Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản

Theo dõi VGT trên

Năm mới sắp đến gần, những du khách đến Nhật Bản có thể khám phá rất nhiều phong tục và truyền thống của năm mới mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị.

Đêm giao thừa – Omisoka

Omisoka là lễ giao thừa tại Nhật Bản. Để bắt đầu một năm mới với tâm thế sảng khoái, các gia đình và t.rẻ e.m cùng nhau dọn dẹp toàn bộ ngôi nhà và dùng những ngày cuối cùng của năm cũ để chuẩn bị cho bữa ăn đặc biệt osechi ryori, trang trí và nghi lễ đặc biệt cho ngày đầu năm mới.

Joya no Kane

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 1

Vào khoảng nửa đêm của đêm giao thừa, bạn có thể nghe thấy tiếng chuông vang lên trên bầu trời yên tĩnh trong khoảng 1 – 2 giờ. Nghi lễ này được gọi là Joya no Kane, và nó là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong năm của các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản. Bất kể sống ở đâu trên đất nước mặt trời mọc, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng chuông từ những ngôi chùa ở nhiều khu vực lân cận.

Nhưng bạn có biết tại sao người Nhật lại đ.ánh chuông đúng 108 lần không? Trong Phật giáo, người ta tin rằng con người bị cản trở bởi 108 loại ham muốn và cảm xúc trần thế gọi là Bonnou, biểu hiện bằng sự tức giận, bảo thủ và ghen tị. Mỗi cú đ.ánh của chuông sẽ loại bỏ một Bonnou gây rắc rối.

Trong tiếng Nhật, Jo có nghĩa là “vứt bỏ cái cũ và chuyển sang cái mới” và Ya có nghĩa là “đêm”. Vì vậy, đó là đêm hoàn hảo để bỏ lại con người cũ và bắt đầu năm mới với những quyết tâm mới và một cái đầu tỉnh táo.

Toshikoshi-soba

Truyền thống ăn mì soba vào đêm giao thừa được cho là đã trở nên phổ biến từ thời Edo (1603-1868) ở Nhật Bản. Khi làm soba, bột sẽ được kéo dài và cắt thành sợi dài và mỏng, được cho là tượng trưng cho một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Điều thú vị là soba được cắt dễ dàng hơn so với các loại mì khác, nó cũng tượng trưng cho mong muốn cắt bỏ mọi điều xui xẻo của năm cũ để bắt đầu một năm mới tươi đẹp của người Nhật.

Kadomatsu

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 2

Bạn có thể đã nhìn thấy những cây thông, tre và mận trang trí trước cửa nhà và văn phòng của người Nhật trong những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới. Nó được gọi là kadomatsu, và trong khoảng thời gian từ ngay sau Giáng sinh cho đến ngày 7 tháng Giêng, người ta tin rằng, nó sẽ mang đến chỗ ở tạm thời cho thần Toshigami-sama để đảm bảo một vụ mùa bội thu và những lời chúc phúc từ tổ tiên đối với con cháu trong gia đình. Cây thông, cây trúc và cây mận đều tượng trưng cho sự trường thọ, thịnh vượng và bền chặt.

Kagami-mochi

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 3

Kagami-mochi, thường được dịch là bánh gạo gương, là một loại bánh gạo được dùng làm đồ trang trí. Gương ở Nhật Bản thường được sử dụng cho các nghi lễ quan trọng của Thần đạo. Vì những chiếc gương được cho là nơi các vị thần trú ngụ, những chiếc bánh mochi này có hình dạng giống như một chiếc gương tròn cổ xưa để cùng các vị thần chúc mừng năm mới.

Bên trên bánh gạo là một loại cam gọi là daidai, có nghĩa là “qua nhiều thế hệ”, thể hiện ước nguyện về sự thịnh vượng của con cháu qua nhiều thế hệ. Shimekazari hay vòng hoa năm mới được làm bằng dây, cành cây và dải giấy cũng là một hình ảnh phổ biến ở lối vào nhà và văn phòng.

Ngày đầu năm mới – Ganjitsu

Ganjitsu là một ngày khá bận rộn đối với các gia đình Nhật Bản. Sau khi ăn sáng bằng osechi ryori với tất cả người thân, họ sẽ đi thăm đền chùa và mua sắm các món hàng đặc biệt cho năm mới.

Osechi ryori

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 4

Osechi ryori bao gồm các món ăn truyền thống của Nhật Bản được ăn vào đầu năm mới. Chúng được bày biện trong một hộp bento 3 hoặc 4 lớp đẹp mắt đặt ở giữa bàn để cả gia đình hoặc bạn bè cùng ăn. Osechi có từ thời Heian (794-1185), và kể từ đó, mỗi món ăn trong osechi đều đại diện cho một điều ước cụ thể cho năm mới. Ví dụ, renkon (củ sen) tượng trưng cho hy vọng về một tương lai tốt đẹp và hạnh phúc mà không có chướng ngại vật phía trước, bởi vì bạn có thể nhìn thấy phía bên kia (tương lai) thông qua các lỗ (của củ sen) mà không có chướng ngại vật.

Iwai-bashi

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 5

Khi ăn osechi ryori, người Nhật dùng một loại đũa đặc biệt gọi là iwai-bashi. Thông thường, đũa sẽ mỏng dần về đầu mà bạn dùng để gắp thức ăn, trong khi với iwai-bashi, cả hai đầu đều nhọn. Điều này là do một bên sẽ được sử dụng bởi chính người ăn, và bên kia được cho là sử dụng bởi một vị thần.

Video đang HOT

Osechi ryori là thứ được dâng lên vị thần đầu tiên, sau đó thần cho phép người ăn dùng nó để được ban phước với một năm đầy thành quả sắp tới. Vì vậy, theo quan niệm của người Nhật Bản, việc dùng cả hai bên đũa để lấy một ít thức ăn từ đĩa dùng chung sẽ bị coi là thiếu tôn trọng đối với thần linh.

Otoso

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 6

Otoso đôi khi được dịch là chúc mừng năm mới, nhưng thực chất nó mang một ý nghĩa khác. Chữ cuối cùng “”311;” được cho là tên của một con quỷ thường quấy rối dân làng, và chữ ở giữa có nghĩa là “h.ạ s.át” hoặc “t.àn s.át”. Vì vậy, mục đích của việc uống otoso là để xua đuổi tà ma xung quanh và mong muốn một cuộc sống lâu dài không bệnh tật.

Khi uống otoso, các gia đình dùng chung 3 chiếc cốc đặc biệt. Thứ tự uống rượu thường bắt đầu từ người trẻ nhất và kết thúc với người lớn t.uổi nhất, mục đích là để người lớn t.uổi hấp thụ một số sinh khí từ những người trẻ t.uổi.

Otoshidama (Lì xì)

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 7

Otoshidama là điều mà tất cả t.rẻ e.m đều mong đợi. T.rẻ e.m nhận được bao lì xì với một số t.iền mặt từ cha mẹ, ông bà và họ hàng thân thiết của chúng, thường từ 5-6 người. Số t.iền trung bình trong mỗi bao lì xì là 5.000 yên, tăng dần khi t.rẻ e.m lớn lên.

Truyền thống bắt nguồn từ việc dâng bánh gạo gọi là kagami mochi cho Toshigami-sama, một vị thần năm nới. Những chiếc bánh gạo đó được cha mẹ tặng cho t.rẻ e.m, sau đó chúng được thay thế bằng đồ chơi và hiện nay là một món t.iền.

Hatsumode

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 8

Hatsumode là chuyến thăm đầu tiên của người Nhật Bản đến một ngôi đền trong những ngày đầu tiên của tháng Giêng, nơi cả gia đình cùng nhau cầu nguyện cho một năm may mắn. Một số ngôi đền tổ chức lễ hội với các gian hàng bán đồ ăn, omikuji (dải giấy vẽ hình bói toán) và bùa may mắn để cầu mong sự an toàn, thịnh vượng cho con cháu, kết quả thi tốt, tình yêu và sự giàu có.

Khi cầu nguyện, đầu tiên, người ta ném một số đồng xu vào chiếc hộp trước bàn thờ, rung chuông bằng dây thòng xuống từ nó, cúi đầu 2 lần, vỗ tay 2 lần trước ngực và cuối cùng, cúi đầu thêm một lần nữa.

Nengajo

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 9

Nengajo là một loại bưu thiếp đặc biệt mà người Nhật gửi cho bạn bè, người quen của họ như một hình thức chúc mừng cuối năm. Phong tục này khá giống với truyền thống gửi thiệp Giáng sinh ở các nước phương Tây. Chúng thường được gửi từ cuối nằm và được giao vào ngày 1/1 nhờ dịch vụ bưu điện.

Không chỉ dùng để gửi lời chúc, tất cả các bưu thiếp nengajo đều có ghi số x.ổ s.ố và khi được gửi đi, người sở hữu số trúng thưởng sẽ có thể nhận được nhiều g.iải t.hưởng khác nhau, bao gồm một số mặt hàng đắt t.iền như vé du lịch hay thiết bị điện tử.

Fukubukuro

Truyền thống đón năm mới ở Nhật Bản - Hình 10

Fukubukuro có nghĩa là một chiếc túi may mắn, là một truyền thống của Nhật Bản, nơi các cửa hàng lấp đầy túi với những hàng hóa còn sót lại ngẫu nhiên từ năm trước và bán chúng với giá rất rẻ. Truyền thống này được cho là bắt nguồn từ một câu tục ngữ của Nhật Bản là “Thức ăn thừa sẽ có lộc”.

Một số cửa hàng nổi tiếng có một hàng dài người xếp hàng trước khi họ mở cửa vào ngày đầu năm mới. Các mặt hàng thường được bán với mức giá chỉ bằng 50% giá ban đầu.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên

Được sống như một vị lãnh chúa thời trung cổ trong Lâu đài Ozu, tỉnh Ehime, Nhật Bản sẽ là một trải nghiệm khó quên với bất cứ du khách nào. Việc biến lâu đài cổ hơn 400 năm thành một khách sạn là một kỳ tích đáng kể. Nhưng thực chất, công việc này là một sứ mệnh hồi sinh một thị trấn nông thôn đang bị lãng quên.

Lâu đài Ozu ở thị trấn Ozu, tỉnh Ehime là lâu đài đầu tiên và duy nhất ở Nhật Bản cho phép du khách nghỉ qua đêm.

Được hình thành từ năm 1617, đây cũng là một trong số ít các lâu đài bằng gỗ còn sót lại ở Nhật Bản.

Vốn mệnh danh là "tiểu Kyoto" của Iyo (tên cổ của tỉnh Ehime), thị trấn Ozu được biết đến với dòng sông Hiji đẹp như tranh vẽ, kiến trúc lịch sử và Lâu đài Ozu cao bốn tầng trang nhã.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 1

Du khách có thể đến Ozu (Ga Iyo-Ozu) từ Matsuyama bằng xe buýt (khoảng một giờ lái xe) hoặc bằng nhiều chuyến tàu JR mất từ 40 phút đến 2 giờ. (Ảnh: CNN)

Từng là trung tâm chính trị trong thời đại Edo (1603-1868), thị trấn Ozu phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912) và Taisho (1912-1926) nhờ việc sản xuất và buôn bán mặt hàng sáp và lụa.

Nhưng vận may của Ozu, giống như nhiều thị trấn nông thôn khác ở Nhật Bản, đã suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 2

Dòng sông Hiji đẹp như tranh vẽ (Ảnh: CNN)

Kể từ những năm 1950, thị trấn đã chứng kiến sự sụt giảm dân số đáng kể, từ 79.000 cư dân năm 1955 xuống còn khoảng 42.000 người vào năm 2020.

Ông Diego Cosa Fernandez, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa của Kita Management, thuộc Sở Du lịch và Quy hoạch thành phố, nói rằng, việc sụt giảm dân số đã dẫn tới việc đóng cửa các doanh nghiệp và bỏ lại các căn nhà, nhiều người trẻ rời bỏ thị trấn để tìm triển vọng tốt hơn.

Trong hoàn cảnh khó khăn này, nhiều chủ nhà đã quyết định phá bỏ ngôi nhà cũ của họ do nhận thấy không có giá trị kinh tế.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 3

Thị trấn Ozu được hồi sinh (Ảnh: CNN)

Chia sẻ với CNN, ông Fernandez nói rằng, trong hầu hết các trường hợp, những ngôi nhà cũ trở thành bãi đất trống hoặc được sử dụng làm bãi đậu xe. "Người dân địa phương có cảm giác rằng xu hướng này không nên diễn ra nữa. Phải làm gì đó."

Phục dựng lâu đài cổ

Kita Management đã trở thành một phần của giải pháp.

Tổ chức này đang nỗ lực bảo tồn những ngôi nhà cổ "đang bị biến mất ở mức báo động". Nhóm hoạt động của Kita Management sẽ tái tạo những ngôi nhà cổ một cách bền vững và tôn trọng cộng đồng.

Luật Bảo vệ Tài sản Văn hóa của Nhật Bản có những quy định hạn chế nghiêm ngặt đối với việc thay đổi các công trình di sản hữu hình, bao gồm nhiều lâu đài của đất nước.

Sau khi phá dỡ cấu trúc ban đầu của Lâu đài Ozu vào năm 1888, thị trấn quyết định xây dựng lại biểu tượng của họ vào những năm 1990 từ đống đổ nát, với việc sử dụng gỗ thay vì bê tông.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 4

Phòng ngủ đậm chất trải nghiệm thời trung cổ (Ảnh: CNN)

Ông Fernandez nói: "Việc xây dựng bằng gỗ đắt gấp nhiều lần và luật xây dựng thời hậu chiến không cho phép các công trình bằng gỗ cao hơn 13m. Nhưng Lâu đài Ozu cao 19m".

Sau nhiều năm vận động các bộ ngành nhà nước, Lâu đài Ozu cuối cùng đã nhận được sự đồng ý để xây dựng lại bằng gỗ và việc tái thiết đã hoàn thành vào năm 2004.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 5

Lâu đài Ozu đã mở cửa đón khách nghỉ dưỡng vào tháng 7. Du khách có cơ hội thưởng ngoạn tòa lâu đài một cách riêng tư kể từ 17 giờ 30 phút hàng ngày. Trước giờ này, lâu đài đón tất cả khách công cộng thăm quan.

Trong năm đầu tiên, chỉ có 30 khách sẽ được phép lưu trú, với mỗi đợt có tối đa sáu khách.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 6

Mức phí ở Lâu đài Ozu là một triệu yên (hoặc 9.469 USD) một đêm cho hai khách và 100.000 yên (hoặc 946 USD) cho mỗi khách thêm.

Vì lâu đài không có cửa hàng, nhà vệ sinh hay máy lạnh, một phòng tắm sang trọng và một sảnh đón khách riêng đã được xây dựng ở một góc khuất của khu phức hợp dành cho khách lưu trú.

Trải nghiệm không gian trung cổ

Khi đến nơi, du khách có thể chọn mặc kimono truyền thống hoặc trang phục chiến binh thời trung cổ, được chào đón bằng không gian dân gian của âm thanh của kèn vỏ sò, cờ phướn...

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 7

Du khách có thể mặc trang phục chiến binh (Ảnh: CNN)

Sau đó, du khách sẽ được xem kagura địa phương. Múa karuga là biểu diễn múa truyền thống được công nhận là tài sản văn hóa dân gian phi vật thể quan trọng của Nhật Bản.

Đến bữa tối, du khách sẽ được phục vụ tại một trong bốn tháp pháo trong khuôn viên lâu đài, sau đó là buổi ngắm trăng, uống rượu sake và ngâm thơ.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 8

Những món ăn truyền thống được phục vụ trong khách sạn Lâu đài Ozu (Ảnh: CNN)

Các tháp pháo này vẫn được giữa nguyên bản, tồn tại trong bốn thế kỷ qua.

Sau khi nghỉ đêm tại khu phức hợp, du khách dùng bữa sáng tại Garyu Sanso, một biệt thự lịch sử bên vách đá có quán trà nhìn ra sông Hiji.

Hồi sinh thị trấn cổ

Nhưng khách sạn Lâu đài Ozu không phải là lựa chọn chỗ ở mới duy nhất trong thị trấn Ozu. Toàn bộ dự án Thị trấn khách sạn lâu đài Ozu Nipponia bao gồm nhiều địa điểm chung quanh thị trấn Ozu.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 9

Thị trấn Ozu về đêm (Ảnh: CNN)

Có thêm 11 phòng khách sạn nằm rải rác trong ba ngôi nhà đã được trùng tu khắp thị trấn.

Lấy cảm hứng từ tên của ba vị lãnh chúa Ozu cổ đại, những ngôi nhà có tên gọi lần lượt là SADA, OKI và TSUNE, đều mang một câu chuyện ngược về quá khứ thú vị.

SADA vốn từng là sở hữu của một bác sĩ vào đầu thế kỷ 20 và có thể đã được sử dụng như một phòng khám. Hiện SADA đóng vai trò là quầy lễ tân của khu phức hợp khách sạn và có nhà hàng mở cửa cho cả du khách của khách sạn và công chúng.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 10

TSUNE đã từng là một nhà hàng 400 năm t.uổi và bị bỏ hoang vào đầu những năm 1980. TSUNE hiện có hai phòng nghỉ, một phòng tiệc và sự kiện.

Trong khi đó, OKI được đ.ánh giá là viên ngọc quý trong số những ngôi nhà cổ.

OKI từng thuộc về ông Murakami, một nhà công nghiệp rất giàu có, người đã thành công trong công nghiệp sản xuất sáp Nhật Bản. OKI là dinh thự chính nên chủ nhà đã dành nhiều công sức để thể hiện vị thế của mình qua việc xây dựng công trình này. Đây cũng là một trong những dinh thự lâu đời nhất vẫn còn tồn tại ở Ozu.

Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên - Hình 11

Kỳ nghỉ tại một trong những ngôi nhà của thị trấn lâu đài Ozu có giá khởi điểm từ 17.000 yên (160 USD) mỗi đêm.

Trong khi giai đoạn đầu chỉ tập trung vào các phòng khách sạn, các hạng mục bổ sung sẽ được xây dựng trong giai đoạn hai, bao gồm cả một nhà máy bia nhỏ.

Ông Fernandez cho hay, mục tiêu của KITA Managament là trùng tu những ngôi nhà cổ đã xuống cấp và sử dụng lại hợp lý những căn nhà này trong 15 năm. Sau 15 năm, KITA sẽ trả những căn nhà này cho chủ sở hữu ban đầu. Mục tiêu cao nhất của chương trình KITA Managament là tạo ra một thành phố trung tâm tiện nghi đáng sống hơn để thu hút các gia đình trẻ tới sinh sống và làm việc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bỏ túi từ A-Z kinh nghiệm du lịch thác Dambri
11:10:36 04/07/2024
Điểm tên thiên đường nghỉ dưỡng được du khách đặc biệt yêu thích tại biển Cửa Lò
22:21:13 04/07/2024
Quyến rũ vịnh Xuân Đài, Phú Yên
09:56:44 04/07/2024
Sững sờ trước vẻ đẹp của non nước Tràng An (Ninh Bình)
09:38:54 04/07/2024
Khám phá vẻ đẹp núi Chân Tiên (Bà Rịa Vũng Tàu)
14:14:15 03/07/2024
Những kiệt tác kỳ lạ ở ghềnh Đá Đĩa (Phú Yên)
08:33:55 04/07/2024
Ma Thiên lãnh (Tây Ninh) - Một cao nguyên thơ mộng giữa đồng bằng
14:58:30 03/07/2024
Quảng Ngãi: Ngỡ ngàng vẻ đẹp hoang sơ ở Bùi Hui
10:52:16 03/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
Sắc vóc n.óng b.ỏng của diễn viên Nam Thư ở t.uổi 37
23:09:08 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
19:38:54 04/07/2024
'Vẫn chưa liên lạc được với vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp'
22:06:19 04/07/2024
NSƯT Vũ Luân có động thái gay gắt để bảo vệ danh dự giữa ồn ào xích mích với con gái cố nghệ sĩ Vũ Linh
22:27:22 04/07/2024
Người đàn ông của Lưu Diệc Phi gây sốt vì đẹp như tài tử, bên nhau gần thập kỉ
21:31:05 04/07/2024

Tin mới nhất

Khám phá trọn vẹn thành phố Kuching, Malaysia thông qua những địa điểm

22:37:32 04/07/2024
Kuching, thủ phủ của Sarawak ở Malaysia, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú. Thành phố này là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá những nét đặc sắc của văn hóa Borneo.

Hòa vào không khí lễ hội Hemis ở Ladakh, Ấn Độ

22:33:45 04/07/2024
Hemis là một trong những lễ hội văn hóa nổi tiếng ở miền Bắc Ấn Độ. Lễ hội được tổ chức hằng năm tại tu viện Hemis, nằm trong công viên quốc gia Hemis ở Ladakh, thuộc bang Jammu và Kashmir.

Huyền bí hang Lạng, Phú Thọ

22:32:45 04/07/2024
Xuân Sơn (thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) là một địa điểm có nhiều tiềm năng du lịch của đất Tổ Phú Thọ. Đến với Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm lòng người.

Tham quan hang Đầu Gỗ, Quảng Ninh

22:30:45 04/07/2024
Nằm trong quần thể khu du lịch của Vịnh Hạ Long, hang Đầu Gỗ là điểm đến tham quan được nhiều khách du lịch tìm đến. Theo truyền thuyết kể lại, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược

Du khách đổ đến 'xứ sở tuyết' Bắc Âu để tránh nhiệt độ cao mùa hè

22:30:33 04/07/2024
Các quốc gia Bắc Âu như Na Uy và Thụy Điển hiện đang quảng bá Coolcation (từ ghép tiếng Anh của mát mẻ và địa điểm) để thu hút du khách đến với vùng khí hậu ôn hòa của họ.

Thác Prenn (Lâm Đồng) - Điểm đến hấp dẫn du khách

22:28:28 04/07/2024
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km, cạnh quốc lộ 20 - dưới chân đèo Prenn, ngay cửa ngõ vào thành phố hoa - Đà Lạt. Đây là một trong những thác nước đẹp và quyến rũ bậc nhất Nam Tây Nguyên.

Suối Sừng Trâu - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Ninh Thuận

22:26:24 04/07/2024
Nằm cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 40 km về hướng Tây Bắc, rừng núi quanh suối Sừng Trâu còn giữ được nét nguyên sinh, quanh năm rợp bóng cây xanh.

Ngắm động Từ Thức hoang sơ, kỳ vĩ

22:25:13 04/07/2024
Động Từ Thức nằm ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), là hang động hoang sơ, kỳ vĩ gắn với câu chuyện ly kỳ của chàng Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương.

Đảo ngọc Phú Quốc, điểm đến của Kiên Giang

22:23:44 04/07/2024
Tại đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang), hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, đang diễn ra Hội chợ triển lãm thương mại du lịch Biển đảo Phú Quốc 2009, quy tụ 150 gian hàng của 78 doanh nghiệp trên cả nước.

Bà Rá (Bình Phước) cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp huyền bí

22:21:36 04/07/2024
Ở độ cao gần 750m so với mực nước biển, núi Bà Rá (thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long, Bình Phước) cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp huyền bí và lạ lùng.

Khám phá động Nhị Thanh (Lạng Sơn) - Tuyệt tác của tạo hóa

22:19:16 04/07/2024
Động Nhị Thanh nằm giữa TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn là một trong những nơi mà du khách không nên bỏ qua nếu có chuyến đi về tỉnh này.

Hồ Kẻ Gỗ - điểm đến hấp dẫn giải nhiệt mùa Hè

22:17:28 04/07/2024
Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh không chỉ cung cấp nước chính phục vụ cho đời sống của người dân mà còn là nơi thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao HLV Martinez không dám cho Ronaldo ngồi dự bị?

Sao thể thao

23:34:54 04/07/2024
Sức ép đang đè nặng lên HLV Roberto Martinez sau màn trình diễn mờ nhạt của siêu sao Bồ Đào Nha khiến người ta đặt câu hỏi ông có dám cho Ronaldo ngồi dự bị hay không.

Nóng nhất lúc này: Một nữ diễn viên bị tố cặp kè người đàn ông có vợ vừa sinh con 6 tháng

Sao việt

23:26:14 04/07/2024
Người tố cáo nói rằng, nữ diễn viên đã thuê homestay, sau đó qua lại với người đàn ông trong lúc vợ người này vừa sinh con 6 tháng.

Món bánh ăn vặt nổi tiếng ở Phan Thiết: 6 địa chỉ chất lượng lúc nào cũng đông nghịt khách

Ẩm thực

23:20:03 04/07/2024
Phan Thiết không phải là nơi duy nhất có món bánh căn, nhưng lại là dơi duy nhất gây ấn tượng với cách chế biến và sự phối hợp các hương vị vô cùng độc đáo.

Trạm cứu hộ trái tim: Tiếc cho 'nữ thần VFC' Hồng Diễm

Hậu trường phim

23:13:06 04/07/2024
Nhiều người thấy tiếc cho Hồng Diễm vì trong sự nghiệp chói sáng của nữ diễn viên, Ngân Hà trong Trạm cứu hộ trái tim có lẽ là một thất bại của cô.

Shuhua (G)I-DLE gây thất vọng với nhan sắc thật

Sao châu á

22:52:05 04/07/2024
Em út nhóm (G)I-DLE gây thất vọng với gương mặt kém thon gọn, đường nét mờ nhạt, điều duy nhất trở thành ưu điểm của cô là làn da trắng.

Diễn viên Diệu Nhi mang kinh nghiệm yêu gần chục năm lên show hẹn hò

Tv show

22:49:09 04/07/2024
Diệu Nhi cho biết cô đã phải vận dụng những kinh nghiệm yêu đương của mình để có thể ngồi vị trí ban bình luận trong show hẹn hò Đảo thiên đường .

Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen

Thế giới

22:27:35 04/07/2024
Thiết bị không người lái trên biển (USV) được hải quân Ukraine phát triển trong cuộc chiến với Nga là một phần của cuộc cách mạng trong chiến tranh hiện đại.

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

Tin nổi bật

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Thác Cha Pơr Tiềm năng du lịch sinh thái của Ninh Thuận

22:17:26 04/07/2024
Mặc dù có khí hậu khô hạn nhất ở Việt Nam, nhưng Ninh Thuận vẫn có những tiềm năng lớn về du lịch sinh thái với nét rất độc đáo của vùng bán hoang mạc.

Cùng MyTV thưởng thức phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 - Em đẹp hơn cả ánh sao

Phim châu á

22:16:01 04/07/2024
Em đẹp hơn cả ánh sao được đ.ánh giá là bộ phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 cũng là bộ phim đang có độ hot lớn nhất vào thời điểm hiện tại.