Truyền thông Trung Quốc chỉ ra 4 điểm yếu của Nga
Giới phân tích Trung Quốc nhận định Nga vẫn là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới, tuy nhiên cũng chỉ ra 4 điểm yếu của quốc gia này.
Theo Sohu, chỉ số dân số thấp ở Nga là điểm yếu. Trong Thế chiến II, Liên Xô mất 20 triệu đàn ông, dẫn đến sự mất cân bằng lớn trong dân số và thiếu hụt nguồn lao động. Đến giờ Nga vẫn chưa thể phục hồi được hoàn toàn – Sohu cho biết.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, dân số của đất nước giảm một nửa, xuống còn gần 140 triệu người. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi những người trẻ tuổi không muốn có con – tác giả lưu ý.
Truyền thông Trung Quốc chỉ ra 4 điểm yếu của Nga. (Ảnh: Riafan)
Vì lý do nào đó mà bài báo xếp tính đa dân tộc của Nga là một điểm yếu khác của quốc gia này. Có 194 dân tộc ở LB Nga, nhưng người Nga chiếm đến 80% dân số. Tác giả của bài viết nhận định rằng, sự khác biệt tôn giáo đang đặt ra mối đe dọa tiềm ẩn cho sự ổn định nội bộ, và vì điều này, công tác quản lý đất nước sẽ là rất tốn kém.
Ngoài ra, ấn phẩm Sohu cũng chỉ ra định hướng tài nguyên của nền kinh tế Nga và vị trí địa lý có thể nói là “ không may” của nước này. Tác giả nói đất nước này nằm ở dải vĩ độ Bắc, nơi mùa đông dài và lạnh, khiến chi phí khai thác các nguồn năng lượng tăng cao. Sự phát triển kinh tế của LB Nga thậm chí còn gặp khó khăn hơn khi nước này được cho là nằm quá xa so với các tuyến thương mại quốc tế, – chuyên gia nhận định.
Điểm yếu cuối cùng của Nga, theo chuyên gia, là tình hình quốc tế khó khăn. Mỹ, cũng như Tây Âu, hiện vẫn đang tiếp tục gây áp lực lên nước này.
Cần lưu ý rằng, ở Mỹ và Tây Âu thời gian gần đây có những ý kiến ngược lại cho rằng, chính sách trừng phạt đối với Matxcơva không những không lại kết quả gì, mà còn gây ra tổn thất lớn.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc cũng nói về khả năng hủy diệt 10 lần nước Mỹ của Nga. Các chuyên gia lưu ý về vũ khí hạt nhân của Nga và khẳng định rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nước này vẫn tiếp tục “ hành xử cứng rắn“, “ khiến chính quyền Mỹ cảm thấy kinh ngạc“.
(Nguồn: Sohu)
Video đang HOT
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
5 quốc gia có đội quân hùng mạnh nhất thế giới vào năm 2030
Trong vòng một thập kỷ tới, các cường quốc trên thế giới sẽ tiếp tục xu hướng trong giai đoạn hiện đại, chuyển sự tập trung từ quân đội trên bộ sang các lực lượng trên không và trên biển.
Binh sĩ quân đội Mỹ.
Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, chiến tranh trên bộ đã có những sự thay đổi rõ rệt. Các hoạt động quân sự chủ yếu diễn ra trên biển và trên không, dẫn đến lực lượng trên bộ phải gánh vác cả những nhiệm vụ chiến đấu khác như chống khủng bố, đảm bảo trị an.
Để đánh giá 5 quốc gia có lực lượng lục quân mạnh nhất thế giới năm 2030, chuyên gia quân sự Robert Farley đến từ Đại học Kentuckym, Mỹ, đưa ra ba tiêu chí trên tạp chí tạp chí National Interest.
Khả năng tiếp cận với các nguồn lực quốc gia, trong đó có nền tảng công nghệ sáng tạo tới đâu? Có hay không sự hỗ trợ hiệu quả từ các cơ quan trong bộ máy chính trị mà không can thiệp tới tính độc lập của tổ chức?
Khả năng tiếp cận với các bài tập trải nghiệm, cơ hội để học hỏi và sáng tạo trong điều kiện thực địa như thế nào?
Ấn Độ
Lục quân Ấn Độ là một trong những những lực lượng tác chiến trên bộ tinh nhuệ nhất thế giới năm 2030. Quân đội Ấn Độ đã triển khai nhiều chiến dịch với cường độ tác chiến cao, bao gồm căng thẳng với Pakistan ở Kashmir.
Nhờ mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc như Mỹ, Nga, Israel, quân đội Ấn Độ có thể đồng thời sở hữu công nghệ vũ khí của các quốc gia này, vừa phát triển vũ khí nội địa riêng. Có thể nói, bước tiến quân sự của quân đội Ấn Độ đã vượt trội hơn nhiều so với quá khứ.
Pháp
Binh sĩ Pháp tuần tra ở thủ đô Paris.
Trong số các quốc gia châu Âu, Pháp nhiều khả năng sở hữu đội quân hùng mạnh nhất. Pháp theo đuổi chiến lược thể hiện vai trò trong nền chính trị thế giới.
Pháp rất cần lực lượng lục quân hùng mạnh và hiệu quả để có thể làm tốt vai trò này, từ đó nắm quyền kiểm soát lớn hơn trong hệ thống an ninh và quân đội của châu Âu.
Nền công nghiệp quốc phòng Pháp đang phát triển mạnh, xuất khẩu nhiều vũ khí ra nước ngoài. Quân đội Pháp cũng có kinh nghiệm chiến đấu ở khắp nơi trên thế giới, ngày nay là các hoạt động chống khủng bố ở Afghanistan và Bắc Phi.
Nhờ bước tiến của hải quân và không quân, lục quân Pháp có thể dễ dàng hiện diện ở nhiều môi trường tác chiến khác nhau.
Nga
Quân đội Nga đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn sau Chiến tranh Lạnh. Trong tương lai, lục quân nước này nhiều khả năng vẫn sẽ phải tiếp tục đối mặt với hàng loạt những vấn đề nảy sinh từ quá trình đổi mới ngành công nghiệp quốc phòng.
Về lâu dài, quân đội Nga sẽ vẫn giữ vững lợi thế của mình về quy mô và sức mạnh tâm lý của quân nhân.
Các cuộc cải cách mạnh mẽ giúp binh sĩ Nga đánh bại Georgia trong cuộc chiến năm 2008 và là nhân tố chính trong chiến dịch sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Binh sĩ quân đội Nga.
Có thể nói, lục quân Nga sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội vào năm 2030. Nhưng thách thức đối với Nga là việc duy trì đội quân với số lượng đông đảo, hay đề cao chất lượng của người lính hơn số lượng.
Mỹ
Quân đội Mỹ trong tương lai được dự đoán vẫn là chuẩn mực cho lực lượng chiến đấu trên bộ, kể từ năm 1991. Sau chiến tranh Vùng Vịnh, chiến tranh Iraq, quân đội Mỹ đã có lực lượng bộ binh hùng mạnh nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Nhưng năng lực chiến đấu của lục quân Mỹ trong tương lai sẽ bị đặt dấu hỏi vì nhiều trang thiết bị dần lỗi thời, không được ưu tiên nâng cấp như không quân hay hải quân.
Kinh nghiệm chính là thứ vũ khí lớn nhất mà lục quân Mỹ có được đến giai đoạn năm 2030.
Trung Quốc
Kể từ đầu những năm 1990, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã trải qua nhiều lần cải cách, hiện đại hóa lục quân. Điểm mạnh của quân đội Trung Quốc là khả năng sử dụng nguồn lực không giới hạn, trong khi vẫn được trang bị vũ khí hiện đại, chuyển hướng sang đào tạo quân nhân chuyên nghiệp.
Trong tương lai, quân đội Trung Quốc vẫn sẽ có nguồn lực khổng lồ lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Điếm yếu lớn nhất của quân đội Trung Quốc là kinh nghiệm chiến đấu và điều này không dễ dàng khắc phục được trong một sớm một chiều.
Theo Danviet
Nhóm P4+1 và Iran họp khẩn tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Ngày 28/7, đại diện các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran đã họp khẩn tại Vienna (Áo) nhằm thảo luận các biện pháp cứu vãn thỏa thuận này, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây. Theo hãng tin AP, các nhà ngoại giao 4 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ gồm...