Truyền thông Mỹ sử dụng phương thức nào để chống Nga?
Quân bài Nga được truyền thông Mỹ đem ra như một lá bùa bảo vệ cho những sai lầm của đảng Dân chủ và những bê bối đã ăn sâu vào bộ máy cầm quyền nước này. Người sáng lập của tờ The Intercept cho rằng về lâu dài phương thức này sẽ gây hại cho chính Mỹ
Truyền thông Mỹ sử dụng phương thức nào để chống Nga?
Mới đây, người sáng lập của tờ The Intercept, nhà báo Glenn Greenvald đã khẳng định rằng, các phương tiện truyền thông Mỹ liên tục miêu tả Nga như “một nhân vật siêu phản diện hiện diện khắp nơi” nhằm nỗ lực gây nên tâm lý sợ hãi Moscow cho người dân và đánh lạc hướng họ ra khỏi các vấn đề trong nước.
Nhà báo cho biết: “Trên mọi phương tiện, Tổng thống Putin được miêu tả như những kẻ khủng bố Al-Qaeda và một người cực đoan. Nước Nga là nguyên nhân chính đứng đằng sau tất cả những bất hạnh và tất nhiên là thất bại của bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa rồi. Và nếu có ai đó dám đứng ra tranh luận về vấn đề này thì sẽ tự động được xếp vào hàng ngũ những kẻ phản bội và được cho là người có khả năng làm việc cho ông Putin”.
Bình luận trên tờ Washington Post, Tổng biên tập Tạp chí The Nation Katrina Vanden Heuvel cũng có cùng quan điểm với nhà sáng lập Greenvald. Những người theo chủ nghĩa tự do ở Mỹ trong nỗ lực làm suy yếu vị thế của ông Trump, đã đẩy mạnh làn sóng của chủ nghĩa McCarthy nhằm làm mất uy tín của những ai muốn xoa dịu căng thẳng trong quan hệ Nga – Mỹ. Do đó, bất cứ ai nghi ngờ về tính hợp lý của những cáo buộc trong vụ tin tặc Nga thì sẽ ngay lập tức bị các nhà phê bình gọi là “kẻ biện hộ cho ông Putin”.
Nhà báo Greenwald cũng lưu ý đến một bài báo của nhà báo Keith Gessen trên tờ The Guardian, trong đó phân tích và bác bỏ những luận điệu đầy kích động về chính quyền Nga.
Video đang HOT
Ông Gessen đã sử dụng thuật ngữ “Putin học”, một thuật ngữ được nhà báo nhấn mạnh như “một luận điểm trong bài phân tích và bình luận về Putin và động cơ của ông”. Những tài liệu này thường được dựa trên các thông tin không đầy đủ và đôi khi hoàn toàn sai lầm.
Trong các bài báo này Tổng thống Nga đóng vai trò như một “cột thu lôi”. Hình ảnh của ông được truyền thông Mỹ miêu tả như nguyên nhân cho tất cả các vấn đề ảnh hưởng bên ngoài có hại cho đất nước và điều đó giúp đảng Dân chủ thoát khỏi những sai lầm của họ và những chỉ trích. Nhà báo của tờ Guardian cho rằng, tâm lý ám ảnh về mối đe dọa Nga đã làm công chúng xao lãng khỏi những tham nhũng tràn lan đang ăn sâu trong tầng lớp cầm quyền Mỹ.
Nhà báo Keith Gessen khẳng định: “Về lâu dài con bài đầy may rủi Nga không chỉ là những quyết định chính sách tồi tệ, mà còn là sự phá sản về trí tuệ và đạo đức. Đây chính là nỗ lực đổ lỗi cho một thế lực nước ngoài về những vấn đề sâu sắc và dai dẳng của đất nước”.
(Theo Infonet)
Giới truyền thông chỉ trích gay gắt Nhà Trắng vì bị cấm dự họp báo
Các hãng truyền thông bày tỏ sự tức giận khi bị cấm tham dự cuộc họp báo thường ngày với thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer hôm qua.
Các phóng viên báo chí xếp hàng hy vọng được vào cuộc họp báo Nhà Trắng hôm qua. Ảnh: AP
New York Times, một trong những hãng không được tham dự họp báo hôm qua, gọi động thái trên của Nhà Trắng là "sự xúc phạm rõ ràng đối với các lý tưởng dân chủ".
BBC yêu cầu Nhà Trắng làm rõ lý do loại trừ hãng này khỏi sự kiện trên.
"Chúng tôi hiểu rằng có một số trường hợp, do không gian hoặc hoàn cảnh, Nhà Trắng hạn chế báo chí đến khán phòng đã được sắp xếp. Tuy nhiên, những gì xảy ra hôm nay không giống với trường hợp đó", Paul Danahar, trưởng chi nhánh BBC tại Washington, nói. "Dù sao, việc đưa tin của chúng tôi sẽ tiếp tục công bằng và khách quan".
Cuộc họp báo hôm qua dự kiến là một sự kiện được ghi hình trong phòng họp báo nhưng sau đó được chuyển thành một sự kiện không ghi hình trong văn phòng của ông Spicer.
BBC, CNN, New York Times, Guardian, Los Angeles Times, Buzzfeed, Daily Mail và Politico nằm trong số những hãng bị cấm. Nhiều hãng truyền thông bảo thủ nhỏ như One America News Network, Breitbart, Washington Times được dự sự kiện. Phóng viên AP và Times đã tẩy chay cuộc họp báo để phản đối.
Cả Washington Post và McClatchy cho hay họ không biết về việc này vào lúc đó và nếu biết trước, các phóng viên sẽ không tham dự. Hai hãng cũng khẳng định họ sẽ không có mặt tại các cuộc họp báo trong tương lai nếu sự phân biệt đối xử này lặp lại.
Một phóng viên của Fox news, kênh được xem là ủng hộ ông Trump, cũng phản đối động thái của Nhà Trắng.
"Chúng tôi cùng tất cả các hãng khiếu nại Nhà Trắng về sự việc này", hãng Bret Baier viết trên Twitter.
Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Nhà Trắng Jeff Mason cho hay cơ quan này phản đối mạnh mẽ động thái trên của chính quyền ông Trump.
Vài giờ trước cuộc họp báo, Tổng thống Trump lên án gay gắt những "tin tức giả" trên truyền thông, gọi đây là "kẻ thù của nhân dân". Ông cho rằng các phóng viên "không được phép dùng các nguồn tin mà không nêu rõ tên".
Tuần trước, ông cũng chỉ trích truyền thông "quá thiếu trung thực và "mức độ bất lương đang vượt tầm kiểm soát".
Anh Ngọc
Theo VNE
Trump nguy cơ ngã ngựa trong cuộc chiến với truyền thông Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang thua trong cuộc chiến với giới truyền thông vì đa số cử tri tin tưởng báo chí hơn ông. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo hôm 16/2. Ảnh: AFP Donald Trump thời gian qua liên tục gia tăng sức ép lên báo chí, rằng...