV phỏng vấn phát biểu. Theo nhà nghiên cứu này, nếu dữ liệu mà iPhone thu thập được được đánh giá, thì toàn bộ tình hình kinh tế và “thậm chí cả bí mật quốc gia” của Trung Quốc bị tiết lộ.
Hiện Apple chưa đưa ra bình luận gì về bản tin trên của CCTV.
Apple vẫn thường bị truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích với quan điểm cho rằng “quả táo” cung cấp dữ liệu người dùng cho các cơ quan tình báo Mỹ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thậm chí kêu gọi “trừng phạt nghiêm khắc” Apple. Ngoài ra, Apple còn bị truyền thông nhà nước Trung Quốc lên án là có dịch vụ khách hàng tồi tệ.
Video đang HOT
Apple không phải là công ty Mỹ duy nhất trở thành nạn nhân trong các đợt công kích của truyền thông Trung Quốc. Các dịch vụ của Google đã bị gián đoạn ở Trung Quốc trong hơn 1 tháng, trong khi Chính phủ nước này ban lệnh cấm các cơ quan chính phủ sử dụng hệ điều hành Windows 8 của Microsoft.
Sau khi cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ một loạt thông tin về hoạt động nghe lén của Mỹ, thì các công ty công nghệ khác của Mỹ như Cisco và IBM cũng gặp nhiều trở ngại mới tại thị trường Trung Quốc.
Đáng chú ý, những lời cáo buộc mà CCTV nhằm vào Apple được đưa ra ngay sau khi kết thúc cuộc đối thoại thường niên về chiến lược và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh. Tại cuộc đối thoại này, các quan chức cấp cao của hai nước đã bàn thảo một loạt vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước, bao gồm an ninh mạng và gián điệp kinh tế. Cuộc đối thoại kéo dài 2 ngày đã kết thúc vào thứ Năm tuần này mà không có kết quả cụ thể nào.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày hôm qua, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố chủ một công ty công nghệ hàng không Trung Quốc đánh cắp hàng loạt thông tin về công nghệ chủ chốt của Mỹ từ các nhà thầu quốc phòng của nước này. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của Washington nhằm tấn công vào hoạt động gián điệp kinh tế và gián điệp mạng ngày càng nở rộ của Trung Quốc tại Mỹ.
Cách đây ít hôm, nhà chức trách Mỹ cáo buộc một số công dân Trung Quốc đánh cắp hạt giống ngô công nghệ cao. Trước đó, Washington truy tố 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc vì hành vi gián điệp mạng.
Theo VnEconomy
Truyền thông Trung Quốc: Đừng tin Mỹ!
"Đừng tin Mỹ" là thông điệp chủ đạo của một bài báo dài trên thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, nhằm kêu gọi các nước châu Á hãy tránh xa Mỹ và cùng nhau xây dựng một "trật tự an ninh mới" theo đề kiểu của Bắc Kinh.
Theo tin đưa trên tờ Philippines Star, sau khi ông Tập Cận Bình lên giọng đấu tranh cho cái gọi là "một trật tự an ninh mới tại châu Á", các cơ quan truyền thông Trung Quốc cũng đang ra sức để gia cố cho luận điệu này. Và trong chiến dịch tuyên truyền ấy, kẻ bị chĩa mũi dùi công kích, không ai khác, chính là Mỹ.
Tờ thời báo Hoàn Cầu gần đây đã cho đăng một bài viết dài, trong đó nửa vuốt ve nửa dọa nạt rằng các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, bao gồm Philippines, Nhật và cả Việt Nam "đừng hòng trông chờ vào Mỹ" để đảm bảo được an ninh trong khu vực.
Châu Á "đừng mong chờ dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh khu vực" (ảnh minh họa: Philippines Star)
"Ông Tập đã đề cập một cách nhìn mới cho vấn đề an ninh khu vực hiện nay. Chúng ta không thể trông chờ vào những quốc gia bên ngoài khu vực đảm bảo an ninh cho chính mình. Vấn đề an ninh châu Á thì phải được giải quyết theo cách của châu Á", tờ Hoàn Cầu viết.
Vậy thực chất, giải pháp chiến lược hoàn hảo cho an ninh khu vực mà Trung Quốc muốn đưa ra là gì? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất rằng "cấu trúc an ninh mới" của quan hệ hợp tác an ninh khu vực nên giống như những tổ chức "thuần châu Á" khác đã có, giả dụ như tổ chức ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh CICA 24 hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải...
Có vẻ như, lý do Trung Quốc luôn đề cao yếu tố "thuần châu Á" không phải vì Bắc Kinh có thiện chí, mà vì hy vọng sẽ dễ dàng áp đặt và ra điều kiện hơn nếu phải "giải quyết nội bộ" với toàn các nước nhỏ và yếu hơn mình.
Bắc Kinh đồng thời cáo buộc rằng chính sách tái cân bằng ở châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama chẳng những không giúp tăng cường an ninh khu vực, mà ngược lại, nó sẽ chỉ "phá vỡ sự ổn định hiện tại".
"Vấn đề an ninh ở châu Á nên được bảo vệ bằng sự khôn ngoan của người châu Á. Những vấn đề còn lại, bao gồm tranh chấp lãnh thổ, xung đột nội bộ bởi quá trình toàn cầu hóa và chính sách "trục châu Á" của Washington đã và đang chỉ làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh khu vực", tờ Hoàn Cầu viết.
Với luận điệu này, Trung Quốc vừa chối bỏ trách nhiệm, làm như mình vô can trong việc tạo ra các xung đột trong khu vực, lại vừa muốn "dụ dỗ" các nước nghe theo sự sắp đặt của mình.
Nhưng trái ngược với mong muốn của Trung Quốc, đồng minh thân cận của Mỹ là Nhật và Philippines đã hoan nghênh sự thay đổi trong chính sách đối ngoại mới của Mỹ, đặc biệt là chiến lược "trở lại châu Á Thái Bình Dương" của chính quyền ông Obama.
Đồng thời, các nước này cũng tranh thủ làm mới mối quan hệ của mình với Washington trong bối cảnh sức mạnh quân sự và hải quân Trung Quốc đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng và đáng báo động.
Trước những động thái này, truyền thông Trung Quốc đã rất tức tối và lên tiếng tuyên bố rằng Mỹ đừng mong có ảnh hưởng gì vì Mỹ "không phải là một bên trong tranh chấp". Bên cạnh đó, báo chí Trung Quốc cũng chống chế rằng những "khái niệm về chủ quyền lãnh thổ" của mình khác với "các định nghĩa của phương Tây".
Với lập luận này, rõ ràng Trung Quốc chỉ muốn được một mình tự tung tự tác và áp đặt luật của riêng mình trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, không thèm đếm xỉa đến dư luận hay thậm chí là các quy định, luật pháp quốc tế.
Xét đến cùng, những phản ứng gay gắt của truyền thông Trung Quốc đối với sự hiện diện của Mỹ tại châu Á, cũng như những lời dọa nạt "đừng tin vào Mỹ" từ Bắc Kinh cũng chỉ nhằm một mục đích duy nhất: thực hiện chính sách "cá lớn nuốt cá bé" tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo Infonet
Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 4) Ngày 3/7, tờ The Washington Free Beacon (Mỹ) cho biết, quân đội Trung Quốc đã thiết lập Trung tâm Nghiên cứu Tình báo mạng Chiến lược (26/6) với chức năng nghiên cứu tình báo mạng, trao đổi thông tin tình báo mạng, xây dựng hệ thống nghiên cứu theo dõi không gian máy tính hiệu quả cao, cung cấp các dịch vụ tối...