Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Assad tiết lộ bí mật quân sự cho Israel
Tờ Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ông Bashar al- Assad được cho là đã bí mật cung cấp thông tin quân sự nhạy cảm cho Israel để đổi lấy sự an toàn trong hành trình rời khỏi Syria.
Ông Bashar al-Assad. Ảnh: IRNA/TTXVN
Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người bị lật đổ bởi lực lượng đối lập do nhóm Hayat Tahrir al-Sham ( HTS) lãnh đạo vào ngày 8/12, được cho là đã bí mật cung cấp thông tin quân sự nhạy cảm cho Israel để đổi lấy sự an toàn trong hành trình chạy khỏi đất nước.
Theo thông tin từ tờ Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải ngày 18/12, được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, bao gồm tờ Daily Mail của Anh, dẫn lại, ông Assad đã chia sẻ chi tiết vị trí các kho vũ khí, bệ phóng tên lửa và cơ sở quân sự quan trọng khác với Israel.
Đổi lại, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đảm bảo rằng máy bay phản lực của ông Assad sẽ không bị tấ.n côn.g khi ông rời Damascus tới căn cứ không quân Hmeimim do Nga quản lý gần Latakia.
Từ căn cứ này, ông Assad đã lên một máy bay quân sự Nga để đến Moskva trong bối cảnh lực lượng đối lập do Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo tuyên bố chiếm được thủ đô Damascus.
Vài giờ sau khi ông đến nơi an toàn, Israel đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn, tấ.n côn.g hàng loạt mục tiêu quân sự của Syria với độ chính xác cao, làm dấy lên nghi vấn về việc nước này nhận được thông tin từ ông Assad.
Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Selvi, trong bài viết đăng trên Hurriyet, cho biết thông tin này đến từ một “nguồn tin đáng tin cậy”. Ông Selvi khẳng định ông Assad đã đồng ý tiết lộ bí mật quân sự sau khi cuộc đàm phán căng thẳng với Israel được dàn xếp.
Các tài liệu ông Assad chuyển giao được cho là bao gồm vị trí các kho vũ khí chiến lược và cơ sở hạ tầng quốc phòng quan trọng, cho phép Israel tiến hành không kích hiệu quả. “Xét theo mức độ chính xác của các cuộc tấ.n côn.g này, dường như Israel đã nhận được thông tin rất chi tiết từ nguồn bên trong”, Hurriyet nhận định.
Sau khi đến Moskva, ông Assad đã đưa ra tuyên bố đầu tiên thông qua kênh Telegram cá nhân, bác bỏ cáo buộc về hành động “bán đứng” Syria.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh: “Việc tôi rời khỏi Syria không phải là kế hoạch đã định hay diễn ra vào những giờ cuối cùng của trận chiến, như một số người khẳng định. Tôi ở lại Damascus thực hiện nhiệm vụ cho đến sáng sớm ngày 8/12.”
Ông Assad khẳng định ông không cân nhắc việc từ chức hay tìm kiếm nơi ẩn náu và vẫn luôn tập trung vào “cuộc chiến chống lại khủng bố”.
Theo tờ Hurriyet, vào ngày 7/12, khi lực lượng đối lập tiến gần Damascus, một hội nghị thượng đỉnh đã diễn ra tại Doha (Qatar) với sự tham gia của các quan chức ngoại giao cấp cao từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran.
Hội nghị này được cho là đã thảo luận về tình hình Syria và tương lai chính trị của quốc gia này.
Việc ông Assad bị lật đổ đã tạo ra một khoảng trống quyền lực lớn ở Syria, trong khi các lực lượng quốc tế và khu vực đang tìm cách định hình tương lai của quốc gia này.
Hành động rời bỏ đất nước của ông Assad đã khiến tình hình càng thêm phức tạp, đặt ra câu hỏi mối quan hệ giữa Syria và Israel trong bối cảnh mới.
Vụ việc hiện đang gây chấn động dư luận toàn cầu, với nhiều ý kiến trái chiều về động thái cuối cùng của nhà lãnh đạo bị lật đổ này.
Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo Ynetnews/Hurriyet/Dailymail)
Nga và Syria có thể vẫn tiếp tục quan hệ đối tác ngay cả khi chính quyền cũ sụp đổ
Trong bối cảnh các nhóm đối lập Syria và chính quyền Damascus tham gia đàm phán về tương lai chính trị, mối quan hệ kinh tế và quân sự giữa Syria và Nga dường như vẫn sẽ tiếp tục, bất chấp kết quả thảo luận.
Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phụ thuộc vào Nga
Syria hiện nhập khẩu từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn lúa mì mỗi năm từ Nga, khiến đây trở thành nguồn cung cấp thực phẩm chính để nuôi sống dân số. Cuộc cách mạng Syria năm 2011 đã bắt nguồn từ khủng hoảng nông nghiệp, khiến lúa mì trở thành điểm yếu trong chuỗi an ninh lương thực.
Theo các chuyên gia an ninh lương thực, chỉ riêng hoạt động buôn bán lúa mì đã tạo cho Nga đòn bẩy đáng kể đối với tương lai của Syria. Bất kỳ lãnh đạo nào cũng cần giữ quan hệ tốt với Moskva để đáp ứng nhu cầu cơ bản này.
Xung đột tại Ukraine đã gia tăng vai trò của Nga trong việc cung cấp lúa mì cho Trung Đông và châu Phi, khi Ukraine không còn giữ vai trò lớn trong thị trường quốc tế.
Từ khi nội chiến Syria bắt đầu năm 2011, việc nhập khẩu vũ khí từ Nga đã tăng vọt. Sau các cuộc không kích gần đây của Israel phá hủy hầu hết lực lượng phòng không của Syria, nhu cầu tái vũ trang trở nên khẩn cấp.
Nga đã cung cấp đến 78% lượng vũ khí nhập khẩu của Syria trong giai đoạn 2007-2012. Hiện nay, do các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Moskva gần như là nhà cung cấp duy nhất cho Damascus.
Chiến tranh đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng của Syria, khiến nhu cầu tái thiết trở nên cấp bách. Syria cần một lượng lớn vật liệu xây dựng và thiết bị công nghiệp để khôi phục các công trình trọng yếu. Nga đã cung cấp thép, sắt và máy móc công nghiệp, định vị mình là đối tác không thể thay thế trong công cuộc tái thiết quốc gia này.
Các lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến Syria không thể tiếp cận nguồn vốn quốc tế, dẫn đến phụ thuộc ngày càng lớn vào Nga. Tuy nhiên, quá trình tái thiết diễn ra chậm chạp do thiếu nguồn lực tài chính và hỗ trợ quốc tế.
Các nhà kinh tế ở Damascus cho rằng, việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt và khôi phục kết nối ngân hàng toàn cầu, như thông qua SWIFT, sẽ là yếu tố quyết định để nền kinh tế phục hồi.
Đối với phe đối lập như HTS, thực tế kinh tế cũng là thách thức lớn. Mặc dù luôn cảnh giác với ảnh hưởng của Nga, các nhóm này buộc phải cân nhắc vai trò của Moskva trong việc cung cấp lương thực, thiết bị quân sự và vật liệu tái thiết.
Một nhà phân tích tại Berlin nhận định: "Dù không hài lòng với sự hiện diện của Nga, các nhóm đối lập hiểu rằng bất kỳ chính phủ tương lai nào cũng phải thực tế để quản lý đất nước và đáp ứng nhu cầu kinh tế cơ bản".
Ảnh chụp căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại Syria. Ảnh: defensionem
Chiến lược của Nga
Việc duy trì ảnh hưởng ở Syria phục vụ nhiều lợi ích chiến lược cho Moskva. Hai căn cứ quân sự Tartus và Hmeimim là yếu tố quan trọng để Nga bảo đảm hiện diện lâu dài tại khu vực.
Mặc dù có thể có áp lực tăng phí thuê từ chính quyền mới ở Syria, nhưng việc đóng cửa các căn cứ này vẫn chưa được đưa ra thảo luận.
Sự phân mảnh lãnh thổ của Syria cũng mang lại cơ hội và thách thức cho Nga. Các khu vực bị chia cắt bởi các nhóm quân sự và quốc gia khác nhau đã biến Syria thành một đấu trường địa chính trị. Nga sử dụng ảnh hưởng kinh tế và quân sự để củng cố vị thế, đồng thời chuẩn bị làm việc với bất kỳ lãnh đạo nào kế nhiệm.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev từng nhận định rằng, những sai lầm trong quản lý của chính quyền cũ là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hiện tại, cho thấy Moskva sẵn sàng thích nghi với các thay đổi chính trị.
Theo các chuyên gia, ưu tiên hàng đầu của bất kỳ chính phủ Syria nào trong tương lai sẽ là khôi phục kinh tế, xã hội và tái hòa nhập người tị nạn. Do vậy, mối quan hệ đối tác với Nga không chỉ giúp Syria đảm bảo an ninh mà còn là yếu tố then chốt trong việc đáp ứng các nhu cầu tái thiết và phát triển lâu dài.
Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo intellinews)
Kế hoạch bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kiểm soát Syria Theo một kế hoạch bí mật mà tờ Nordic Monitor tiết lộ, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang âm thầm triển khai kế hoạch thành lập một cấu trúc "chính quyền trong bóng tối" để điều hành Syria sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ. Mô hình quản lý từ bóng tối Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 10/12/2024....