Truyền máu song thai không cần phải ra nước ngoài
Hy vọng giữ lại song thai khi mắc hội chứng truyền máu song thai không còn là xa vời đối với những bà mẹ ở khu vực phía Nam.
Như bao người mẹ khác, khi lập gia đình, chị NTTL (SN 1982) cũng mong muốn có một mái ấm rộn tiếng cười trẻ thơ. Tuy nhiên, bất hạnh liên tiếp ập xuống khi một lần chị bị sảy thai, sau đó chị mang thai nhưng đứa con chào đời với hội chứng chậm phát triển trí tuệ (Down).
Giữ lại được cả hai con
Thời gian sau, chị L. mang song thai và dự sinh vào cuối tháng 12-2019. Tuy nhiên, khi thai được 19-20 tuần, bác sĩ ở Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP.HCM) cho biết song thai một nhau hai ối có hội chứng truyền máu song thai và thai chậm tăng trưởng chọn lọc khiến chị vô cùng lo lắng không giữ được con. Đây là một biến chứng thường gặp ở song thai có chung một nhau.
Nhận thấy nếu can thiệp trễ, hai bé song sinh đều nguy hiểm tính mạng, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định thực hiện kỹ thuật nội soi can thiệp ngay trong bào thai. Theo đó, các bác sĩ đã khéo léo đưa dụng cụ vào tận trong buồng ối của sản phụ để đốt, làm tắc nhánh thông nối mạch máu trong bánh nhau bằng laser khi tuổi thai được 20-21 tuần. Sau can thiệp, hai bé tiếp tục phát triển. Đến khi thai được 35-36 tuần, người mẹ chuyển dạ và được mổ lấy thai. Hai bé gái chào đời khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc của gia đình.
Sản phụ L. mang song thai có hội chứng nguy hiểm truyền máu song thai là một trong 12 trường hợp được can thiệp đốt laser thông nối mạch máu tại BV Từ Dũ (TP.HCM) từ đầu năm 2019 cho đến nay.
BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc BV Từ Dũ, giải thích song thai là thai kỳ khá đặc biệt, chiếm 1%-2% thai kỳ. Đối với song thai hai nhau hai ối, hai trứng thụ tinh khác nhau nên thường phát triển theo bánh nhau và phôi riêng bình thường. Tuy nhiên, song thai cùng trứng mà có chung bánh nhau có thể gặp biến chứng 25%-30%. Trong đó, song thai một nhau một ối, không có màng ngăn ở giữa còn dễ khiến dây rốn thắt nút gây siết cổ, tử vong.
Video đang HOT
Hội chứng truyền máu trong song thai sẽ làm cho một thai chậm tăng trưởng hoặc có tình trạng bơm máu đảo ngược, một thai bơm máu khiến thai kia phù lên, còn thai bơm máu sẽ teo lại, cuối cùng cả hai cùng chết.
BS Mỹ Nhi lưu ý các sản phụ trên siêu âm có hai túi thai trong lòng tử cung phải đến cơ sở y tế có đủ điều kiện để khẳng định tình trạng song thai ở tuần thứ bảy và tuần thứ 12, để đến 18 tuần và 20 tuần sẽ rất khó phân biệt. Ở tuần 14-16, song thai đã có thể xuất hiện hội chứng truyền máu trong song thai. Nếu sau 26 tuần, cơ hội can thiệp không còn.
Một ca mổ lấy thai tại BV Từ Dũ. Ảnh: BVCC
Bệnh viện mất nhiều năm chuẩn bị
“Nhiều bà mẹ đi can thiệp hội chứng truyền máu song thai ở nước ngoài nhưng không cứu được con. Họ thẫn thờ về nhà chỉ để vào BV và chờ sinh những đứa con đã chết trong bụng ra rất oan nghiệt” – BS Mỹ Nhi kể từng chứng kiến nhiều trường hợp mẹ mất con đau lòng.
BS Mỹ Nhi chia sẻ BV từng nhận nhiều cuộc gọi nhờ can thiệp từ các cơ sở y tế ở miền Tây cho đến ở miền Trung như Đà Nẵng nhưng đành từ chối vì BV chưa đủ điều kiện thực hiện. Do đó, gia đình khó khăn đành để mất con, còn người có điều kiện thì chưa chắc ra nước ngoài đã giữ được con do thời gian di chuyển, thủ tục hành chính…
Theo BS Mỹ Nhi, kỹ thuật phẫu thuật nội soi can thiệp bằng cách đốt laser các mạch máu thông nối từ trong bào thai để giải quyết hội chứng truyền máu song thai đã được áp dụng ở các quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Singapore… Tại Việt Nam, khu vực phía Bắc mới bắt đầu thực hiện và tại BV Từ Dũ, kỹ thuật này mới được áp dụng từ năm 2019. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật của GS người Pháp Yves Ville, BV đã dày công chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị từ năm 2014.
Theo BS Mỹ Nhi, đây là kỹ thuật khó vì phải can thiệp trên bào thai thông qua ổ bụng người mẹ chứ không đơn giản cho ống soi vào mổ xẻ như u nang. “Đây là can thiệp vô tận trong buồng ối bằng dụng cụ sắc bén đâm xuyên qua lòng tử cung, vì vậy có thể gây biến chứng viêm màng ối do rò nước ối hoặc xuất huyết tử cung sau khi can thiệp” – BS Mỹ Nhi phân tích. Theo BS Mỹ Nhi, do chưa được bảo hiểm y tế chi trả, một ca đốt laser thông nối mạch máu mất khoảng 30 triệu đồng, góp phần giảm chi phí đáng kể cho các gia đình sản phụ so với việc phải ra nước ngoài mà không được can thiệp kịp thời.
Hiện tại, ngoài đốt laser thông nối mạch máu, BV cũng thực hiện được 60 ca kẹp tắc dây rốn hy sinh thai chậm tăng trưởng trong tử cung để can thiệp hội chứng truyền máu song thai.
Ngoài ra, thời gian qua BV thực hiện 15 ca can thiệp khó như dẫn lưu nước tiểu và dịch từ màng phổi đổ vào buồng ối cho đơn thai có bàng quang khổng lồ chứa đầy nước tiểu hoặc thai bị tràn dịch màng phổi, truyền máu cho bào thai khi bé có hội chứng bệnh lý gây thiếu máu nặng.
Đặt nội khí quản cho trẻ sơ sinh chỉ vừa lọt lòng mẹ nửa người
Năm 2019, BV Từ Dũ đã phối hợp với BV Nhi đồng 1 đặt nội khí quản cho một bé sơ sinh khi chưa ra khỏi bụng mẹ hoàn toàn do có bướu lớn ở vùng hầu họng làm cho đường thở bị tắc hoàn toàn. Khi ở trong bào thai, bé chưa cần thở, tuy nhiên đưa ra ngoài, với đường thở tắc, bé sẽ nhanh chóng suy hô hấp. Do đó, khi vừa mổ đưa bé ra môi trường bên ngoài, bụng vẫn còn ở trong, êkíp sản-nhi phải phối hợp để khai thông đường thở cho bé bằng cách mở khí quản ra da cho bé, chờ mổ lấy khối bướu sau đó. Từ năm 2019 đến nay, có bốn bé mắc dị tật này đã được các BV cứu sống.
Phối hợp sản-nhi cứu nhiều bé sơ sinh
Theo BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc BV Từ Dũ, thời gian qua BV đã phối hợp với các BV như Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP phát hiện những trường hợp mắc bệnh bẩm sinh để phối hợp cứu sống kịp thời như: đặt máy tạo nhịp cho bé sơ sinh có block nhĩ thất ngay tại phòng mổ; đặt máy thở đưa bé bị thoát vị hoành (ruột gan đi lên phổi) vừa chào đời về trung tâm đủ điều kiện để phẫu thuật đóng vòm hoành lại.
Cứu bé sinh non bị hoại tử dạ dày
Bé sinh non cân nặng 1.300 g, suy hô hấp nặng, mắc bệnh hoại tử dạ dày hiếm gặp, được điều trị thành công.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức sơ sinh, bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, cho biết bé sơ sinh còn bị bệnh tim bẩm sinh. Bệnh nhi được phẫu thuật cấp cứu do hoại tử mất 2/3 dạ dày, khâu tạo hình lại nội tạng. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ phải đặt nội khí quản, thở máy, truyền 15 bịch máu.
Trong suốt hai tháng, bệnh nhi được nuôi bằng tĩnh mạch hoàn toàn, xử lý tình trạng nhiễm khuẩn huyết, thiếu máu, viêm ruột sau mổ, sử dụng kháng sinh mạnh và các loại thuốc chuyên biệt nhằm tăng sức đề kháng.
Hiện tại, bé cân nặng 2.500 g, sức khỏe ổn định, bú tốt, dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.
Bé sinh non tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An hiện sức khỏe ổn định. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh, Khoa Hồi sức sơ sinh, cho biết đây là một trường hợp bệnh lý hoại tử dạ dày hiếm gặp. Trong chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng, các bà mẹ cần chú ý phát hiện ngay những dấu hiện bất thường của trẻ như bú kém, bỏ bú, nôn trớ, chướng bụng, không đi tiêu phân su, sốt hoặc hạ nhiệt độ. Người chăm sóc phải báo cho các bác sĩ khám và phát hiện bệnh kịp thời. Không để trẻ bước sang giai đoạn muộn tím tái, li bì, sốt cao, thở nhanh nông, bụng trướng căng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với các bà mẹ mang thai, cần khám thai đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa, chăm sóc tốt quá trình thai nghén không để xảy ra sinh non.
Bác sĩ Anh giải thích chuyện gì xảy ra trong phòng chăm sóc tích cực và nhắc nhở về thứ 'quyền năng' hơn để cứu bệnh nhân Covid-19 Rất nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 với tình trạng nặng đã được chuyển vào đơn vị chăm sóc tích cực (ICU). Ngay cả Thủ tướng Anh sau khi nhiễm virus cũng từng nằm ở căn phòng đặc biệt này trong hơn 2 ngày. Nhưng liệu bạn có thắc mắc điều gì thật sự diễn ra bên trong? Bác sĩ Matt Morgan là chuyên...