Truyền thông Malaysia ‘thán phục’ thành công của HAGL
Tờ New Straits Times của Malaysia đã chỉ ra sự khác biệt của Việt Nam so với các đội trong khu vực, đó là sự xuất hiện của lò đào tạo HAGL JMG.
Nếu không có gì thay đổi, vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á sẽ trở lại vào tháng 10 và tháng 11 tới đây. Đội tuyển Việt Nam sẽ còn 3 trận đấu hết sức quan trọng trong hành trình chinh phục tấm vé đi tiếp.
Malaysia sẽ là thử thách không nhỏ dành cho thầy trò HLV Park Hang Seo khi đội bóng này được thi đấu trên SVĐ Bukit Jalil. Cơ hội để “những chú hổ” giành tấm vé đi tiếp không nhỏ, nếu những trận đấu còn lại có kết quả tốt. Tuy nhiên truyền thông Malaysia lại nhận định việc theo đuổi tấm vé dự World Cup với các đội Đông Nam Á là một giấc mơ không có thật.
Nạn dàn xếp tỷ số
Bài báo khẳng định vấn nạn dàn xếp tỷ số là một vết ung nhọt với bóng đá Đông Nam Á. Ở giải U17 và giải U21 Malaysia, một số cầu thủ tham gia cá độ từ khi còn rất trẻ. Mới đây tại Việt Nam, 11 cầu thủ đang chơi cho đội trẻ Đồng Tháp FC đã bị FIFA cấm thi đấu từ sáu tháng đến năm năm vì dàn xếp tỷ số trong vòng loại U21 quốc gia.
Trong số này có Trần Công Minh và Võ Minh Trọng, thành viên đội U19 Việt Nam. Đông Nam Á từ lâu được coi là điểm nóng của dàn xếp tỷ số. Lào, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore đều đã ghi nhận các vụ dàn xếp tỷ số trong quá khứ. Trừ khi các quốc gia Đông Nam Á có những biện pháp cứng rắn hơn, các đội bóng đến từ khu vực này sẽ khó bứt phá ở đấu trường thế giới.
Vấn đề tiền lương
Một số đội bóng ở Malaysia và Indonesia chi rất nhiều tiền để chiêu mộ HLV đẳng cấp. Điều đó khiến họ thâm hụt ngân sách lớn và phải nợ lương cầu thủ. Năm 2012, cầu thủ bóng đá người Paraguay, Diego Mendieta, cầu thủ thi đấu cho CLB Persis Solo, đã chết vì cytomegalovirus (một bệnh nhiễm trùng phổ biến) tại một bệnh viên ở Indonesia. Cầu thủ này đã bị nợ lương trong 4 tháng và không có khả năng chi trả tiền để có dịch vụ y tế tốt.
Video đang HOT
AFF Cup là giải đấu thừa thãi
AFF Cup là giải bóng đá quốc tế lớn nhất Đông Nam Á. Các sân vận động luôn chật kín cổ động viên trong khi các nhà tổ chức kiếm được rất nhiều tiền từ các khoản tài trợ và quảng cáo. Tuy nhiên AFF Cup là một giải đấu có chất lượng chuyên môn thấp, rõ ràng AFF đang lãng phí thời gian với giải đấu này. Các đội trong khu vực cần phải chơi với các đội hàng đầu châu Á thường xuyên hơn để tốt hơn.
Không có cầu thủ nào ở Đông Nam Á tỏa sáng ở châu Âu
Các cầu thủ Đông Nam Á không đủ đẳng cấp để thi đấu tại châu Âu. Nazmi Faiz Mansor từng gây sốt khi sang CLB Beira-Mar ở Bồ Đào Nha vào năm 2012, nhưng cầu thủ này phải về nước chỉ sau 6 tháng và gần như không để lại dấu ấn nào.
Không chỉ Malaysia mà nhiều các quốc gia Đông Nam Á khác cũng thất bại như hậu vệ người Việt Nam, Đoàn Văn Hậu (SC Heerenveen – Giải VĐQG Hà Lan), tiền đạo người Singapore, Ikhsan Fandi (Raufoss IL – giải hạng hai Na Uy) và tiền đạo người Indonesia Witan Sulaeman (FK Radnik Surdulica – Serban Super Liga).
Yếu về đào tạo trẻ
Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á chỉ dồn sự tập trung vào đội tuyển quốc gia, các cầu thủ trẻ không được quan tâm và kém về mặt kỹ thuật và chiến thuật so với các đồng nghiệp châu Âu vì hệ thống phát triển các giải đấu trẻ dưới tiêu chuẩn. Ở châu Âu, mọi CLB đều có chương trình phát triển với nhiều lứa trẻ khác nhau. Các đội bóng còn bị cấm thi đấu ở cúp châu Âu nếu như không có những đội trẻ từ U8 đến U18.
Mặc dù các đội Đông Nam Á có trình độ ngang bằng với hầu hết các quốc gia châu Âu ở cấp độ U12, nhưng họ thua kém ở độ tuổi từ 13 đến 17 do không có chương trình đào tạo thích hợp.
Đó là lý do tại sao các cầu thủ châu Âu đạt đến đỉnh cao trong độ tuổi từ 20 đến 25 trong khi hầu hết các cầu thủ ASEAN trưởng thành về mặt chiến thuật và kỹ thuật ở độ tuổi cuối 20 hoặc đầu 30, quá muộn vì họ không còn thể lực tốt.
Ở Đông Nam Á, hầu hết các cầu thủ trong độ tuổi từ 13 đến 17 đều bị ‘bỏ bê’ do các CLB không tiến hành các chương trình cấp cơ sở. Tuy nhiên, Việt Nam có sự khác biệt khi sở hữu lò đào tạo HAGL JMG.
Với sự hợp tác giữa đội bóng tại Anh là Arsenal, trường bóng đá Pháp JMG Academy và tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam, công ty sở hữu đội bóng Hoàng Anh Gia Lai FC tại V League. Học viện đã cung cấp nhiều cầu thủ xuất sắc, giúp Việt Nam vươn lên trở thành thế lực lớn ở châu Á. Họ không chỉ giành HCV AFF Cup 2018 và Sea Games 2019 mà còn vào đến chung kết Giải vô địch U23 châu Á năm 2018.
HLV Park Hang-seo mong đợi gì ở trận giao hữu với Kyrgyzstan?
Vì nhiều lý do khác quan, ĐTQG Việt Nam đã không thể có được những sự chuẩn bị tốt nhất cho trận đấu với Malaysia tại vòng loại World Cup 2022.
Bởi vậy, ở trận giao hữu với ĐTQG Kyrgyzstan sắp tới vị chiến lược gia người Hàn Quốc sẽ nhìn ra được những điểm mạnh, yếu của các học trò và từ đó để đưa ra biện pháp khắc phục.
Như chúng ta đã biết, việc tập luyện để chuẩn bị cho trận đấu với ĐTQG Malaysia ở vòng đấu tiếp theo thuộc vòng loại World Cup 2022 của "những chiến binh sao vàng" đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp Covid-19. Các giải đấu chuyên nghiệp Quốc gia buộc phải dời lịch thi đấu khiến các các tuyển thủ quốc gia gặp khó trong việc tìm kiếm lại phong độ và cảm giác bóng tốt nhất.
Từ giờ cho đến trận đấu với "những chú hổ Mã Lai", HLV Park và các học trò chỉ có một trận đấu giao hữu duy nhất với ĐTQG Kyrgyzstan trên SVĐ Gò Đậu (Bình Dương). Bởi vậy, ông thầy người Hàn Quốc rất chú trọng đến trận đấu này để giúp các học trò của mình có được sự chuẩn bị thật tốt cho chuyến làm khách tới Malaysia.
Đối thủ ở trận giao hữu tới của chúng ta là một đội bóng mạnh, sở hữu những cầu thủ chất lượng cùng một lối chơi khá tương đồng với ĐTQG Malaysia. Cụ thể, ĐTQG Kyrgyzstan thi đấu thiên về sức mạnh cùng thể hình, thể lực là chính.
Giao hữu với ĐTQG Kyrgyzstan sẽ giúp các cầu thủ Việt Nam rút ra nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị cho chuyến làm khách khó khăn trên đất Malaysia sắp tới.
Tuy nhiên, nhờ sở hữu nhiều cầu thủ có tố chất kỹ thuật tốt, đại diện đến từ trung Á này cũng rất mạnh trong các tình huống phối hợp trung lộ trước khi có những đường chuyền sang hai cánh hoặc trả ngược về sau để tuyến hai dứt điểm.
Chiều cao tốt cũng là một lợi thế của đội bóng này nên bóng bổng, bóng dài là một phương án tấn công không thể thiếu trong lối chơi mà "Chim ưng trắng" (biệt danh của ĐTQG Kyrgyzstan) thường xuyên áp dụng. Bên cạnh đó, hàng phòng ngự được bố trí khá chắc chắn là điểm tựa để đội bóng này có được những tình huống phản công nhanh.
Vậy nên, đối đầu với ĐTQG Kyrgyzstan ở trận giao hữu tới sẽ đem lại nhiều lợi ích cho "những chiến binh sao vàng". Đầu tiên, các cầu thủ sẽ có điều kiện để làm quen lại với cường độ tấn công hay phòng ngự và đặc biệt là phong độ và cảm giác bóng sau một thời gian không thi đấu.
Việc nắm được phong độ của các học trò sẽ giúp HLV Park Hang-seo dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đội hình xuất phát trong chuyến làm khách đến SVĐ Bukit Jalil của ĐTQG Malaysia. Trước một đội bóng có lối chơi tương đồng với Malaysia, hàng thủ và hàng tiền vệ của Việt Nam sẽ có dịp thực hiện các bài tập ngăn phối hợp trung lộ hay những đường bống bổng, bóng dài của đối thủ.
Ngoài ra, hàng phòng ngự nói riêng và các cầu thủ thi đấu ở khu trung tuyến sẽ phải tích cực và cố gắng hơn trong những tình huống tranh chấp tay đôi để cản phá tình huống tấn công nguy hiểm của đối thủ hay thực hiện những đường lên bóng tôt. Mặt khác, đối đầu với một hàng phòng ngự cao to, chắc chắn của ĐTQG Kyrgyzstan sẽ là dịp để hàng công của chúng ta có cơ hội mài dũa trong việc chạy chỗ và dứt điểm.
Mặt khác, nhiều khả năng "những chú hổ Mã Lai" sẽ sử dụng tối đa các cầu thủ nhập tịch cao to, thể hình, thể lực khi tiếp đón chúng ta tại vòng loại World Cup 2022 nên trận đấu với Kyrgyzstan lại càng thêm bổ ích.
Theo Người Đưa Tin
Ông Park gặp khó, các đối thủ còn khó hơn V-League dự kiến tái khởi động vào đầu tháng 6, đủ thời gian cần thiết giúp các học trò HLV Park Hang-seo duy trì phong độ và thoải mái hơn nhiều đối thủ lớn. Bóng đá Việt Nam đã tạm ngưng hơn hai tháng vì dịch bệnh COVID-19, tương tự các quốc gia trong vùng Đông Nam Á có cùng thời điểm dừng...