Truyền thông Triều Tiên tiếp tục kêu gọi Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh
Ngày 17/8, tờ Rodong Sinmun – cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên đã đăng bài xã luận trong đó nhắc lại lời kêu gọi Mỹ tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 để mở đường cho nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
tại cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra ở Singapore tháng 6/2018. (Ảnh: Reuters)
Trong những tuần trở lại đây, các phương tiện truyền thông chính thức của Triều Tiên đã đăng tải nhiều bài viết hối thúc Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và gỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng.
Thông điệp mới nhất này được Triều Tiên đưa ra vào thời điểm đang xuất hiện những thông tin về việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chuẩn bị thực hiện chuyến thăm Triều Tiên. Bài viết đã nêu rõ ràng một quan điểm rằng, Washington gánh vác trách nhiệm và bổn phận đưa ra tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 nhằm đáp lại những động thái mang tính thiện chí của Triều Tiên.
Video đang HOT
“Không có lý do gì để bỏ qua tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Đây là một tiến trình sơ bộ và cần thiết để mở đường cho sự yên bình và hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên” – thông điệp trên tờ Rodong Sinmun viết. Bên cạnh đó, bài xã luận cũng viện dẫn tới một thực tế rằng, nhiều công dân Hàn Quốc và Triều Tiên sinh sống tại Mỹ đã tham gia vào các cuộc biểu tình để kêu gọi tuyên bố kết thúc kết thúc chiến tranh.
Tờ Rodong Sinmun cho rằng, Mỹ nên triển khai các biện pháp theo từng giai đoạn và đồng thời, như việc đưa ra tuyên bố kết thúc chiến tranh, nhằm xây dựng lòng tin tưởng lẫn nhau và tạo đột phá về an ninh thế giới. Triều Tiên đã tỏ ra tiên phong trong các nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ, dựa trên nguyên tắc tôn trọng bản tuyên bố chung được các nhà lãnh đạo hai nước ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra hồi tháng 6 tại Singapore, đồng thời thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận này. Chính vì thế, phía Triều Tiên kêu gọi Mỹ cần tỏ rõ thái độ hưởng ứng điều này bằng “hành động”.
Trong khi đó, trang web tuyên truyền đối ngoại của Triều Tiên Meari cũng đăng một bài xã luận bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng “việc nói về hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không đưa ra tuyên bố chấm dứt chiến tranh”. “Chừng nào Hiệp định đình chiến vẫn còn phát huy hiệu lực, thì ngay cả một sự cố nhỏ thậm chí cũng có thể ngay lập tức leo thang thành một cuộc khủng hoảng. Trong trường hợp này, các mối quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc có thể sẽ quay trở lại giai đoạn đối đầu trong quá khứ” – thông điệp trên trang web Meari cảnh báo.
Tháng trước, ông Pompeo đã thực hiện chuyến công du tới Triều Tiên nhằm đưa ra những bổ sung chi tiết vào các cam kết do Tổng thống D.Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ở Singapore. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông Pompeo đã không mang lại kết quả như mong đợi. Một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc dự báo, có thể nhân chuyến thăm Triều Tiên sắp tới, ông Pompeo sẽ tìm kiếm một thỏa thuận, theo đó, Triều Tiên đồng ý công bố danh sách các cơ sở hạt nhân của nước này để đổi lấy việc Mỹ tuyên bố kết thúc chiến tranh.
Phát biểu trong một phiên họp nội các do Tổng thống Mỹ D.Trump chủ trì ngày 16/8, ông Pompeo nêu rõ, Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi tiến trình đối thoại về một con đường hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Triều Tiên, đồng thời tiếp tục tìm kiếm sự tiến triển và hy vọng sẽ đạt được một “bước tiến lớn” trước khi cần đến quá nhiều thời gian./.
Thu Lan (Theo Yonhap, koreaherald.com)
Theo cpv.org.vn
Triều Tiên hối thúc Mỹ dỡ bỏ trừng phạt, chứng minh thiện chí hòa giải
Báo Rodong Sinmun của Triều Tiên đặt câu hỏi: "Liệu trừng phạt có giúp ích cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước?"
Ngày 6/8, truyền thông Triều Tiên kêu gọi chính quyền Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt, đồng thời khẳng định nước này đã thể hiện thiện chí của mình thông qua việc chấm dứt thử nghiệm hạt nhân và trao trả hài cốt binh sĩ Mỹ tử trận trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Cái bắt tay lịch sử Mỹ-Triều. Ảnh: Reuters
Những thông tin đưa ra chỉ vài ngày sau khi xuất hiện một báo cáo mật của Liên Hợp Quốc, trong đó cho rằng, Triều Tiên vẫn không chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa, vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, cũng như tiếp tục mua bán trái phép dầu, than đá và các hàng hóa khác.
Theo tờ Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, Mỹ đang đi ngược lại với kế hoạch cải thiện quan hệ, bất chấp việc Triều Tiên đã có những cử chỉ thể hiện thiện chí, bao gồm tạm ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, tháo dỡ một bãi thử hạt nhân và trao trả hài cống binh sĩ Mỹ. Tờ báo cho rằng, những hành động thiết thực của Triều Tiên đã cho thấy các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không còn lý do để tồn tại.
Cũng theo tờ báo, đã có những tranh cãi từ phía Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, nước này sẽ không giảm bớt các biện pháp trừng phạt cho đến khi kết thúc tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và việc tăng cường trừng phạt là một cách để nâng cao sức mạnh đàm phán. Tờ báo đặt câu hỏi, liệu những biện pháp trừng phạt này có giúp ích cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước?
Trong khi đó, nhiều trang mạng của Triều Tiên ngày 6/8 cũng kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và có những bước đi nhằm xây dựng lòng tin. Trang mạng Uriminzokkiri đã bác bỏ các biện pháp trừng phạt, cho rằng đây là một cách hành xử lỗi thời và gây trở ngại cho việc cải thiện các mối quan hệ, đồng thời kêu gọi các nỗ lực cụ thể nhằm chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Maeri (Tiếng vọng), một trang mạng khác của Triều Tiên thì nhấn mạnh, Mỹ cần phải có những hành động thiết thực để xây dựng lòng tin, đáp ứng thiện chí của Triều Tiên.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một Hiệp định đình chiến chứ không phải một Hiệp ước hòa bình. Vì thế, về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Chính phủ Mỹ nhiều lần khẳng định nước này cam kết xây dựng một cơ chế hòa bình để thay thế Hiệp định đình chiến, nhưng chỉ sau khi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân./.
Theo Thu Hoài/VOV1Nguồn Reuters
Thượng đỉnh Mỹ - Triều qua ống kính, bình luận của truyền thông Triều Tiên Truyền hình nhà nước Triều Tiên hôm 14.6 đã phát sóng phóng sự về cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa ông Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore, trong đó gọi lãnh đạo Triều Tiên là một "nhà lãnh đạo thế giới nổi bật". Ông Kim Jong-un trở lại Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống...