Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Mỹ đừng lợi dụng vụ Hong Kong
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói “nếu không có đàm phán thương mại, Hong Kong sẽ gặp rắc rối lớn hơn”.
Trong một bài bình luận phát ngày 31-8, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) CCTVlên tiếng rằng việc Mỹ định dùng biểu tình Hong Kong như một quân bài đàm phán sẽ thất bại. Sở dĩ CCTV nói thế vì ngày trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump nói TQ kiềm chế với biểu tình ở Hong Kong là vì không muốn hủy hoại đàm phán thương mại.
CCTVcho rằng ông Trump tự mâu thuẫn với mình khi trước đó nói Hong Kong là một phần của TQ và biểu tình là chuyện nội bộ của TQ.
“Khi đàm phán thương mại giữa TQ và Mỹ suôn sẻ, Mỹ nói họ sẽ không can thiệp chuyện nội bộ TQ. Nhưng Mỹ lại liên kết chuyện Hong Kong với đàm phán thương mại Trung-Mỹ khi nó căng thẳng” – CCTV bình luận.
“Các kiểu bất định và mâu thuẫn này đơn giản cho chúng ta thấy (ông Trump) không thật sự quan tâm Hong Kong đang hỗn loạn hay tốt đẹp. Ông ấy chỉ dùng Hong Kong như một quân bài đàm phán nhằm tạo áp lực lên TQ trong đàm phán thương mại” – theo CCTV.
CCTV cũng nhắc nhở Mỹ không nên chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói “nếu không có đàm phán thương mại, Hong Kong sẽ gặp rắc rối lớn hơn”. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Ngày 30-8, ông Trump cho rằng áp lực thương mại từ phía Mỹ đã buộc TQ phải kiềm chế hơn với Hong Kong.
“Nếu không vì đàm phán thương mại, Hong Kong sẽ gặp rắc rối lớn hơn. Tôi nghĩ nó sẽ bạo lực hơn nhiều” – ông Trump nói với báo chí tại Nhà Trắng ngày 30-8.
“Tôi thật sự nghĩ TQ muốn có một thỏa thuận và họ biết họ đặt chúng tôi vào tình huống rất xấu nếu không xử lý vấn đề theo cách nhân đạo… Tôi tin rằng vì những gì tôi làm với thương mại mà họ căng thẳng ở Hong Kong được kiềm xuống rất nhiều” – ông Trump nói.
Đây không phải lần đầu ông Trump liên kết chuyện biểu tình Hong Kong với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đầu tháng 8 ông Trump từng cảnh báo đàm phán thương mại với TQ sẽ bị cản trở nếu TQ sử dụng bạo lực với người biểu tình.
Cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình Hong Kong ngày 31-8. Ảnh: SCMP
Nhận định về thái độ của ông Trump, ông David Ko Chin, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Basis Point Consulting chuyên về các thị trường đầu tư và tài chính ở Úc và châu Á, cho rằng biểu tình Hong Kong đã được Mỹ sử dụng tăng áp lực lên TQ nhằm tìm ưu thế trong đàm phán thương mại.
Theo ông Chin, ông Trump đã từng dùng chiến thuật tương tự trong nhiều cuộc đàm phán thương mại khác trong hai năm qua, trong đó có với Nhật và châu Âu.
Ngày 30-8 ông Trump cũng xác nhận đợt đánh thuế mới của Mỹ lên hàng TQ nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ ngày 1-9. Theo đó, mức thuế quan 10% áp trên 300 tỉ USD hàng TQ sẽ bị tăng lên 15%. TQ tuần trước thông báo một đợt đánh thuế mới lên hàng Mỹ nhập khẩu, cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 1-9.
Diễn biến đánh thuế quan mới nhất này giữa hai nước cho thấy cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế nhất nhì thế giới chưa có dấu hiệu kết thúc. Các nhà đàm phán thương mại hai nước khả năng sẽ lại gặp nhau tại Mỹ trong tháng 9 này.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Kim Jong Un có thể thăm Trung Quốc trong tháng 10
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuần sau sẽ đến Triều Tiên, có thể là để chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 5 của ông Kim Jong Un trong tháng 10.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, ông Vương Nghị sẽ có mặt tại Bình Nhưỡng từ thứ Hai đến thứ Tư (2-4/9) theo lời mời của người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Ngoại trưởng Vương Nghị. (Ảnh: Tân Hoa xã)
"Chuyến thăm của ông Vương là động thái quan trọng để Trung Quốc và Triều Tiên thực thi sự đồng thuận của lãnh đạo cấp cao của hai đảng và hai nước, đồng thời thúc đẩy phát triển các mối quan hệ song phương", ông Cảnh Sảng nói. "Chúng tôi cũng sẵn sàng đóng một vai trò xây dựng trong hiện thực hóa việc giải trừ hạt nhân bán đảo, cùng sự ổn định và hòa bình lâu dài ở Đông Bắc Á".
Hai nhà ngoại giao Vương Nghị và Ri Yong Ho dự kiến sẽ thảo luận về một loạt vấn đề ảnh hưởng đến bán đảo Triều Tiên, trong đó có vấn đề phi hạt nhân hóa, khi Bắc Kinh tìm cách tái khẳng định sự ảnh hưởng trong khu vực giữa lúc xảy ra chiến tranh thương mại căng thẳng với Mỹ.
Ông Cảnh Sảng không tiết lộ nghị trình cuộc gặp của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng cho biết thông tin sẽ được cung cấp vào thời điểm thích hợp.
Thông tin về chuyến đi của Ngoại trưởng Trung Quốc xuất hiện tiếp sau tin tức trên truyền thông Hàn Quốc rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un có thể sẽ thăm Trung Quốc trong tháng 10. Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một nguồn tin ở Bắc Kinh nói rằng cùng với việc chuẩn bị cho sự kiện này, Triều Tiên và Trung Quốc còn đang lên kế hoạch kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Giới chuyên gia chỉ ra rằng, những cuộc trao đổi cấp cao là bằng chứng cho thấy mối quan hệ Trung - Triều đang ấm dần lên. Theo Zhang Baohui, Giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Lingnan ở Hong Kong, bình thường hóa quan hệ sẽ giúp cho hai nước theo đuổi sự hợp tác về các vấn đề chính sách đối ngoại mà đôi bên cùng quan tâm.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có chuyến thăm thứ 4 tới Trung Quốc hồi tháng 1/2019. Trong năm 2018, ông tới Trung Quốc 3 lần.
Thanh Hảo
Theo vietnamnet
Người Hồng Kông biểu tình bất chấp lệnh cấm Hôm nay - thứ bảy, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã tuần hành bất chấp lệnh cấm biểu tình của cảnh sát, một ngày sau khi một số nhà hoạt động nhân quyền và nhà lập pháp bị bắt giữ. Cuộc biểu tình hôm thứ bảy đã bị cảnh sát cấm vì lý do an ninh...