“Truyện Kiều” không thể là di sản văn hóa phi vật thể
Đó là khẳng định của Bộ VH,TT&DL sau khi Hội Kiều học gửi công văn tới Bộ về việc đề nghị UNESCO công nhận Truyện Kiều là di sản văn hoá thế giới.
Truyện Kiều của Nguyễn Du
Thông tin từ Bộ VH,TT&DL cho biết, Truyện Kiều là một tác phẩm thi ca kiệt xuất của Việt Nam, nhưng theo định nghĩa của UNESCO về di sản văn hoá phi vật thể thì đây không phải là đối tượng xem xét theo Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể. Ở thời điểm hiện nay, UNESCO chưa từng xem xét, ghi danh dưới hình thức danh hiệu của Công ước 2003 đối với bất cứ tác phẩm văn học nào.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ VH,TT&DL ủng hộ phối hợp các cơ quan liên quan trong việc đề nghị UNESCO công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới vào năm 2016. Trong thời gian tới, việc phục nguyên văn bản Truyện Kiều có thể sẽ được khởi động.
Theo xahoi
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập 5 kỷ lục về Truyện Kiều
Nhân dịp kỷ niệm 247 năm ngày sinh Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, Bộ VHTT-DL sẽ trao cho Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du Bằng di tích quốc gia đặc biệt. Nhân dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng sẽ trao bằng xác lập 5 kỷ lục của Truyện Kiều.
Thông tin trên được Tiến sỹ Võ Hồng Hải - Giám đốc Sở VHTT-DL Hà Tĩnh trao đổi với phóng viên Dân trí sáng 12/11.
Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du tại thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh)
Theo ông Hải, nhân dịp kỷ niệm 247 năm ngày sinh Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1766-2012), dự kiến ngày 15/12 tới đây tại thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) Bộ VHTT-DL phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức trao Bằng Di tích quốc gia đặc biệt cho Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Theo ông Hải, đây là khu lưu niệm đầu tiên tại Hà Tĩnh nhân được Bộ VHTT-DL công nhân bằng di tích đặc biệt.
Cũng thông tin từ ông Hải, nhân dịp này Tổ chức Kỷ lục Việt Nam sẽ trao tặng Bằng công nhận xác lập 5 kỷ lục Việt Nam về Truyện Kiều. 5 kỷ lục trên bao gồm: Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất chắp nhặt những câu thơ ở chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượng Tập Kiều, thu hút thi sĩ văn nhân nhiều thế hệ tham gia từ thời vua Tự Đức (1847) đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông... với hàng trăm thi phẩm khác; Truyện Kiều - Thi phẩm dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ (có tới 10 bản dịch khác nhau ra tiếng Pháp).
Bìa "Truyện Kiều" bản tiếng Hungary do PGS.TS Trương Đăng Dung dịch (ảnh Internet)
Truyện Kiều - Thi phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất, đặc điểm nổi bật là tất cả đều viết bằng thơ; Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược; Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều, với các hình thức phong phú như bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều...
Theo Dantri
Gấp rút cứu nhà cổ Hội An Hơn 100 di tích kiến trúc trong quần thể kiến trúc Đô thị cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ trong mùa mưa bão năm nay. Gia cố di tích nhà cổ Hội An trước mùa mưa bão. Ảnh: Q.H . Những ngày qua, Trung Tâm...