Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ với 13 đoạn, chọn phần nào để làm phim điện ảnh?
Thật khó để mang toàn bộ nội dung đồ sộ của Truyện Kiều lên màn ảnh rộng, vậy nên các nhà làm phim chắc hẳn sẽ phải lựa chọn để chuyển thể một phần của tác phẩm thơ ca đặc sắc từ đại thi hào Nguyễn Du.
Sau dự án Cậu Vàng, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm văn học tiếp theo được lựa chọn để chuyển thể thành phim điện ảnh. Dù hiện tại vẫn chưa có xác nhận chính thức từ đơn vị sản xuất, cộng đồng mạng đã xôn xao truyền tay nhau thông tin bộ phim sắp tổ chức casting lựa chọn diễn viên.
Rộ tin đồn Truyện Kiều được chuyển thể lên màn ảnh rộng.
Truyện Kiều được biết đến đầu tiên với tên gọi Đoạn trường tân thanh, là tác phẩm đồ sộ gồm 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm của đại thi hào nổi tiếng Nguyễn Du. Lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nội dung bài thơ xoay quanh Thúy Kiều – một thiếu nữ trẻ tài sắc vẹn toàn phải chôn vùi tuổi xuân và tình yêu của mình trong những gian truân, bất hạnh của sóng gió cuộc đời.
Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em con gái gia đình Vương viên ngoại, vốn nổi tiếng với tài sắc vẹn toàn, lại đang ở độ tuổi cập kê nên được vô số người biết đến. Một lần đi thăm mộ Đạm Tiên, chị em Thúy Kiều vô tình gặp được Kim Trọng, cùng nhau đem lòng cảm mến chàng. Tình cảm giữa Thúy Kiều và Kim Trọng nảy nở cũng là khi chàng phải về quê chịu tang chú. Vừa lúc đó, gia đình Kiều gặp chuyện, nàng buộc phải bán mình chuộc cha và em trai thoát khỏi cảnh tù oan. Từ đây, cuộc đời nàng cũng bước sang một trang mới.
Ảnh minh họa Chị em Thúy Kiều.
Sau khi bán mình, Thúy Kiều rơi vào tay hai kẻ “buôn phấn bán hương” là Mã Giám Sinh và Tú bà, sống cuộc đời kỹ nữ lầu xanh tủi cực. Tại đây, nàng gặp được Sở Khanh, vốn tưởng rằng sẽ nhờ hắn cứu thoát ra khỏi nơi kỹ viện, nào ngờ tất cả chỉ là một cái bẫy du Tú bà tạo ra để mãi giam cầm Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Cuộc đời phiêu dạt khiến Kiều lại gặp được Thúc sinh – một thư sinh phong lưu đã có vợ nhưng mê đắm tài sắc của nàng. Thế nhưng Thúc sinh đã có vợ. Chung sống chẳng được bao lâu, Thúy Kiều bị Hoạn Thư – chồng của Thúc sinh đưa về đánh ghen, khiến nàng phải tự nguyện xin sống kiếp tu hành. Tủi cực trốn thoát khỏi miếu tu, Kiều lại lần nữa bị lừa bán vào lầu xanh, sống tiếp đoạn đời oan trái.
Một ngày đẹp trời, Từ Hải – một anh hùng lừng danh thời đó bỗng ghé vào làng chơi, vô tình bắt gặp và say mê Thúy Kiều. Từ Hải chuộc nàng về chốn lầu riêng, sau khi đánh thắng trận trở về liền mang binh tướng đón Kiều làm lễ vu quy. Nhờ có Từ Hải, Thúy Kiều được trở lại kiếp sống giàu sang, lúc này mới tìm về những người xưa để báo ân báo oán.
Thế nhưng kiếp nạn lần nữa ập đến, vì tin lời Hồ Tôn Hiến, Thúy Kiều hại chết Từ Hải, khiến cho bản thân đi đến bước nhảy sông tự vẫn để giữ gìn trinh tiết. Tuy nhiên, nàng may mắn được vãi Giác Duyên cứu giúp, ẩn cư trong chùa. Về phần Kim Trọng, sau khi biết tin Kiều đã bán mình chuộc cha, liền đưa cả gia đình nàng về nhà phụng dưỡng, đồng thời một lòng muốn đi tìm Kiều.
Một lần cùng Vương Quan đế sông nơi Kiều tự vẫn, Kim Trọng gặp được sư Giác Duyên, biết Kiều còn sống và đến gặp nàng. Cả gia đình được đoàn tụ sau nhiều năm, nhưng Thúy Kiều quyết định không nối lại tình xưa mới Kim Trọng mà trở thành tri kỷ cùng chàng trong quãng đời còn lại.
Truyện Kiều kết thúc để lại bao dư âm trong lòng độc giả về thân phận người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng đúng với câu nói “hồng nhan bạc mệnh”. Nội dung tác phẩm dài có thể chia thành 13 đoạn chính gồm: Giới thiệu chị em Thúy Kiều, Kiều thăm mộ Đạm Tiên, Kiều gặp Kim Trọng, Kiều bán mình chuộc cha, Kiều rơi vào tay Mã giám sinh và Tú bà, Kiều mắc lừa Sở Khanh, Kiều gặp Thúc sinh, Kiều và Hoạn thư, Kiều gặp Từ Hải, Kiều báo ân trả oán, Kiều tự vẫn, Kim Trọng đi tìm Kiều và Đoàn tụ.
Với nội dung 3254 câu thơ với rất nhiều diễn biến phức tạp, những chuyện tình đầy ngang trái, thật khó để gói gọn toàn bộ Truyện Kiều trong một tác phẩm điện ảnh với thời lượng chỉ từ 90-120 phút. Chính vì thế, rất có khả năng bộ phim sẽ chỉ chuyển thể một phần của Truyện Kiều, hoặc thậm chí chia tác phẩm ra làm 2 phần để chuyển thể.
Trong trường hợp Truyện Kiều được chuyển thể thành 1 phần, chắc hẳn mạch phim sẽ rất nhanh, từ cảnh chị em Thúy Kiều đến mộ Đạm Tiên gặp Kim Trọng, Kiều bán mình chuộc cha cho đến khi rơi vào tay Tú bà, bị Sở Khanh lừa rồi sống kiếp chồng chung với Hoạn Thư. Cho đến khi bỏ đi và sống hạnh phúc bên Từ Hải, Thúy Kiều một lần nữa trót tin lời lừa dối mà hại chết chồng, buộc mình phải nhảy sông tự vẫn.
Nếu đoạn phim kết ở lúc Thúy Kiều nhảy sông tự vẫn, toàn bộ câu chuyện sẽ mang màu sắc u buồn, lột tả số phận người phụ nữ cổ đại hồng nhan bạc mệnh, không thể làm chủ cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, đây cũng là một kết cục mang đậm giá trị hiện thực, bóc trần xã hội lúc bấy giờ, nơi thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng, coi thường, sống cuộc đời long đong lận đận.
Trong một diễn biến khác, nếu Truyện Kiều được chia thành 2 phần để chuyển thể, ở cả hai sẽ đều có những điểm nhấn khiến khán giả chú ý, lưu luyến không quên. Cụ thể, phần một của bộ phim sẽ bắt đầu từ khi giới thiệu chị em Thúy Kiều cho đến lúc Kiều gặp Kim Trọng, bị bán vào lầu xanh, bị Sở Khanh lừa ở lại lầu Ngưng Bích. Cuộc sống tưởng như bế tắc của nàng lúc bấy giờ như có được ánh sáng hi vọng le lói khi Kiều gặp được Thúc Sinh, bắt đầu cảm giác được hạnh phúc của tình yêu trở lại.
Tuy nhiên, phần 1 sẽ thật hoàn hảo để hướng tới phần 2 khi kết cục, nàng nhận ra rằng tình cảm giữa mình và Thúc sinh chỉ là lâu đài xây trên cát. Bởi lẽ Thúc sinh đã có vợ và con nhỏ. Phần 2 tác phẩm bắt đầu với cuộc sống của Kiều trong nỗi dằn vặt khi biết người đàn ông bên gối đã lập gia đình. Từ đó đến giai đoạn Kiều gặp Hoạn Thư, bị đánh ghen đến mức xin xuất gia tu hành, trốn thoát rồi bị bán lại vào lầu xanh, khán giả một lần nữa chứng kiến cuộc đời Kiều với biết bao cay đắng, tủi cực.
Điểm nhấn của phần 2 sẽ là tình yêu chớm nở giữa Thúy Kiều và Từ Hải. Mặc dù cả hai ở bên nhau chẳng bao lâu nhưng tình nghĩa lại luôn tròn vẹn, “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” được nhiều người mơ ước. Mặt khác, kết cục của cả hai với một người bị hại chết, người kia tự vẫn khiến khán giả không khỏi xót xa.
Thế nhưng câu chuyện không dừng ở đó, kết phim sẽ phần nào có hậu khi Kiều được cứu sống và trở về bên Kim Trọng, đoàn tụ với gia đình. Dù không thể nối lại tình xưa, nàng vẫn mãn nguyện khi được sống cuộc sống bình dị với đàn nhạc, thi ca, có người bầu bạn làm tri kỷ. Ắt hẳn, đây cũng là kết cục tốt đẹp nhất mà khán giả có thể mong đợi ở Truyện Kiều.
Đó là khi đạo diễn muốn chuyển thể toàn bộ Truyện Kiều. Còn nếu không, bất cứ một mảnh nhỏ nào trong đời Kiều đều có thể kết hợp tạo nên một phần phim riêng đặc sắc, có nội dung gây dấu ấn trong lòng khán giả.
Hiện tại, phía nhà sản xuất bộ phim vẫn chưa đưa ra xác nhận chính thức về kế hoạch casting hay nội dung của bộ phim chuyện thể. Tuy nhiên, nếu điều này là sự thật, chắc chắn dự án sẽ thu về vô số sự quan tâm, đón nhận từ người hâm mộ văn học và nghệ thuật nước nhà. Và theo bạn, đâu sẽ là phần truyện dễ được lựa chọn để chuyển thể lên màn ảnh rộng nhất?
Theo saostar
Chê cún thuần Việt "thiên tính tự nhiên cao", NSX "Cậu Vàng" lại bỏ qua chú chó Bắc Hà đáng yêu này?
Chú chó đáng yêu tên Kem, là một chú chó có nguồn gốc nội địa Việt Nam cũng đã đến tham dự buổi thử vai cho phim điện ảnh Cậu Vàng.
Ngay khi thông tin đoàn làm phim Cậu Vàng chốt "diễn viên" là chính thức là chú chó Shiba, chủ của bạn chó tên Kem này đã đăng dòng trạng thái chia sẻ tiếc nuối lên facebook. Vấn đề ở đây là, đã có ít nhất một ứng viên chó gốc Việt xuất hiện tại buổi thử vai, nhưng đoàn phim vẫn nhất quyết chọn chú Shiba Inu làm diễn viên chính cho dự án Cậu Vàng.
Theo những gì người chủ của chú chó này chia sẻ, thì Kem (tên của em chó) cho dù xuất hiện cuối cùng, khi đoàn phim đã chuẩn bị ra về, nhưng vẫn được tham gia thực hiện bài thi. Đạo diễn và đoàn làm phim vẫn tạo điều kiện cho Kem được thử vai. Đồng thời, người chủ cũng chia sẻ, những thử thách mà đoàn làm phim đưa ra không làm khó được bé Kem. Mặc dù đây mới chỉ là lần đầu Kem thực hiện.
Huấn luyện viên và bạn bè của chủ Kem đều mong đợi tin tức từ đoàn phim.
Cần biết, Kem thuộc giống chó Bắc Hà. Một trong "tứ đại danh khuyển" nổi tiếng của Việt Nam. Với trí thông minh và khả năng thấu hiểu chủ nhân tốt, sẵn với bộ lông vàng như trong truyện nhắc đến, Kem hoàn toàn là một ứng viên sáng giá để trở thành "cậu Vàng" từng được nhắc đến trong tác phẩm văn học Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
Kem tại buổi tham gia thử vai cho phim "Cậu Vàng".
Tiếc là chú chó thông minh, nhanh nhẹn này đã không được chọn cho vai diễn cậu Vàng. Mà là một chú Shiba gốc Nhật. Nếu không, hẳn là khán giả sẽ có một bộ phim điện ảnh khá thuần Việt, với diễn viên chính là một chú chó gốc Việt để theo dõi. Thế nhưng, trong một chia sẻ gần đây từ nhà sản xuất phim, thì bé Vàng (tên gọi của chú cún Shiba Inu được chọn) trở thành gương mặt chính của phim là vì: "Vì đây là bộ phim khá đặc biệt, một chú chó được đưa lên làm nhân vật trung tâm nên chú chó đó phải hội tụ rất nhiều yếu tố từ ngoại hình đến các kỹ năng. Trong hai năm qua chúng tôi đã gửi hai chú chó thuần Việt vào các trung tâm huấn luyện để chuẩn bị cho vai diễn. Nhưng sau quá trình huấn luyện cả hai đều không đáp ứng được nhiều kỹ thuật khó của vai do thiên tính xã hội chó Việt thường quen lối sống tự nhiên". Điều này khá khó hiểu, vì chúng ta đã có trường hợp của bé Kem ở trên, đã hoàn thành tốt các bài kiểm tra được đoàn làm phim đưa ra. Ấy vậy mà vẫn không phù hợp?
Nguyên văn thông báo từ phía nhà sản xuất phim "Cậu Vàng":
Việc chọn Bé Vàng, giống chó không phải thuần Việt vào vai chính trong tác phẩm, đây là điều chúng tôi cũng cân nhắc kỹ lưỡng. Vì đây là bộ phim khá đặc biệt, một chú chó được đưa lên làm nhân vật trung tâm nên chú chó đó phải hội tụ rất nhiều yếu tố từ ngoại hình đến các kỹ năng. Trong hai năm qua chúng tôi đã gửi hai chú chó thuần Việt vào các trung tâm huấn luyện để chuẩn bị cho vai diễn. Nhưng sau quá trình huấn luyện cả hai đều không đáp ứng được nhiều kỹ thuật khó của vai do thiên tính xã hội chó Việt thường quen lối sống tự nhiên. Vì vậy chúng tôi mới quyết định tổ chức buổi casting này để chọn ra chú chó phù hợp nhất. Về việc tạo hình cho nhân vật cậu Vàng trong phim thì chúng tôi đã có bộ phận chuyên môn để xử lý làm sao để cậu Vàng xuất hiện với hình ảnh gần gũi, chân thật và giống chó Việt nhất.
Ngoài ra, do đây là tác phẩm điện ảnh phóng tác từ tác phẩm văn học, nên sẽ có nhiều yếu tố sáng tạo để mang đến khán giả một bộ phim hấp dẫn nhất nhưng vẫn đảm bảo yếu tố văn hóa và con người Việt. Cũng trong đợt casting này, ngoài bé Vàng chúng tôi cũng may mắn chọn được 02 chú chó 100% thuần Việt có ngoại hình, vóc dáng tương đồng như Bé Vàng để hỗ trợ. Vai diễn của cậu Vàng trong phim khá phức tạp, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và khối lượng thời gian ghi hình rất dài nên chúng tôi phải có phương án dự phòng cho vai này để giảm thiểu rủi ro đau ốm trong suốt quá trình thực hiện.
Kem có vẻ như là một hậu duệ của giống chó Bắc Hà trứ danh. Chúng được đồng bào H'Mông chăm nuôi để làm bạn, trông nhà, đi săn và bảo vệ chủ. Giống chó này rất thích hợp để huấn luyện thành chó săn, vì các cô cậu cún có thân hình săn chắc và tướng mạo dũng mãnh. Hơn thế nữa, giống chó này di chuyển nhanh nhẹ, linh hoạt cùng đặc điểm là vô cùng thông minh, nhạy bén.
Một "đồng loại" khác thuộc giống chó Bắc Hà.
Dù sao thì chắc đoàn phim cũng đã có chủ đích riêng khi lựa chọn chú Shiba vào vai cậu Vàng. Chúng ta giờ cũng chẳng làm gì khác được ngoài việc chờ phim ra rạp để kiểm định xem ý đồ của đoàn phim sẽ được phát huy ra sao
Kết quả buổi Casting Cậu Vàng
Theo trí thức trẻ
Giả thuyết về pha bẻ lái cực gắt của "Cậu Vàng" shiba: "Boss" của lão Hạc là chú chó Hachiko huyền thoại năm nào? Nếu chú chó Nhật shiba thực sự trở thành "diễn viên chính" trong phim điện ảnh "Cậu Vàng" thì biết đâu chừng cuộc đời lão Hạc sẽ có cái kết khác với truyện ngắn. Không ngoa khi nói đề tài khiến cư dân mạng tốn nhiều thời gian để tranh cãi nhất trong 2 ngày gần đây chính là chuyện ekip làm phim...