Truyền thông Anh: Vì sao Việt Nam không còn cần đến giãn cách xã hội?
Hãng tin truyền hình ITV News của Anh hôm 4/5 nhận định giãn cách xã hội (cách ly xã hội) không còn cần thiết ở Việt Nam nhờ việc lần dấu người tiếp xúc ca nhiễm Covid-19 được thực hiện nghiêm ngặt.
Dưới đây là nội dung bài viết của ITV News.
Khi các nước khác trong khu vực đang tranh luận về các biện pháp phong tỏa, Việt Nam đã đóng cửa biên giới và đưa ra một hệ thống lần dấu và tìm kiếm người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Các trường học và tổ chức giáo dục khác đồng loạt đóng cửa vào đầu tháng 2 khi các ca lây nhiễm đầu tiên được phát hiện tại quốc gia Đông Nam Á này.
Các đường phố nhộn nhịp và khu chợ đông đúc ở Việt Nam sẽ là điều kiện để dịch Covid-19 lây lan nhanh. Với điều kiện còn hạn chế của một quốc gia đang phát triển, chính phủ Việt Nam phải tìm ra được một chiến lược phù hợp để đối phó với đại dịch tiềm ẩn.
Sau đại dịch SARS năm 2002-2003, Việt Nam đã đầu tư vào các biện pháp bảo vệ người dân và luôn sẵn sàng cho một tình trạng khẩn cấp y tế.
Ban đầu, việc lần dấu người tiếp xúc với ca nhiễm Covid-19 được thực hiện bởi các nhóm theo dõi cộng đồng nhưng một ứng dụng ( Bluezone) đã kịp thời được phát triển để hỗ trợ việc lần dấu, không chỉ những người tiếp xúc gần mà còn cả những người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2, F3, F4, F5).
Ông Trần Hải, giám đốc điều hành của Bkav Electronics, cho biết: “Càng nhiều người sử dụng, ứng dụng này sẽ càng hiệu quả. Nó hoạt động như một hệ miễn dịch cộng đồng được hỗ trợ bởi công nghệ. Điều đó có nghĩa rằng khi ứng dụng được phổ biến trong cộng đồng (khoảng 60% dân số cài đặt và sử dụng), nó sẽ giúp bảo vệ mọi người vì tất cả mối liên hệ sẽ được sao lưu vào dữ liệu cộng đồng”.
Video đang HOT
Người dân Việt Nam tin tưởng vào cách đối phó dịch Covid-19 của chính phủ. Ảnh: Vietnam Insider
Người dân Việt Nam cũng bày tỏ sự tin tưởng vào cách đối phó dịch Covid-19 của chính phủ. Một người dân địa phương cho biết: “Tôi nghĩ nếu chúng tôi xem nhẹ việc đối phó Covid-19, dịch bệnh này sẽ tái bùng phát. Nhưng ở đất nước chúng tôi, chính phủ có các biện pháp hiệu quả để ngăn dịch, không để nó quay trở lại”.
Với việc không có ca nhiễm nội địa mới trong 3 tuần qua và không có ca tử vong vì Covid-19 từ đầu dịch đến nay, sự chuẩn bị và cách đối phó của Việt Nam với dịch bệnh dường như đã phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam không tỏ ra chủ quan vì những thành công “ban đầu”. Một số biện pháp phòng ngừa vẫn được duy trì vì “dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát”. Các trường học dù đã được mở cửa trở lại nhưng vẫn yêu cầu toàn bộ học sinh, cán bộ, giáo viên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và kiểm tra thân nhiệt.
Học sinh Việt Nam được đo thân nhiệt khi tới trường. Ảnh: AP
Chính phủ Anh và bộ phận kỹ thuật số của Cơ quan Y tế Anh đang trong quá trình phát triển một ứng dụng tương tự như Việt Nam, giúp người dùng biết họ gần đây có tiếp xúc gần với một người có thể bị nhiễm Covid-19 hay không.
Bản dùng thử của ứng dụng sẽ được sử dụng từ ngày 5/5, theo Bộ trưởng Y tế Anh, Matt Hancock. Nếu hiệu quả, nó sẽ được triển khai trên toàn quốc. Theo ông Hancock, ít nhất một nửa dân số Anh phải cài đặt và sử dụng ứng dụng nếu nó hiệu quả.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đám cưới online - Giải pháp trong thời kỳ dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều cặp đôi trên thế giới đã linh hoạt tìm cách tổ chức lễ thành hôn bằng hình thức trực tuyến (online).
Đám cưới được coi là một trong những lễ nghi trọng đại nhất đời người, đây là dịp để mọi người đến chung vui và gửi những lời chúc phúc tới cô dâu, chú rể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều cặp đôi trên thế giới đã linh hoạt tìm cách tổ chức lễ thành hôn bằng hình thức trực tuyến mà có lẽ chính họ cũng không ngờ "kịch bản" này sẽ xảy ra.
Đám cưới thời Covid-19. Ảnh: AFP.
Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cũng giống như các nước trên thế giới, Nga thực hiện giãn cách xã hội, yêu cầu người dân không tụ tập đông người. Do đó, các đám cưới kiểu truyền thống bắt buộc phải hủy bỏ. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các đám cưới không thể diễn ra theo đúng kế hoạch, cặp đôi Baranovskaya và Tyun vẫn quyết định đăng ký kết hôn và mở một bữa tiệc nhỏ thông qua... ứng dụng trực tuyến Zoom.
Chú rể Tyun cho biết, hóa ra cách kết hôn này lại cực kỳ tiết kiệm. Cặp đôi này không phải mua sắm vật dụng, đặt nhà hàng... tổng chi phí cho toàn bộ hôn lễ chỉ mất khoảng 650 ruble (gần 9 USD). Điều đặc biệt ở đám cưới này là có nhiều khách mời tham dự bữa tiệc không cần cầu kỳ trong trang phục và trang điểm. Tuy nhiên, cô dâu và chú rể vẫn cảm thấy vui vẻ, ấm áp và mang nhiều ý nghĩa hơn một đám cưới truyền thống.
Cô dâu Baranovskaya cho biết: "Bạn bè, người thân và những người biết chúng tôi tổ chức đám cưới trực tuyến đều bày tỏ sự thú vị. Về cơ bản, chúng tôi chỉ cần mặc đồ cưới và phát trực tuyến. Trong suốt cả ngày, chúng tôi đã nhận được nhiều lời chúc mừng."
Việc tổ chức đám cưới trực tuyến cũng không phải là trường hợp duy nhất tại Nga, một cặp đôi đến từ Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc hôm qua cũng đã tổ chức đám cưới trực tuyến. Cũng giống như những đám cưới trực tuyến khác, lễ thành hôn của chú rể Mã Gia Luân và cô dâu Trương Dịch Đồng vẫn diễn ra suốt hàng giờ với nhiều nghi thức theo phong tục. Trong suốt quá trình tổ chức đám cưới, cô dâu và chú rể đều mặc trang phục truyền thống, cùng khoe giấy chứng nhận kết hôn, trao nhẫn cưới, cúi chào quan khách và giao lưu với người xem.
Chia sẻ về đám cưới của mình, chú rể Mã Gia Luân cho biết: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi có một chút hối tiếc vì có một sự khác biệt giữa việc tổ chức đám cưới trực tuyến với việc tổ chức đám cưới trực tiếp. Nhưng thông qua đám cưới trực tuyến này, chúng tôi có thể chia sẻ niềm hạnh phúc của mình với cả những người mà chúng tôi không quen biết. Tôi nghĩ, điều đó rất có ý nghĩa."
Ngoài hình thức tổ chức hôn lễ trực tuyến, nhiều cặp đôi khác trên thế giới cũng buộc phải thích ứng với những cách có một không hai để lễ cưới diễn ra đúng dự định trong mùa dịch.
Cũng giống với nhiều người khác, cặp đôi Amy Simonson và Dan Stuglik đến từ Michigan (Mỹ), không thể tiến hành tổ chức tiệc cưới do dịch Covid-19 xâm lăng. Trong cái rủi có cái may, họ được một công ty đóng gói hàng hóa tặng cho 100 tấm bìa cứng cắt hình người tỉ mỉ, tượng trưng cho các vị khách đến tham dự buổi tiệc cưới chung vui với 2 người. Thế là buổi lễ trong nhà thờ tưởng vắng lặng giờ được 100 khách mời đặc biệt chứng kiến. Theo chú rể Stuglik, anh chỉ muốn một điều ngạc nhiên để vợ mình không tủi thân khi bước vào lễ đường vắng ngắt. Chú rể cho biết, anh rất trân trọng nhà tài trợ giúp anh và vợ có ngày cưới khó quên này.
Việc đại dịch Covid-19 làm nhiều hoạt động đình trệ, khiến nhiều sự kiện phải tổ chức trực tuyến, để thích ứng với hoàn cảnh, Singapore là quốc gia đầu tiên chính thức đưa vào luật việc tổ chức đám cưới trực tuyến. Theo một luật mới được chính phủ Singapore vừa thông qua, kể từ giữa tháng 5, các cặp vợ chồng sẽ không cần tới cơ quan đăng ký kết hôn hay các linh mục để hoàn thành các thủ tục hôn nhân. Theo chính quyền Singapore, những cặp đôi không muốn cưới từ xa có thể tổ chức một buổi tiệc long trọng hơn sau khi kết thúc lệnh phong tỏa./.
Dân Ấn Độ đổ xô đến quán rượu, bỏ mặc các quy tắc giãn cách xã hội Người Ấn Độ ùn ùn kéo đến các cửa hàng rượu vừa được cho phép mở trở lại. Video: Dân Ấn Độ đổ xô đến quán rượu, bỏ mặc các quy tắc giãn cách xã hội Các cửa hàng rượu đóng cửa từ 25/3, vừa được phép mở lại vào hôm 4/5 trên khắp Ấn Độ. Đây là một phần trong kế hoạch...