Truyền thông Trung Quốc bị lên án vì thờ ơ với vụ đâm học sinh
Dư luận Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt giới truyền thông nước này vì ưu tiên đưa tin chi tiết vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hookcủa Mỹ trong khi phớt lờ vụ tấn công tại trường học ở tỉnh Hà Nam khiến 23 học sinh bị thương.
Theo tờ South China Morning Post, tin về vụ thảm sát ở thị trấn Newtown thuộc bang Connecticut của Mỹ là tin tức mở đầu trong phần điểm tin ngày 15.12 của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).
Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên trong vòng 26 năm CCTV bắt đầu bản tin bằng một tin nước ngoài kể từ vụ nổ phi thuyền Challenger năm 1986.
Trong khi đó, tờ Southern Metropolis Daily ở Quảng Châu chỉ dành 1/4 trang trong vào hôm 15.12 để đưa tin vụ tấn công bằng dao khiến 23 trẻ em ở huyện Quang Sơn, tỉnh Hà Nam, bị thương.
Trái lại, tờ báo này chạy tít chính ở trang nhất và dành hẳn bốn trang để tường thuật vụ xả súng ở Newtown trong số ngày 16.12.
Một trẻ em bị đâm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, được chữa trị tại bệnh viện – Ảnh: AFP
Theo Tân Hoa xã, mặc dù đã công bố tin tức vụ tấn công bằng dao trên website vào trưa ngày 14.12, chính quyền huyện Quang Sơn đã cố gắng hạ thấp tính nghiêm trọng của vụ việc bằng cách hủy họp báo và chỉ thị cho các quan chức không được phát biểu về vụ tấn công.
Video đang HOT
Cách tường thuật gây tranh cãi về hai vụ tấn công trường học cùng xảy ra trong ngày 14.12 đã bị các cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích dữ dội.
Trên mạng Sina Weibo, một thông điệp chỉ trích giới truyền thông của một người có nick Zuoyeben (Tác Nghiệp Bản) đã được chia sẻ hơn 150.000 lần và thu hút 40.000 bình luận, theo tờ South China Morning Post.
“CCTV đã dành cả buổi chiều để tường thuật và phân tích vụ xả súng trường học ở thị trấn Newtown của Mỹ. Họ đếm tổng số vụ xả súng, cố gắng mổ xẻ nguyên nhân, đưa ra cách gợi ý cải cách, ước lượng số súng và những nguy hiểm tiềm tàng, cũng như lên án Tổng thống (Barack) Obama. Các anh quá chuyên nghiệp và tận tâm song tại sao các anh không tường thuật về người đàn ông Hà Nam tấn công 22 học sinh?”, người này viết.
Tân Hoa xã dẫn phát biểu ông Đinh Đạo Cần, chuyên gia nghiên cứu kinh tế thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, viết trên microblog: “Giờ đây tất cả chúng ta đều là người Mỹ”.
Ông này đã chia sẻ một bức hình chụp tít của hàng chục tờ báo Trung Quốc, gồm các tít như “Trẻ em thiệt mạng trong vụ xả súng ở Mỹ”, “Đừng khóc, nước Mỹ”, “Cố lên, nước Mỹ”.
“Chúng ta biết nhiều về sát thủ người Mỹ, thậm chí cả gia đình và tuổi thơ của hắn, song biết rất ít về nghi can ở Trung Quốc”, nhà văn Trịnh Uyên Khiết lưu ý trên Sina Weibo.
Tân Hoa xã cũng dẫn lời một cư dân mạng so sánh cách phản ứng của chính quyền trong nước với chính quyền ở Mỹ, nơi ông Obama đến tận ngôi trường bị tấn công và thề ngăn cản tái diễn các vụ thảm sát trường học.
Một số người nói rằng báo giới cố tình hướng dư luận chú ý đến các trường hợp tấn công ở nước ngoài, theo Tân Hoa xã.
Tờ Nhân dân Nhật báo đã xuất bản một bài bình luận ngắn trên trang microblog chính thức kêu gọi chính quyền Quang Sơn hãy minh bạch hơn.
“Thảm kịch ở Quang Sơn là nỗi buồn với trẻ em và là nỗi đau với sự phát triển thiếu cân bằng của Trung Quốc”, bài bình luận viết.
Nhà văn quân đội Triệu Sở kêu mô tả cách đối xử với câu chuyện đâm trẻ em ở Hà Nam là “kiểu bàng quan không thể tha thứ trước mạng sống của những người đồng bào”.
“Tôi phải nói rằng tôi quan tâm nhiều hơn đến các trẻ em ở Hà Nam. Những vụ việc chết tiệt đó xảy ra hết lần này đến lần khác (ở Trung Quốc) và truyền hình nhà nước không tường thuật và thảo luận đầy đủ về chúng”, ông Triệu viết.
Theo TNO
Bắc Kinh tập trận bắn đạn thật ở biển Đông
Quân Trung Quốc đồn trú trái phép ở "TP.Tam Sa" vừa tập trận bắn đạn thật - Ảnh: Nhân Dân nhật báo
Truyền thông Trung Quốc đưa tin quân đội nước này vừa tập trận trên biển Đông sau khi Bắc Kinh có nhiều động thái gây căng thẳng.
Ngày 10.12, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi các bên liên quan về tranh chấp chủ quyền ở biển Đông nỗ lực hơn nữa để tăng cường hợp tác và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, những hành động gần đây của Bắc Kinh lại không hề thể hiện thiện chí như lời kêu gọi trên của ông Hồng.
Bằng chứng là cũng trong ngày 10.12, tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin một đội xe tăng thuộc Bộ Chỉ huy quân đồn trú, của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), tại cái gọi là "TP.Tam Sa" vừa diễn tập bắn đạn thật. Tờ báo không nêu rõ thời gian và địa điểm tập trận. Tuy nhiên, "TP.Tam Sa" vốn dĩ được Trung Quốc thành lập để quản lý trái phép 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đồng thời, Bộ Chỉ huy quân đồn trú trên cũng vừa được thành lập trái phép vào tháng 7 với cơ quan đầu não đặt tại đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền Việt Nam.
Lúc bấy giờ, động thái này của Bắc Kinh gây quan ngại đối với các nước có tranh chấp trên biển Đông lẫn những quốc gia khác, điển hình là Mỹ. Ngày 4.8, AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell nhấn mạnh: "Việc Trung Quốc nâng quy chế hành chính của TP.Tam Sa và thiết lập đơn vị quân đồn trú tại đó bao phủ các khu vực tranh chấp ở biển Đông đi ngược với các nỗ lực ngoại giao phối hợp nhằm giải quyết những bất đồng và tạo nguy cơ đẩy căng thẳng leo thang trong khu vực".
Suốt từ tháng 9 - 11, truyền thông Trung Quốc liên tục phát đi những hình ảnh về việc quân đội nước này tập trận bắn đạn thật dưới nhiều kịch bản giả định khác nhau: hải chiến, tấn công đổ bộ chiếm đảo... Lần nào cũng mập mờ về địa điểm và thời gian, trong khi lại phát đi những hình ảnh đầy tính đe dọa với đạn pháo ầm ầm. Vì thế, chẳng quá lời khi khẳng định Bắc Kinh liên tục có những động thái gây quan ngại cho khu vực.
Mới đây, PLA ngày 5.12 ngang nhiên tổ chức cuộc thi đấu bắn súng tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Minh họa cho cuộc thi này, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải một số mô tả như: binh sĩ ngắm bắn, trườn qua lưới thép gai, vượt qua các hàng rào thép gai đang bốc cháy...
Ngoài ra, Tân Hoa xã vừa đưa tin 4 chiến hạm Trung Quốc ngày 1.12 diễn tập hỗ trợ ứng cứu tàu công vụ "dân sự" đang đối đầu với tàu chiến nước ngoài. Động thái trên diễn ra chẳng bao lâu sau khi chính quyền tỉnh Hải Nam đề xuất cho phép cảnh sát biển kiểm tra, bắt giữ, phá hủy tài sản nước ngoài ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Đề xuất này được xem như mở rộng vùng tuần tra ra khắp biển Đông nên trở thành phi pháp, vi phạm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982. Vì thế, việc diễn tập của 4 chiến hạm trên cho thấy hải quân Trung Quốc tỏ ý sẵn sàng hỗ trợ các tàu công vụ "dân sự", bao gồm cả tàu cảnh sát biển. Đây là một động thái rất đáng quan ngại và khiến tình hình biển Đông thêm phức tạp.
Manila ủng hộ Tokyo làm đối trọng với Bắc Kinh
Reuters vừa dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez lên tiếng ủng hộ Nhật Bản đóng vai trò đối trọng đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc về quân sự. Theo đó, Manila muốn Tokyo cần đóng một vai trò lớn hơn để cân bằng sức mạnh với Bắc Kinh, vốn gần đây khiến nhiều láng giềng lo ngại liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền. Lâu nay, cả Philippines và Nhật Bản đều là những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Manila và Washington hôm nay (11.12) cùng nhau đối thoại chiến lược song phương về vấn đề quốc phòng và luật. Theo tờ The Inquirer, dẫn đầu phái đoàn Philippines tham gia đối thoại lần này là Thứ trưởng Ngoại giao Erlinda Basilio và Thứ trưởng Quốc phòng Pio Lorenzo Batino. Về phía Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mark Lippert dẫn đầu. Báo The Inquirer dẫn lời giới chức Manila cho hay hai bên sẽ thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó tranh chấp biển Đông đóng vai trò trọng tâm. Dự kiến, cuộc đối thoại diễn ra đến ngày 12.12.
Theo TNO
Người vạch trần vụ sữa nhiễm melamine bị giết Mặc dù cảnh sát đã công bố kết quả điều tra sơ bộ về vụ sát hại "người đầu tiên tố cáo sữa Trung Quốc nhiễm chất độc melamine", nhưng trước khi sự thật được phơi bày, nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn là một bí ẩn. Theo Nhân Dân Nhật Báo, sau vụ tố giác sữa nhiễm melamine, ông Tưởng...