Truyền thông Mỹ yêu cầu tòa công khai cáo trạng, phát sóng buổi xét xử cựu Tổng thống Trump
Các hãng truyền thông Mỹ, trong đó có CNN, đã yêu cầu một thẩm phán ở New York hủy niêm phong bản cáo trạng chống lại cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời xin phép phát sóng buổi xét xử ông Trump tại phòng xử án quận Manhattan vào ngày 4/4.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN
Trong bức thư đề nghị công khai bản cáo trạng của ông Trump, các phương tiện truyền thông đã nói với Thẩm phán Juan Merchan – người dự kiến chủ trì quá trình tố tụng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử này – rằng công chúng nên có quyền tiếp cận tối đa trong vụ truy tố hình sự cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên.
Các tờ báo nổi tiếng như New York Times, Washington Post và Wall Street Journal cũng nằm trong số các cơ quan báo chí đưa ra yêu cầu trên.
Bức thư yêu cầu viết rằng: “Giữ niêm phong bản cáo trạng sẽ chẳng mang lại giá trị gì to lớn hơn”. Các hãng truyền thông giải thích thêm rằng dựa trên thực tế là cựu Tổng thống Trump không phải là người có nguy cơ bỏ trốn, việc giữ kín bản cáo trạng, mặc dù đã công khai về sự tồn tại của nó, chỉ làm tăng thêm suy đoán về nội dung bên trong. Việc tiết lộ đầy đủ bản cáo trạng sẽ nâng cao quyền lợi của cả công chúng và các bên liên quan để được hiểu chính xác về các cáo buộc. Do đó, bản cáo trạng của cựu Tổng thống Trump nên được công khai ngay lập tức.
Nếu thẩm phán không chấp nhận yêu cầu hủy niêm phong của các phương tiện truyền thông, thì bản cáo trạng sẽ được công khai khi ông Trump hầu tòa vào ngày 4/4.
Video đang HOT
Với đề nghị phát sóng các thủ tục tố tụng đó, các phương tiện truyền thông Mỹ đã nói với tòa án rằng căn cứ vào tầm quan trọng của thủ tục tố tụng này – vụ buộc tội chưa từng có đối với một cựu Tổng thống Mỹ – nên công chúng có nhu cầu tiếp cận rộng rãi nhất có thể.
Các hãng tin, tờ báo lớn đang đề nghị tòa án cho phép một số lượng hạn chế các nhiếp ảnh gia, nhà quay phim và nhà báo có mặt tại phiên tòa. Họ đồng thời đảm bảo rằng hoạt động của tòa án sẽ không bị gián đoạn dưới bất kỳ hình thức nào.
“Các tổ chức tin tức sẵn sàng hợp tác với Tòa án để đảm bảo rằng công chúng có cơ hội quan sát quá trình tố tụng lịch sử và hoành tráng này”, các phương tiện truyền thông cho biết, đồng thời đề xuất rằng tòa án sẽ tổ chức một phiên điều trần về vấn đề này nếu nó hữu ích cho đưa ra một quyết định.
Được biết, ngày 3/4, Thẩm phán Juan Merchan sẽ đưa ra quyết định về sử dụng camera trong phiên tòa buộc tội ông Trump. Ông đã mời các luật sư của ông Trump và của Văn phòng Biện lý Quận Manhattan đệ trình bất kỳ đề nghị hoặc phản đối nào đối với yêu cầu phát sóng vụ xét xử trước 1 giờ chiều 3/4.
Ông Donald Trump hiện phải đối mặt với hơn 30 tội danh liên quan đến gian lận kinh doanh trong bản cáo trạng. Cuộc điều tra của Văn phòng Biện lý Quận Manhattan bắt đầu khi ông Trump vẫn tại nhiệm ở Nhà Trắng, liên quan đến số tiền 130.000 USD do luật sư Michael Cohen của ông khi đó trả cho ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels vào cuối tháng 10/2016, vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống.
Ông Trump đã phủ nhận cáo buộc có mối quan hệ ngoài luồng với diễn viên Stormy Daniels. Việc trả tiền cho bà Daniels là hợp pháp, nhưng công ty của ông Trump bị cáo buộc ghi khoản tiền này trong sổ sách là chi phí pháp lý. Ở New York, việc làm giả hồ sơ kinh doanh là bất hợp pháp.
Về phần mình, cựu Tổng thống Trump ngày 31/3 tiếp tục gọi vụ truy tố này là “cuộc săn phù thủy”. Trước đó, chiều 30/3, không lâu sau khi có tin đại bồi thẩm đoàn Manhattan quyết định truy tố, ông Trump đã ra thông báo gọi đây là vụ “bức hại chính trị và can thiệp bầu cử ở mức độ cao nhất trong lịch sử”.
Ông Trump bị yêu cầu trình diện ngay lập tức: Mật vụ Mỹ phản ứng ra sao?
Cơ quan Mật vụ cần thêm thời gian chuẩn bị, đội ngũ pháp lý của cựu Tổng thống Donald Trump nói.
Ông Trump được cho là sẽ trình diện vào tuần tới để nghe cáo trạng truy tố.
Văn phòng công tố quận Manhattan, thành phố New York muốn ông Trump ra trình diện ngay trong ngày 31/3, sau khi đại bồi thẩm đoàn bỏ phiếu tán thành việc truy tố cựu Tổng thống.
Nhưng các luật sư của ông Trump bác bỏ đề nghị, nói rằng Cơ quan Mật vụ cần thêm thời gian chuẩn bị. Với tư cách là cựu Tổng thống Mỹ, ông Trump đang được hưởng đặc quyền bảo vệ 24/24 của Cơ quan Mật vụ.
Báo Mỹ Politico nắm được thông tin về cuộc trao đổi thông qua một nguồn tin an ninh. Joe Tacopina, luật sư của ông Trump sau đó đã xác nhận nội dung cuộc trao đổi với văn phòng công tố quận Manhattan. Ông Tacopina nhấn mạnh đây là cáo trạng truy tố chưa từng có trong lịch sử Mỹ. Các bên liên quan cần thời gian chuẩn bị nên ông Trump chưa thể ra trình diện ngay trong ngày 31/3.
Cho đến ngày 30/3, chưa một cựu Tổng thống Mỹ nào trong lịch sử bị truy tố hình sự. Những gì xảy ra tiếp theo là chưa từng có tiền lệ và chưa có bất cứ khuôn khổ pháp lý nào quy định, hướng dẫn. Ví dụ như Cơ quan Mật vụ có trách nhiệm ra sao khi ông Trump tới Manhattan và liệu cựu Tổng thống có bị còng tay hay không, theo tờ Politico.
Theo luật sư Tacopina, ông Trump nhiều khả năng sẽ ra trình diện tại văn phòng công tố quận Manhattan. Nhưng đội ngũ của cựu Tổng thống chưa ấn định thời điểm cụ thể.
Cơ quan Mật vụ hiện đang trao đổi với các công tố viên, các quan chức tòa án và quan chức sở cảnh sát New York để đưa ra phương án phù hợp nhất.
Trước đó, thống đốc bang Florida Ron DeSantis, đối thủ tiềm tàng của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2024, đã lên tiếng khẳng định cơ quan thực thi pháp luật bang sẽ "không hỗ trợ áp giải ông Trump tới New York".
Ông Trump được cho là sẽ không bị bắt giữ khi xuất hiện ở New York. Cựu Tổng thống chỉ cần lấy dấu vân tay theo yêu cầu, thực hiện các thủ tục khác là có thể được tại ngoại và chờ xét xử.
Ông Trump có thể biến việc truy tố thành lợi thế trong bầu cử năm 2024 Nhiều chuyên gia đánh giá rằng cựu Tổng thống Donald Trump sẽ biến việc bị truy tố thành lợi thế cho chiến dịch vận động tranh cử vào Nhà Trắng năm 2024. Cựu Tổng thống Donald Trump tham gia một chiến dịch vận động tranh cử tại Texas vào 25/3. Ảnh: The Washington Post Đại bồi thẩm đoàn quận Manhattan (New York) đã...