Truyền thông – giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tệ nạn ma túy học đường
Xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, MT đang từng bước len lỏi vào nhà trường, trong khi một bộ phận không nhỏ HSSV chưa hiểu về tác hại của MT.
Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 6-2019, trên địa bàn toàn tỉnh có 7.472 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó số người nghiện từ 16 đến 18 tuổi có 225 người (chiếm 1,6%). 561 xã, phường, thị trấn của 27/27 huyện, thị xã, thành phố có người nghiện ma túy (MT) với đầy đủ các thành phần từ học sinh, sinh viên (HSSV), cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, lao động tự do…
Màn tiểu phẩm của học sinh Trường THPT Sầm Sơn tại hội thi tìm hiểu kiến thức phòng, chống TNXH năm 2019.
Xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, MT đang từng bước len lỏi vào nhà trường, trong khi một bộ phận không nhỏ HSSV chưa hiểu về tác hại của MT. Vì vậy họ đã trở thành đối tượng bị các phần tử xấu dụ dỗ, lôi kéo sử dụng MT. Bọn tội phạm MT thường nhắm vào các em HSSV thích ăn chơi, đua đòi, thích tụ tập với các phần tử xấu để rủ rê, lôi kéo. Đối với một số HSSV khi đến với MT đầu tiên chỉ là sự tò mò “thử một lần cho biết” để thể hiện bản thân, sau đó dẫn đến nghiện lúc nào không hay. Một khi sa chân vào MT thì sẽ để lại hệ lụy vô cùng to lớn, MT sẽ tàn phá sức khỏe, hủy hoại tương lai của tuổi trẻ. Thực tế cho thấy, khi các em HSSV chưa có những hiểu biết đầy đủ về MT sẽ dẫn đến tình trạng chung đó là thiếu ý thức đề phòng, nhất là với những loại MT mới xuất hiện gần đây như: Tem giấy, cỏ Mỹ, bóng cười… Phần lớn HSSV không có nhiều kỹ năng xử lý những tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng trái phép chất MT, do đó dễ trở thành nạn nhân của MT. Do vậy, việc tuyên truyền, giáo dục cho HSSV có được kiến thức và kỹ năng nhận biết và phòng chống các loại chất MT là vấn đề hết sức cần thiết.
Nhận thức rõ tác hại của MT đối với HSSV, thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo, các nhà trường trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiều giải pháp để phòng chống MT học đường và đạt được những kết quả tích cực. Kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26-3-2018 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát MT trong tình hình mới, Sở GD&ĐT đã xây dựng các kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng quy chế để triển khai công tác phòng chống MT trong trường học. Hàng năm, Sở GD&ĐT đã lồng ghép kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống và kiểm soát MT tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn với kiểm tra công tác HSSV, qua đó kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém; từng bước tạo chuyển biến về nhận thức của người đứng đầu cơ sở giáo dục, các cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên và HSSV về tác hại, sự nguy hiểm của MT.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về MT đã từng bước được đổi mới, với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, tạo sự thu hút, hấp dẫn và hiệu quả cao thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, hệ thống pa nô, áp phích; các cuộc thi tìm hiểu về phòng chống MT, các hoạt động ngoại khóa và tổ chức ký cam kết thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự. Hàng năm, ngành GD&ĐT và các trường học đã phối hợp với lực lượng công an tổ chức phát động điểm các hoạt động ngoại khóa về phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó có chuyên đề về phòng chống MT học đường gắn với Ngày Pháp luật Việt Nam, Ngày HSSV, Tháng hành động phòng chống MT, Tháng Thanh niên… Lồng ghép các nội dung phòng chống MT vào các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tích hợp vào các môn học chính khóa như Đạo đức, Giáo dục công dân và các môn học có liên quan; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, mít tinh truyền tải thông điệp phòng chống MT đã tạo thành phong trào có hiệu quả cao trong cả năm học và dịp nghỉ hè.
Có mặt tại Trường THPT Tĩnh Gia 2 (Tĩnh Gia) trong một buổi tuyên truyền phòng chống MT xâm nhập học đường, em Nguyễn Thị Kim Oanh, học sinh lớp 10 cho biết: “Thông qua buổi tuyên truyền em được hiểu thêm tác hại cũng như cách phòng chống MT, để tự bảo vệ bản thân mình và nhắc nhở bạn bè, người thân tránh xa MT”. Thầy giáo Lê Việt Cường, Hiệu trưởng Trường THPT Tĩnh Gia 2 cho biết: “Thời gian qua, nhà trường đã kết hợp nội dung phòng chống MT vào môn Giáo dục công dân, tuyên truyền trong tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa, hoạt động đội; phối hợp tổ chức các buổi truyền thông, thi tìm hiểu về phòng chống MT. Đồng thời, thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin với gia đình học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh và sổ liên lạc; tổ chức cho học sinh ký cam kết không tham gia tệ nạn MT”. Để công tác giáo dục phòng chống MT trong nhà trường đạt kết quả tốt cũng theo thầy Cường: Phải có sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó gia đình và nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Mỗi gia đình phải là một “pháo đài” vững chắc cho con em mình, người lớn trong gia đình phải làm tấm gương cho con cháu noi theo; tạo điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; quản lý, giám sát lịch trình học tập, vui chơi của con em mình ngoài nhà trường; chủ động thông báo cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm những vấn đề không bình thường của con em mình để có biện pháp phối hợp giáo dục tốt nhất.
Video đang HOT
Song song với các hoạt động trên, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao kỹ năng phòng chống MT cho HSSV là một trong những giải pháp trọng tâm mang lại hiệu quả tích cực. Vì thực tế, khi các em chưa có những hiểu biết đầy đủ về MT sẽ dẫn tới sự thiếu cảnh giác, đề phòng với những loại MT trá hình đang xuất hiện phổ biến hiện nay. Khi không có nhiều kỹ năng để phòng chống, các em sẽ gặp khó trong xử lý tình huống và có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng MT. Việc trang bị cho HSSV kỹ năng, kiến thức cơ bản sẽ giúp các em chủ động tránh xa MT, có như vậy mới góp phần ngăn chặn được sự tấn công của các loại MT mới vào giới trẻ hiện nay.
Bài Và Ảnh: Trần Hằng
Theo baothanhhoa
Đà Nẵng quyết chặn "ma men, ma túy" điều khiển phương tiện giao thông
Quyết liệt xử lý người sử dụng rượu bia, ma túy điều khiển phương tiện giao thông, thời gian qua, Đà Nẵng đã có những giải pháp hiệu quả.
Các thành viên Ban ATGT TP. Đà Nẵng tham dự hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2019 do Ủy Ban ATGT Quốc gia tổ chức.
Chiều 22/7, tại hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác bảo đảm bảo trật tự, ATGT 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2019 do Ủy Ban ATGT Quốc gia tổ chức, ông Lê Văn Trung - Giám đốc Sở GTVT, Phó Trưởng Ban thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng, cho biết: So với cùng kỳ năm 2018, trong tháng đầu năm 2019, số vụ TNGT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng không tăng, không giảm (với 42/42 vụ), tuy nhiên số người chết tăng 4 người (33/29 người), giảm 17 người bị thương (15/32 người).
Các thành viên lắng nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận Hội nghị.
Trong đó, TNGT đường bộ xảy ra 41 vụ làm 32 người bị chết, 15 người bị thương, gây thiệt hại tài sản hơn 597 triệu đồng. TNGT đường sắt xảy ra 1 vụ làm 1 người chết. Trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng CSGT toàn thành phố Đà Nẵng phát hiện, lập biên bản 46.154 trường hợp vi phạm (ô tô có 19.839 trường hợp, mô tô có 26.314 trường hợp, xe máy điện 1 trường hợp). Lực lượng CSGT ra quyết định xử phạt 37.857 trường hợp, chuyển kho bạc nhà nước hơn 26,8 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm kéo giảm 3 chỉ tiêu về TNGT.
Cụ thể, lực lượng CSGT đường bộ phát hiện, lập biên bản 46.154 trường hợp vi phạm (19.839 ôtô, 26.314 môtô, 01 xe máy điện). Ra quyết định xử phạt 37.857 trường hợp, thu hơn 26,8 tỷ đồng; tạm giữ 148 ôtô, 2.068 môtô; tước quyền sử dụng GPLX 5.581 trường hợp (1.432 ô tô, 4.149 mô tô).
Lực lượng CSGT đường sắt thực hiện kiểm tra, phát hiện, lập biên bản 160 trường hợp vi phạm (81 mô tô, 79 ô tô). Ra quyết định xử phạt 62 trường hợp; chuyển kho bạc Nhà nước thu 9,3 triệu đồng.
Lực lượng CSGT đường thủy tổ chức 305 ca, với 1311 lượt cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Thủy đoàn 1- Cục C08 thanh tra kiểm soát bảo đảm TTATGT trên các tuyến sông. Kiểm tra, lập biên bản 13 tàu du lịch; 5 tàu kinh doanh xăng dầu.
Tổ công tác 911 ở Đà Nẵng hoạt động mang lại nhiều hiệu quả trong đảm bảo TTATGT trên địa bàn.
Ông Lê Văn Trung cho hay: Về xử lý vi phạm TTATGT qua hệ thống Camera giám sát, lực lượng CSGT lập biên bản vi phạm hành chính 5.927 trường hợp, chuyển kho bạc nhà nước thu 8 tỷ đồng; tước GPLX có thời hạn 785 trường hợp.
Thực hiện chuyên đề kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn, lực lượng CSGT đã kiểm tra và xử lý 256 trường hợp vi phạm. Đặc biệt, Tổ công tác 911 đã phối hợp tổ chức lực lượng tuần tra, chốt chặn, kiểm soát ANTT trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Kết quả, lập biên bản 63 trường hợp môtô (trong đó có 13 trường hợp có nồng độ cồn; 27 trường hợp dương tính với ma túy); tạm giữ 60 xe mô tô.
Ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng điều hành hội nghị trực tuyến tại đầu cầu thành phố Đà Nẵng.
Ông Lê Văn Trung cho biết thêm: Trong 6 tháng đầu năm 2019, Ban ATGT đã tham mưu UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo, triển khai các biện pháp, giải pháp về ATGT. Theo đó, công tác xử lý vi phạm TTATGT đã tập trung xử lý theo các chuyên đề; đặc biệt là, tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo các chuyên đề về nghiêm cấm sử dụng chất kích thích đối với lái xe tải, xe khách.
Tuy nhiên, tình hình TTATGT trên địa bàn Đà Nẵng luôn diễn biến phức tạp. Hoạt động xe container trên đường Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn vẫn còn phức tạp, trên tuyến đường Nam hầm Hải Vân - Túy Loan các loại xe tải ben chở đất, đá, khoáng sản, xe ô tô khách có nguy cơ tiềm ẩn TNGT cao đối với người điều khiển mô tô, xe máy và người qua đường.
Theo Baogiaothong
GĐ Công an TPHCM: Nhiều đối tượng đội lốt DN để trung chuyển ma túy Trung tướng Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP.HCM đã đăng đàn nói về tội phạm ma tuý, tín dụng đen, cho vay nặng lãi, xâm hại tình dục trẻ em. Ông cho biết, các loại tội phạm này ngày càng phức tạp, hoạt động tinh vi và nhất là tội phạm ma tuý có chiều hướng gia tăng. Sáng 12/7,...