Truyền thông Mỹ: Ông Trump chơi trò ‘cò quay Nga’ tại Syria
Sau khi Mỹ rút khỏi Trung Đông, nhiều vấn đề an ninh sẽ được để lại cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và chính Syria – theo CNN.
Rút lực lượng của mình khỏi Syria, ông Donald Trump “ đang chơi trò cò quay Nga” – nhà phân tích chính trị Samantha Vinograd của CNN nhận định. Nhưng ông Trump thường không thừa nhận sai lầm của mình, do đó ông ấy sẽ không quay đầu lại. Theo bà Vinograd, ông Trump đang làm lung lay hình ảnh của nước Mỹ trong vai trò là một đối tác đáng tin cậy. Không những thế, một số ưu tiên chính sách quan trọng của Mỹ hiện đang nằm trong tay các nước khác.
Chẳng hạn như, cuộc chiến chống khủng bố vốn là ưu tiên chính của bất kỳ đời Tổng thống Mỹ nào. Và bản thân ông Trump cũng đã nhiều lần nói về những thành công của quân đội Mỹ trong vấn đề này. Nhưng giờ đây, hóa ra Washington lại đang đẩy nhiệm vụ này cho những “ nhân lực bên ngoài” là ông Erdogan, Nga và Iran – “ 2 kẻ thù chính của nước Mỹ” – tác giả bài báo viết.
Thực tế là, các đối tác cũ của Mỹ trong cuộc chiến chống IS, tức là người Kurd, hiện đang cố phải thay đổi đội hình để chiến đấu chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, và điều đó rất gây bất lợi cho cuộc đấu tranh chống “Nhà nước Hồi giáo”. Ông Erdogan đúng là đang tham gia cuộc chiến chống khủng bố, nhưng ông ấy lại xếp chính người Kurd Syria vào danh sách những kẻ khủng bố.
Sau khi Mỹ rút khỏi Trung Đông, nhiều vấn đề an ninh sẽ được để lại cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và chính Syria. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Việc Mỹ rút khỏi Syria cũng tước đi cơ hội tiến hành các hoạt động trinh sát ở đó – tác giả lo ngại. Do thực tế người Kurd buộc phải thay đổi cách bố trí quân đội của họ, những kẻ khủng bố IS, đang được họ giam giữ, giờ đây sẽ được tự do.
Hơn nữa, Mỹ còn quyết định rút quân mà không có bất cứ cảnh báo nào. Ngay cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thừa nhận rằng, ông chỉ biết được điều này thông qua Twitter. Theo đó, nhà phân tích của CNN lo ngại rằng, nếu điều tương tự còn xảy ra trong tương lai, Mỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các đối tác hợp tác với mình.
Bên cạnh đó, các hành động của ông Trump, theo nhận định của bà Vinograd, là có lợi cho Nga. Theo đó, kể từ năm 2015, Nga đã đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực, bằng cách hỗ trợ cho Assad và cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán hòa bình. Matxcơva lâu nay luôn tiến hành các cuộc đàm phán của riêng mình để thiết lập hòa bình ở Syria, và bây giờ, ông Erdogan sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Putin.
Không những thế, theo tác giả của bài báo, các lực lượng Nga và Syria giờ đây đã chiếm lấy các căn cứ cũ mà Mỹ bỏ lại ở phía đông bắc Syria, trong khi các đồng minh cũ của Mỹ quay sang đề nghị họ giúp đỡ. Theo đó, có lẽ, Mỹ sẽ phải dựa vào đối thủ chính của mình là Nga để ngăn chặn chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi Mỹ rời đi, Nga đang cố gắng chứng tỏ mình là một đối tác đáng tin cậy. Theo hướng này, Tổng thống Putin thực hiện một chuỗi chuyến thăm đến UAE và Ả-rập Xê-út. Ông Trump nói rằng, đối với ông ấy, việc ai bảo vệ người Kurd không quan trọng, nhưng ông không hiểu rằng, nếu Nga thay thế Mỹ, thì điều này sẽ gây ra những hệ lụy lâu dài, bởi từ nay trở đi, các đồng minh cũ của Mỹ sẽ luôn nhờ Nga giúp đỡ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có tới Israel để xoa dịu nỗi lo lắng của nước này về việc Iran sẽ củng cố sức mạnh sau sự ra đi của Mỹ. Tuy nhiên, dù cho binh lính Mỹ có vẫn hiện diện tại căn cứ Al-Tanf ở Syria để kiềm chế Iran đi chăng nữa, người Israel hoàn toàn vẫn có thể đạt câu hỏi liệu Mỹ có thực sự quyết tâm bảo vệ họ. Với suy nghĩ này, Israel sẽ phải dựa vào những người chơi khác, những người đủ khả năng kiềm chế Iran – như Putin. Nhưng đây không phải là một chiến lược ổn, bởi Iran luôn muốn tấn công Israel từ tất cả các vị trí có thể.
Có thể nói, ông Trump đang nhượng quyền lại cho các ông Erdogan, Putin và thậm chí cả Assad, để họ quan tâm đến những gì đáng lẽ là nhiệm vụ của Mỹ – chuyên gia Samantha Vinograd kết luận.
(Nguồn: CNN)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố về S-400 khiến Syria nổi da gà còn Mỹ nổi giận
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng hệ thống phòng không rồng lửa S-400 mua được từ Nga trong trường hợp bị tấn công, Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên bố.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ và chuyển giao trong tháng 7 này.
"Chúng tôi có quyền và khả năng sử dụng S-400 ở đâu và khi nào chúng tôi cần. Chúng tôi sẽ sử dụng hệ thống này nếu chúng tôi bị tấn công. Đó là lý do tại sao chúng tôi đầu tư vào nó như vậy", ông Erdogan phát biểu trên máy bay khi trở về từ chuyến thăm Bosnia và Herzegovina. Tuyên bố được trích dẫn bởi tờ Yeni Safak.
Ông nhắc lại rằng sẽ không có chuyện Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ việc mua hệ thống phòng không của Nga.
Việc mua hệ thống phòng không mới nhất của Nga, S-400, đã gây ra vụ căng thẳng quốc tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ: Washington yêu cầu thỏa thuận này phải bị hủy bỏ và đổi lại, họ sẽ cung cấp cho Ankara tổ hợp Patriot.
Trong trường hợp bị từ chối, Mỹ không loại trừ khả năng trì hoãn hoặc hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cương quyết không nhượng bộ.
Tuyên bố mới nhất này của Thổ Nhĩ Kỳ về S-400 chắc chắn sẽ gặp phải những phản ứng tức giận từ Mỹ. Mỹ luôn cảnh báo về hậu quả mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hứng chịu nếu quyết mua S-400 từ Nga. Trong khi đó, quốc gia láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ là Syria chắc chắn sẽ phải lo ngại nếu Thổ Nhĩ Kỳ đặt hệ thống S-400 gần biên giới với họ.
Theo Danviet
Erdogan "mách" Putin : Syria đang nhắm vào quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng chính phủ Syria đang nhắm mục tiêu vào các quan hệ hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib bằng cách vi phạm lệnh ngừng bắn đã được các bên nhất trí. Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ayyip Erdogan Hãng tin Reuters...