Truyền thông, Internet hỗn loạn vì tin đồn về vụ mất tích máy bay
“Có quá nhiều luồng thông tin khiến chúng tôi bối rối”, ông Azharuddin Abdul Rahman, đại diện cơ quan Hàng không Malaysia, đã phải thốt lên như vậy vì tình trạng hỗn loạn thông tin sau vụ mất tích của chiếc máy bay MH370
Sau gần 4 ngày huy động toàn lực tìm kiếm của nhiều quốc gia, vẫn chưa một lực lượng nào tìm thấy bất cứ dấu vết gì của chiếc máy bay Malaysia MH370 bị mất tích.
Theo trang Wall Street Journal, máy bay của Malaysia được trang bị một thiết bị đèn hiệu định vị và truyền tín hiệu khẩn cấp để đề phòng trong trường hợp rủi ro, các cơ quan cứu hộ sẽ dễ dàng khoanh vùng được nơi máy bay bị nạn.
Thiết bị này được gọi là thiết bị định vị khẩn cấp, nó sẽ tự khởi động trong trường hợp máy bay hạ cánh trên nền đất hoặc mặt nước, phát đi tín hiệu kết nối với các thiết bị khẩn cấp khác. Nhưng tính đến nay, cơ quan hàng không Malaysia cho biết, họ không nhận được bất cứ tín hiệu tương tự nào từ chiếc máy bay đang bị mất tích.
“Các cơ quan truyền thông đã đưa ra rất nhiều giả thuyết. Nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra các ý kiến dựa trên trình độ chuyên môn và hiểu biết của họ về những gì đã xảy ra hay có thể xảy ra. Có quá nhiều thông tin khiến chúng tôi bối rối”, ông Azharuddin Abdul Rahman, đại diện cơ quan Hàng không Dân dụng Malaysia nói trong một cuộc hội thảo.
Trên mạng internet, các thuyết âm mưu, suy đoán về vụ mất tích chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia đã lan truyền khắp nơi, nhất là trên các trang mạng xã hội.
Sơ đồ chuyến bay bị mất tích MH370 của Malaysia Airlines
Video đang HOT
Tin đồn đầu tiên rộ lên khi một thân nhân của hành khách còn cho biết họ vẫn nghe thấy tiếng chuông điện thoại khi gọi cho người nhà, nhưng không ai bắt máy.
Điều này làm dấy lên các tin đồn về vụ bắt cóc máy bay và rằng các hành khách trên chuyến bay MH370 vẫn còn sống sót, chiếc máy bay đã hạ cánh ở đâu đó.
Một giả thiết khác thì cho rằng máy bay chỉ đơn giản là đã… biến mất. “Nếu chúng ta không thể tìm thấy bất cứ dấu vết nào, điều đó có nghĩa rằng đó là hành động của một “thế lực mới”.
Đây là một lực lượng mạnh mẽ và huyền bí, họ đã xuất hiện trên hành tinh của chúng ta và “nhấc” mất chiếc máy bay đang bay trên bầu trời mà không để lại bất cứ một dấu vết nào”, tác giả của “thuyết âm mưu” này viết.
Một giả thuyết khác cho rằng những kẻ khủng bố đã cướp chiếc máy bay và hạ cánh ở một nơi bí mật, chờ đợi sẽ sử dụng chiếc máy bay như “một vũ khí hủy diệt khổng lồ” cho các cuộc tấn công trong tương lai.
Trên trang mạng xã hội Reddit, một thành viên tự nhận là phi công chia sẻ rằng khi đã đạt độ cao 10,6km, dẫu bị hỏng động cơ máy bay có thể lượn khoảng 160 đến 190 km trước khi tiếp đất, đủ xa để có thể bay vào vùng đất liền của Việt Nam và quá đủ thời gian để thực hiện các cuộc gọi thông báo cứu hộ.
Thông tin về những cuốn hộ chiếu giả và dữ liệu radar cho thấy máy bay đã cố gắng quay đầu ngay trước thời điểm mất tích một cách bất ngờ khiến thành viên này cho rằng những giả thiết về hỏng hóc động cơ hay sai lầm của phi công có vẻ không phải là giả thuyết hợp lý cho trường hợp của chuyến bay MH370. Từ đó, dấy lên các suy đoán rằng máy bay đã gặp nạn vì một lý do nào đó không liên quan gì đến lỗi kỹ thuật hay động cơ.
Không chỉ mạng xã hội, truyền thông các nước cũng nóng suốt máy ngày qua vì chiếc máy bay bị mất tích. Thậm chí, trong thời điểm nhạy cảm này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã liên tục phản ứng vì thái độ chậm trễ của Malaysia trong công tác cứu hộ.
Trung Quốc cho rằng phía Malaysia đã “không phản ứng đủ nhanh và cấp bách” trong công tác tìm kiếm và thông tin khi chiếc máy bay bị mất tích.
Trên thực tế, ít nhất 45 tàu cứu hộ và tàu chiến cùng 22 máy bay từ 9 nước, bao gồm cả Mỹ, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước khác đã và đang cố gắng hết sức để tìm kiếm, quần thảo trên các vùng nghi ngờ có máy bay rơi.
Trên một khía cạnh khác, truyền thông đặt ra nhiều câu hỏi đối với các nhà chức trách của Malaysia và hãng Hàng không Malaysia Airline.
“Nếu nguyên nhân của vụ mất tích là do những lỗi kỹ thuật hay do phi công thì hãng Hàng không Malaysia Airlines cần phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình. Còn nếu đây là một vụ khủng bố thì trình độ nghiệp vụ của bộ phận kiểm tra an ninh sân bay ở Kuala Lumpur rất có vấn đề”, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viết.
Theo Infonet
"Tiếp tục tìm kiếm đến khi nào hết khả năng"
Thứ trưởng bộ Giao Thông vận tải khẳng định tại cuộc gặp chớp nhoáng các phóng viên báo chí trong và ngoài nước, sau chuyến thị sát kiểm tra công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển bằng thủy phi cơ trở về.
Ông Phạm Quí Tiêu, Thứ trưởng bộ GTVT trong vòng vây báo chí
19g10 tại hội trường Trung Tâm kiểm soát không lưu Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), ông Phạm Quí Tiêu cho biết, trong ngày hôm nay (10/3) sở chỉ huy tiền phương tập trung mọi liên lạc không quân, hải quân và các lực lương để xác lập phương án chỉ huy cứu nạn.
Đến nay, không quân đã huy động máy bay chuyên cơ, hải quân đã điều 4 tàu, trong đó có 2 tàu của cảnh sát biển, 2 tàu của hàng hải ra hiện trường thực hiện công tác tìm kiếm.
Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa có một tín hiệu tích cực nào. Một máy bay Singapore phát hiện một vật nghi ngờ nhưng khi vớt lên thì không phải mảnh vỡ của máy bay.
Ông Tiêu cho biết thêm, vào ngày mai, (11/3) sở chỉ huy tiền phương sẽ tập trung nhiều lực lượng với qui mô lớn hơn để triển khai tìm kiếm. Công việc này sẽ tiếp tục cho đến khi nào xác định không còn khả năng tìm kiếm.
Trả lời câu hỏi của báo chí, ông Tiêu cho biết hiện nay đã cấp phép cho các nước Malaysia, Singapore, Mỹ, Trung Quốc tham gia tìm kiếm. Lực lượng của các nước này đã triển khai hoạt động với tổng số 34 máy bay và 40 tàu các loại.
Về nguồn tin của Hồng Kông phát hiện nhiều vật lạ trên vùng biển Vũng Tàu, ông Tiêu cho biết, máy bay khó có thể bay vào khu vực đó, do vậy thông tin cần được kiểm tra lại.
Cũng theo thứ trưởng Tiêu, một đường dây cung cấp thông tin sẽ được thiết lập từ ngày mai (11/3) để hàng ngày sẽ cung cấp thông tin 2 lần cho báo chí.
Trần Chánh Nghĩa - Trương Khởi
Theo_VietNamNet
Thủy phi cơ Cảnh sát biển VN phát hiện mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Thông tin từ hiện trường gửi về cho biết, còn có vật thể được nghi là mảnh vỡ của đuôi máy bay. Tuy nhiên, do trời tối, máy bay chưa thể tiếp cận để trục vớt. Thủy phi cơ của Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích,...