Truyền thông Nga: Quân đội Ukraine tấn công Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng bằng súng cối
Ngày 17/2, truyền thông nhà nước Nga đưa tin các lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công 4 vị trí thuộc Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng ở miền Đông nước này.
Một thành viên lực lượng vũ trang Ukraine. Ảnh: sofrep.com
Đài Sputnik dẫn thông cáo của Trung tâm Kiểm soát và Điều phố chung cho biết các lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn các quả đạn cối và ném lựu đạn nhằm vào 4 vị trí thuộc Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng ở miền Đông Ukraine vào lúc khoảng 2h30′ GMT ngày 17/2.
Tin không cho biết vụ tấn công có gây thương vong hay không.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây nhấn mạnh rằng các Thỏa thuận Minsk là giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, Chính quyền Kiev không muốn tuân thủ các thỏa thuận này.
Theo nhà lãnh đạo Nga, Ukraine đã hủy hoại các cuộc đàm phán tìm lối thoái cho cuộc xung đột, trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tiếp tục triển khai thiết bị quân sự tại các đường biên giới của Nga.
Video đang HOT
Nga cáo buộc đây là hành động vi phạm Thỏa thuận Minsk năm 2015.
Thỏa thuận Minsk, đạt được tháng 2/2015, bao gồm một lệnh ngừng bắn tạm thời giữa quân đội Ukraine và các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền Đông nước này; rút quân nhân khỏi vùng chiến sự, nối lại các quan hệ kinh tế và cải cách hiến pháp tại Ukraine, theo đó đảm bảo các quyền dân tộc của hai nước cộng hòa tự xưng nói trên.
Vụ tấn công xảy trong bối cảnh quan hệ leo thang căng thẳng giữa Nga với NATO. Các thành viên liên minh quân sự này, như Mỹ và Anh, cáo buộc Moskva tăng mạnh binh sĩ và khí tài quân sự tại các khu vực biên giới giáp Ukraine để chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine.
Động thái này khiến phương Tây quan ngại về một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine, nhất là khi cuộc tập trận chung của Moskva với Belarus từ 10-20/2 diễn ra, đồng nghĩa với việc Ukraine gần như bị quân đội Nga bao vây.
Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO không ngừng tìm cách mở rộng biên giới khối này về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga. Nga cũng cảnh báo khả năng có các hành động gây hấn từ phía Kiev nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine bằng vũ lực.
Theo hãng tin nhà nước TASS, phát biểu sau cuộc họp của Hội đồng Nga – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại trụ sở NATO ở Brussels hồi tháng 1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nhấn mạnh: “Lập trường của chúng tôi hoàn toàn dễ hiểu: có thể giảm leo thang căng thẳng. Trước hết, chính quyền Kiev phải thực hiện hoàn toàn và vô điều kiện Thỏa thuận Minsk. Nếu các thỏa thuận Minsk được thực hiện, sẽ không có bất kỳ mối đe dọa đến an ninh hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraine”. Ông cho hay nước này có thể giảm căng thẳng với Ukraine, tuy nhiên NATO cần hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra khi khối này có thêm nhiều thành viên gây ảnh hưởng lớn hơn những lợi ích có thể mang lại.
Tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm, trong đó thảo luận về một cuộc gặp gần đây theo định dạng Normandy về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Cơ quan báo chí của Tổng thống Ukraine ra thông báo cho biết trong cuộc điện đàm, hai bên đã hoan nghênh cuộc gặp của các cố vấn của các nhà lãnh đạo thuộc nhóm “Bộ tứ Normandy” (gồm Pháp, Đức, Ukraine và Nga). Hai nhà lãnh đạo Ukraine và Pháp cũng đã đánh giá cao tuyên bố chung của các bên tham gia cuộc họp. Hai bên còn nhất trí thúc đẩy hợp tác theo định dạng Normandy và tăng cường các cuộc gặp tương tự.
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường vai trò của Nhóm Tiếp xúc ba bên về giải quyết tình hình ở Ukraine để đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc thực hiện các Thỏa thuận Minsk. Nhóm Tiếp xúc ba bên gồm các đại diện của Nga, Ukraine cùng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) được thành lập nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở Donbas, miền Đông Ukraine.
Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin
Một trợ lý của Tổng thống Nga cho biết cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh phía Mỹ "cuồng nộ" chưa từng có.
Theo kênh RT (Nga), Trợ lý chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov đã tiết lộ chi tiết về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden ngay sau khi cuộc điện đàm kết thúc vào tối 12/2.
Tổng thống Nga Putin điện đàm với người đồng cấp Mỹ Biden. Ảnh: Sputnik
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Ushakov tiết lộ rằng cuộc điện đàm được tổ chức theo yêu cầu của Washington với lý do lo ngại về việc Nga sắp tấn công Ukraine. Quan chức này cho biết thêm, cuộc điện đàm giữa ông Putin và Biden ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 14/2.
Ông Ushakov tuyên bố: "Cuộc điện đàm diễn ra trong bầu không khí cuồng nộ chưa từng có của các quan chức Mỹ về cuộc xâm lược được cho là sắp diễn ra của Nga đối với Ukraine".
Theo trợ lý của Điện Kremlin, trong cuộc hội đàm, ông Putin đã chỉ trích những nỗ lực của phương Tây nhằm quân sự hóa và "bơm" cho Ukraine đầy đủ vũ khí hiện đại, những chính sách như vậy đang khuyến khích Kiev tìm cách giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine bằng vũ lực.
Bên cạnh đó, Tổng thống Nga đã nói chuyện với người đồng cấp Biden về các chính sách "phá hoại" mà chính quyền Ukraine theo đuổi nhằm "hủy hoại" thỏa thuận Minsk, một thỏa thuận đa quốc gia năm 2015 vạch ra lộ trình thoát khỏi cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, nơi lực lượng Kiev đối đầu với khu vực đòi độc lập Donetsk và Luhansk. Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng các nước phương Tây không gây đủ "áp lực" để Kiev thực hiện thỏa thuận.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ đã đề cập đến việc có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga liên quan đến diễn biến ở Ukraine. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện về các lệnh trừng phạt không phải là trọng tâm của cuộc đối thoại giữa ông Putin và Biden. Nhìn chung, cuộc điện đàm mang tính xây dựng và "rõ ràng rành mạch", ông Ushakov lưu ý và cho biết thêm hai nhà lãnh đạo đã đồng ý tiếp tục thảo luận trong tương lai.
Trong vài tháng qua, các quan chức hàng đầu và phương tiện truyền thông phương Tây đã liên tục cáo buộc Moskva đang tìm cách chuẩn bị tấn công Ukraine. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng không có bằng chứng chắc chắn nào để chứng minh cho những tuyên bố như vậy.
Nga và Belarus thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ về khả năng tấn công Ukraine Moskva và Minsk nói với Ankara rằng không có kế hoạch xâm lược Ukraine. Theo hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 13/2, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN Turk, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết các nguồn tin ở Nga và Belarus đã đảm bảo với Ankara rằng không có kế hoạch xâm lược Ukraine....