Truyền thông Đông Nam Á thờ ơ, King’s Cup có còn sức hút?
Cuộc so tài Việt Nam – Thái Lan ở King’s Cup chỉ còn đúng 1 tuần nữa sẽ diễn ra và được truyền thông Thái Lan “hâm nóng” bằng mọi cách. Có điều, giải đấu này không nhận được sự quan tâm từ người hâm mộ cũng như truyền thông khu vực Đông Nam Á.
Cho đến lúc này, chỉ có duy nhất Việt Nam là nước bỏ tiền ra mua bản quyền 2 trận đấu ở King’s Cup, với cái giá được xem là “cắt cổ”: hơn 7 tỷ đồng.
Thái Lan không công bố có thêm nước nào mua bản quyền các trận đấu King’s Cup, thậm chí người ta đồ rằng kể cả phát miễn phí, chưa chắc có nước nào ở khu vực Đông Nam Á tiếp sóng trực tiếp giải đấu này.
Truyền thông Đông Nam Á tỏ ra thờ ơ với King’s Cup do Thái Lan tổ chức
Ngay cả 2 đội tuyển Curacao và Ấn Độ có mặt trong 4 đội dự King’s Cup, họ cũng không khát khao hay mặn mà gì với việc phải mua bản quyền King’s Cup lần này, bởi vì họ đến giải đấu hoàn toàn đúng với tinh thần… giao hữu.
Chính vì thế, người hâm mộ cảm thấy có điều gì đó “hơi sai sai” khi Việt Nam phải bỏ ra hơn 7 tỷ đồng để tiếp sóng 2 trận đấu giao hữu ở King’s Cup. Hoặc là Thái Lan đã làm truyền thông rất tốt khi tuyên bố họ sẽ đánh bại Việt Nam ở King’s Cup để khẳng định ngôi vị số 1 ở Đông Nam Á, hoặc là đơn vị mua bản quyền phát sóng King’s Cup tại Việt Nam quá… ngây thơ.
Nói về ngôi vị số 1 ở khu vực Đông Nam Á, rõ ràng không thể nào phân định chỉ bằng một trận đấu ở xứ “chùa Vàng”, nơi mà Thái Lan có lợi thế khách quan khi được thi đấu trên sân nhà, có sự cổ vũ của đông đảo cổ động viên và chưa biết chừng có cả sự thiên vị từ trọng tài.
Video đang HOT
Đội tuyển Thái Lan hay Việt Nam hiện tại mạnh hơn, chỉ cần nhìn vào thành tích 2 năm gần đây của mỗi bên là biết. Thái Lan muốn tranh cái mạnh hơn về mình thì dường như họ đang ở tình thế ngược lại.
Truyền thông Thái Lan dùng mọi cách để thổi hiệu ứng của King’s Cup
Truyền thông Thái Lan những ngày này liên tục có những thông tin dày đặc về King’s Cup, nhưng điểm khắp các báo lớn khu vực Đông Nam Á lại thấy rõ sự thờ ơ. Điều này cũng dễ hiểu vì mặc dù Thái Lan đã 47 lần tổ chức King’s Cup, nhưng khách mời rất hiếm khi dành cho các đội bóng ở khu vực Đông Nam Á.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, chỉ có Singapore (1 lần) và Việt Nam (2 lần) trở thành khách mời tại King’s Cup, trong đó Việt Nam phải sau 13 năm (kể từ năm 2006) thì mới được mời lại vì ý đồ riêng của Liên đoàn bóng đá nước này muốn tìm một chiến thắng trước Việt Nam để xoa dịu dư luận.
Sự thờ ơ của truyền thông Đông Nam Á với King’s Cup còn ở chỗ, đây là giải đấu có số tiền thưởng quá thấp cho đội vô địch: chỉ 50.000 USD, tương đương hơn 1,1 tỷ đồng, thấp hơn cả bản quyền phát sóng của 2 trận đấu mà Việt Nam “cắn răng” đi mua.
Trong bối cảnh King’s Cup bị người hâm mộ Đông Nam Á thờ ơ, tin đồn việc một đơn vị ở Việt Nam chi gần 7 tỷ đồng để mua bản quyền hai trận đấu của đội tuyển Việt Nam, khiến nhiều quan điểm trong giới bóng đá nghi ngờ mức giá công bố bị đẩy cao chỉ để phục vụ cho mục đích kinh doanh của các bên liên quan. Cho tới lúc này, chưa ai có thể xác thực được con số thực sự là bao nhiêu.
Theo Dân Trí
Việt Nam không biến SEA Games 31 thành 'ao làng'
Việt Nam sẽ tổ chức SEA Games 31 theo phong cách chuyên nghiệp, trong sạch, không giành giật huy chương bằng mọi giá.
Ngành thể thao đã khẳng định quan điểm rõ ràng như trên trong dự thảo đề án đăng cai đại hội thể thao lớn nhất khu vực vào năm 2021.Không loại bỏ những nội dung VN không phải thế mạnh
Về chuyên môn, dự kiến ban đầu VN chỉ tổ chức khoảng 36 môn nhưng ngành thể thao đang tính toán để đưa số môn lên thành 40 đến 42.
Trao đổi với PV Thanh Niên, vị quan chức đại diện ngành thể thao nói: "Chủ nhà của một số kỳ SEA Games trước đã từng khiến VN và nhiều nước khác phải lao đao khi loại bỏ nhiều môn thuộc hệ thống thi đấu Olympic. Tuy nhiên, VN sẽ cố gắng đảm bảo một sân chơi công bằng, không cố tình tước bỏ những nội dung mà VN không phải thế mạnh, để tìm cách gom huy chương cho mình".
Theo Điều lệ năm 2013, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đưa ra tổng số 51 môn thể thao để nước chủ nhà lựa chọn, trình liên đoàn thông qua. VN sẽ triệt để thực hiện chủ trương đổi mới nội dung và phương thức tổ chức SEA Games gắn với chương trình thi đấu của các đại hội thể thao quốc tế (ASIAD, Olympic), không biến SEA Games thành "ao làng" và giúp thể thao Đông Nam Á trở thành đấu trường Olympic, ASIAD thu nhỏ.
Dự kiến, VN sẽ tổ chức 3 nhóm môn. Nhóm 1 bắt buộc phải có gồm môn điền kinh và thể thao dưới nước (bơi, nhảy cầu, bơi nghệ thuật). Nhóm 2, sẽ chọn khoảng 32 hoặc 33 môn trong tổng số 35 môn thể thao thuộc Olympic và ASIAD. Nhóm 3: 6 - 8 môn đặc trưng của khu vực và của nước đăng cai. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu đoạt vị trí thứ 2 toàn đoàn trở lên.
Phải tiết kiệm, hiệu quả
Đề án đăng cai cũng nêu rõ: "Phương án về cơ sở vật chất được xây dựng trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Thủ tướng chỉ đạo không đầu tư xây mới cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách nhà nước, chủ yếu tận dụng cơ sở vật chất sẵn có và nâng cấp, sửa chữa (nếu cần thiết). Dự kiến sẽ có 38 công trình thể thao trực tiếp phục vụ tổ chức thi đấu SEA Games 31, cần được cải tạo, sửa chữa, trong đó có 11 công trình do Bộ VH-TT-DL, Bộ GD-ĐT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý; 20 công trình do Hà Nội quản lý, 3 công trình khác do 3 địa phương (Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh) quản lý".
Lãnh đạo tổng cục Thể dục thể thao họp bàn tổ chức SEA Games 2021
Dự toán kinh phí đầu tư cải tạo 38 công trình nêu trên vào khoảng 790 tỉ đồng. Trong đó, trường bắn súng, bắn đĩa bay tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội tốn nhiều nhất, vào khoảng gần 200 tỉ đồng, sân Mỹ Đình khoảng 110 tỉ đồng, Cung thể thao dưới nước khoảng 48 tỉ đồng.
Các công trình còn lại ít nhất từ khoảng 15 tỉ, 17 tỉ đồng đến 21 tỉ đồng. Dự toán kinh phí tổ chức vào khoảng gần 960 tỉ đồng. Trong đó chi phục vụ công tác chuyên môn thi đấu khoảng 420 tỉ đồng, chi mua sắm trang thiết bị 200 tỉ đồng; công tác truyền thông 110 tỉ đồng; y tế - kiểm tra doping 31 tỉ đồng...
Danh sách các môn dự kiến tại SEA Games 31:
Nhóm 1: (1) Điền kinh, (2) Thể thao dưới nước (bơi, nhảy cầu, bơi nghệ thuật).
Nhóm 2: (3) Thể dục (thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, Thể dục Aerobic), (4) Đua thuyền (rowing, canoeing), (5) Bóng đá (nam, nữ, futsal nam, futsal nữ), (6) Bắn súng (bắn đĩa bay), (7) Bắn cung, (8) Cử tạ, (9) Judo, (10) Taekwondo, (11) Karate, (12) Wushu, (13) Vật, (14) Boxing, (15) Đấu kiếm, (16) Cầu lông, (17) Cầu mây, (18) Quần vợt, (19) Bóng chuyền (trong nhà nam - nữ, bãi biển nam - nữ), (20) Bóng rổ (5x5, 3x3), (21) Bóng ném, (22) Xe đạp (địa hình, đường trường), (23) Bóng bàn, (24) Billiard & Snooker, (25) Golf.
Nhóm 3: (26) Bi sắt, (27 ) Đá cầu, (28) Vovinam, (29) Lặn, (30) Khiêu vũ thể thao, (31) Cờ (cờ vua, cờ tướng), (32) Pencak silat, (33) Muay, (34) Thể hình, (35) Thể thao điện tử, (36) Kick Boxing.
Theo tinthethaoplus.vn
Điều gì dẫn tới thành công của HLV Park Hang-seo tại Việt Nam? Không ai có thể phủ nhận những thành công và bước tiến vượt bậc của bóng đá Việt Nam trong hơn 1 năm qua dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo. Tháng 10/2017, HLV Park Hang-seo được VFF mời về làm HLV trưởng ĐT Việt Nam thay thế cho ông Nguyễn Hữu Thắng. Và chỉ mấy tháng sau đó, nhà cầm quân...