Truyền hình Trung Quốc nở rộ phim ‘mì ăn liền’, qua mặt khán giả
Giới chuyên môn đánh giá phim truyền hình Trung Quốc hiện thiếu tác phẩm hay, do chạy theo lợi nhuận, người làm phim không nghiêm túc.
Gần đây, nhiều nhà làm phim Trung Quốc báo động về những hành vi thiếu đạo đức nghề nghiệp trong giới phim ảnh. Theo QQ, nước này đang trong bối cảnh phim truyền hình cung không đủ cầu, chế tài quản lý chưa đáp ứng tốc độ phát triển mạnh của ngành sản xuất phim, dẫn đến việc làm phim chất lượng kém, diễn viên nhận cát-xê trên trời, giới đầu tư đầu cơ trục lợi. Tính chất “mì ăn liền” thể hiện ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất, cho thấy sự hời hợt của nhà sản xuất, diễn viên với tác phẩm của họ. Đoàn phim biến thành cỗ máy chạy đua với thời gian, nhằm mục đích nhanh chóng cho ra sản phẩm để thu lời.
Lạm dụng diễn viên đóng thế
Năm 2016, diễn viên Lý Dịch Phong bị phát hiện nhờ diễn viên đóng thế trong nhiều cảnh quay, kể cả những cảnh… đi bộ.
Nam diễn viên Dương Dương từng bị tố vào đoàn làm phim Vũ động càn khôn chưa đầy một tuần đã mất ba ngày dùng diễn viên đóng thế, người đóng thế được dán mặt nạ giống Dương Dương, thay anh diễn xuất.
Theo QQ, có nam diễn viên chính nhận cát xê hơn 550 nghìn nhân dân tệ một ngày (gần 1,8 tỷ đồng). Trong đó chi phí trả cho người đóng thế là 200-300 tệ một ngày.
Nhà biên kịch Tống Phương Kim chia sẻ trước đây đoàn phim chỉ gọi diễn viên đóng thế ở cảnh khỏa thân, đấu võ, vì những cảnh này không liên quan tới khả năng diễn xuất của nghệ sĩ. Còn hiện nay, người đóng thế thay diễn viên cả ở cảnh bộc lộ cảm xúc. “Đó là hiện tượng bất bình thường, bắt nguồn từ việc diễn viên bí bách thời gian. Ngày nay người có tiền đổ vào đầu tư làm phim, đoàn phim muốn nhanh chóng có sản phẩm để thu lời. Muốn đảm bảo có lời, nhanh thu lợi nhuận thì phải kiếm người đang nổi đình đám – chính là các trai trẻ mặt hoa da phấn”.
Ở Trung Quốc, các tài tử trẻ, đẹp trai thường được gọi bằng cụm “miếng thịt tươi”. Những “miếng thịt tươi” nhận được quá nhiều sự săn đón, dẫn đến họ có lịch trình kín mít, không thể dồn tâm lực cho một tác phẩm, do vậy, diễn viên đóng thế là giải pháp.
Trả lời phỏng vấn QQ về việc sử dụng diễn viên đóng thế trong Chim sẻ, Lý Dịch Phong cho biết thời gian gấp gáp nên đoàn phim chia làm hai tổ A – B. Có lúc anh quay ở tổ A xong, chuyển sang tổ B. Trong lúc đó, tổ A quay cảnh rộng hoặc một số chi tiết. Lúc đó đoàn phim sẽ phải dùng biện pháp giải quyết việc diễn viên chính không có mặt. “Đó là tình thế bắt buộc, không có cách nào khác, bên nào cũng phải chịu áp lực”, Lý Dịch Phong nói.
Giải thích cho việc cảnh cầu hôn cũng nhờ người đóng thế, Lý Dịch Phong cho biết cảnh này được quay bổ sung, bản thân anh không đồng ý tình tiết này nên đã không đến quay thêm, vì thế đoàn phim dùng người đóng thế.
Trong khi đó, đạo diễn phim giải thích: “Cường độ làm việc cao, một Lý Dịch Phong không thể hoàn thành hết”. Đạo diễn khẳng định tài tử họ Lý tự hoàn thành các cảnh quan trọng trong phim.
Lạm dụng ghép người vào cảnh
Phương pháp khác được sử dụng trong các phim “mì ăn liền” là ghép người vào cảnh. Kỹ xảo này thường được sử dụng trong các tác phẩm hoành tráng mà nếu quay ngoại cảnh thật sẽ gây nguy hiểm. Phim Cô phương bất tự thưởng (Chung Hán Lương, Angelababy đóng chính) bị khán giả phàn nàn vì lạm dụng phương pháp này.
Đại diện đoàn phim sau đó thừa nhận trên 163 phim sử dụng kỹ xảo ghép người vào cảnh và xử lý kỹ xảo chưa khéo.
Phim “Cô phương bất tự thưởng” khiến khán giả phàn nàn vì lạm dụng ghép người vào cảnh, hình ảnh không chân thật.
Video đang HOT
“Trước kia nghệ sĩ diễn phim, giờ họ diễn mặt, chỉ cần có khuôn mặt họ ở đó là được”, một nhà biên kịch nói.
“Kỹ xảo phát triển mạnh những năm gần đây. Tuy nhiên việc kỹ xảo lồng ghép nhằm che đậy việc diễn viên không tới trường quay thực sự là nỗi bi ai đối với ngành này”, đạo diễn giấu tên chia sẻ trên QQ.
Diễn viên không học thuộc thoại
Theo tiết lộ của MC Kim Tinh, có nữ diễn viên thay vì nói theo kịch bản, trước ống kính, cô chỉ đọc “một, hai, ba, bốn…”. Người lồng tiếng sẽ giúp cô phần còn lại. Nhà biên kịch Tống Phương Kim cho biết không phải các diễn viên không thể nhớ thoại mà là họ không có thời gian học thuộc, nghiên cứu kịch bản.
Trong quá trình thẩm duyệt, nhiều tác phẩm bị yêu cầu sửa chữa nội dung, thoại. Việc sử dụng diễn viên lồng tiếng là phương pháp tối ưu nhằm đảm bảo tiến độ ra mắt một tác phẩm. “Diễn viên có lịch trình kín mít, không phải lúc nào gọi tới là tới quay lại, lồng tiếng lại được. Đài truyền hình chờ phát phim, các thành viên của đoàn chờ nhận tiền… Chúng tôi không thể chỉ vì chờ diễn viên đến lồng tiếng mà làm lỡ tiến độ của mọi người”, một nhà sản xuất giải thích lý do thường thuê người lồng tiếng thay diễn viên.
Tuy nhiên, cũng có những nghệ sĩ kiên quyết lồng tiếng cho vai diễn của mình. Khi quay xong Thần điêu đại hiệp, Trần Hiểu dành 15 ngày lồng tiếng cho vai Dương Quá.
Trong bối cảnh phim lạm dụng người đóng thế, lạm dụng kỹ xảo, cũng có những tác phẩm thể hiện sự kỳ công của đoàn phim, Anh hùng xạ điêu 2017 là tác phẩm tiêu biểu. Để có các cảnh quay chân thật và hoành tráng, đoàn phim di chuyển tới nhiều địa danh ở Trung Quốc ghi hình.
Theo QQ, việc lạm dụng đóng thế, lồng tiếng và lạm dụng kỹ xảo phản ánh sự xô bồ của làng phim truyền hình Trung Quốc. Con mắt đánh giá của khán giả cùng sự nghiêm túc của các đơn vị phát sóng phim sẽ giúp gạn đục khơi trong, loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, dùng tiểu xảo qua mắt khán giả.
Theo VnExpress
Loạt tác phẩm gây thất vọng nhất của màn ảnh Hoa ngữ 2016
Nhiều tác phẩm truyền hình Trung Quốc sở hữu dàn sao sáng, được đầu tư lớn như "Tru Tiên", "Võ thần Triệu Tử Long" nhưng thất bại thảm hại về rating và bị chê bai hết lời.
Trong năm 2016, khán giả được thưởng thức nhiều tác phẩm hay dù cho đó chỉ là những bộ phim được đầu tư ít. Nhưng ngược lại, cũng có những bộ phim sở hữu dàn sao hạng A, danh tiếng cao, được đầu tư nhiều, nguyên tác nổi tiếng, trước khi phát sóng đã có hàng triệu người hâm mộ... thế nhưng vẫn thất bại. Và đây chính là những tác phẩm gây thất vọng nhất màn ảnh Hoa ngữ 2016.
Tru tiên: Thanh Vân Chí
Tru Tiên là tác phẩm tiên kiếm cực kỳ nổi tiếng tại Trung Quốc của tác giả Tiêu Đỉnh. Bản tiểu thuyết được xuất bản ở Trung Quốc với con số kỷ lục vượt qua cả Harry Potter. Tru tiên còn được chuyển thể thành game và có lượng người hâm mộ cực lớn.
Năm 2016, bộ phim Tru tiên: Thanh Vân chí được phát sóng với sự tham gia của dàn sao trẻ đình đám: Lý Dịch Phong, Triệu Lệ Dĩnh, Dương Tử... Khán giả yêu mến bộ tiểu thuyết và yêu mến các diễn viên đều hi vọng phim sẽ thành công và tạo thành cơn sốt. Tuy nhiên, sự thật khi phim phát sóng lại khá đau lòng.
"Tru Tiên" Thanh Vân chí" với sự tham gia của các diễn viên trẻ đẹp, nhiều fan vẫn không thành công.
Tru Tiên: Thanh Vân Chí có nội dung bị sửa đổi đến 90% gây nên sự phẫn nộ của những người yêu mến nguyên tác. Các nhân vật Trương Tiểu Phàm (Lý Dịch Phong), Bích Dao (Triệu Lệ Dĩnh), Lục Tuyết Kỳ (Dương Tử) vẫn giữ tên gọi, bối cảnh cũ nhưng thời gian xuất hiện, tính cách, vai trò có sự thay đổi lớn. Đây là một trong những lý do khiến cho bộ phim dần mất đi khán giả của mình.
Ngoài ra, bộ phim cũng bị chê trách ở rất nhiều điểm: Tình tiết dài lê thê không có điểm nhấn, màu trang phục - điểm đặc trưng của các nhân vật bị thay đổi, diễn xuất của Lý Dịch Phong, Triệu Lệ Dĩnh kém hơn so với các phim khác, nhân vật Lục Tuyết Kỳ của Dương Tử quá mờ nhạt và trở thành cô gái khó tính hay ghen tuông, kỹ xảo trong trailer rất đẹp nhưng trong phim chưa tốt... Ở những tập cuối cùng, Tru Tiên: Thanh Vân chí chỉ đạt mức rating 0,6-0,7%, trở thành tác phẩm đáng thất vọng nhất trong năm 2016 của màn ảnh Hoa ngữ.
Các diễn viên Triệu Lệ Dĩnh, Lý Dịch Phong, Dương Tử đều không diễn xuất tốt.
Mỹ nhân tư phòng thái
Mỹ nhân tư phòng thái trước khi trình chiếu được tung hô là Dae Chang Geum phiên bản triều Tống. Phim có sự tham gia của tiểu hoa đán 9X nổi tiếng Trịnh Sảng và mỹ nam Mã Thiên Vũ. Tuy nhiên, bộ phim đã "lập kỷ lục rating thấp nhất" của đài Chiết Giang trong 50 năm trở lại đây khiến đài này bắt buộc phải dừng chiếu sau 8 tập.
Sự thất bại của phim nằm ở nhiều yếu tố. Trang phục trong phim quá xấu, hóa trang tệ hại. Trịnh Sảng và Mã Thiên Vũ đều là những sao trẻ có nhan sắc nhưng vì trang phục, hóa trang không khác những phim của thập niên 90 khiến khán giả không còn hứng thú theo dõi. Sau khi hoãn 3 năm mới phát sóng, Mỹ nhân tư phòng thái trở nên cũ kỹ cả về kịch bản, cách dựng phim, diễn xuất, chủ đề. Tất cả đều không còn thu hút khi dòng phim được ưa chuộng bây giờ là chuyển thể ngôn tình và phim thanh xuân.
Thời trang TVB thập niên 90 khiến khán giả ngán ngẩm...
Mặt khác, tại thời điểm đóng Mỹ nhân tư phòng thái, nhan sắc của Trịnh Sảng vẫn chưa hoàn thiện. Cô gầy gò với đôi má trũng sâu, trang điểm trông già dặn. Khả năng diễn xuất của Trịnh Sảng cũng không được đánh giá cao khi tư thế nấu ăn không chuẩn. Khán giả đánh giá: Bộ phim không có mỹ thực mà cũng chẳng có mỹ nhân.
Ai có thể nhận ra đây là một người.
Võ Thần Triệu Tử Long
Võ Thần Triệu Tử Long là dự án kết hợp Hàn - Trung nổi bật của Hoa ngữ năm 2016. Phim có sự tham gia của Lâm Canh Tân, Yoona, Kim Jeong Hun, Giả Thanh, Cổ Lực Na Trát...
Ngay từ khi phim công bố dàn diễn viên, Yoona đã bị chê về nhan sắc. Nữ ca sĩ sở hữu vẻ đẹp mong manh trẻ trung là nhan sắc hàng đầu của các ca sĩ Hàn Quốc. Tuy nhiên vẻ đẹp của Yoona không phù hợp với vai diễn cổ trang Hoa ngữ. Yoona tuy rất chăm chỉ học tiếng Trung Quốc để giao lưu với người hâm mộ nhưng điều đó chưa đủ để cô tự thể hiện lời thoại của mình trong phim. Vì vậy, với Võ Thần Triệu Tử Long, Yoona vô tư bắn tiếng Hàn trong khi lồng tiếng lại là tiếng Trung, dẫn đến việc lệch khẩu hình làm khán giả khó chịu.
Yoona có gương mặt mang nét hiện đại, năng động dẫn đến việc cô mặc đồ tiểu thư nhưng lại không toát lên khí chất quyền quý.
Diễn xuất của Yoona chưa bao giờ được đánh giá cao, khá lắm là dừng ở mức tròn vai, đó còn là khi cô nghe hiểu những gì bạn diễn nói. Trong Võ Thần Triệu Tử Long, cô không tạo được cảm giác yêu đương thân thiết cùng với người tình màn ảnh của mình là Lâm Canh Tân do sự ngăn cách về ngôn ngữ.
Nam chính của phim - Lâm Canh Tân cũng không thực sự nổi bật. Triệu Tử Long là một nhân vật nổi tiếng trong văn học Trung Quốc với khí phách hiên ngang, cách làm người mạnh mẽ dứt khoát. Trong khi đó, Lâm Canh Tân lại diễn ra một Triệu Tử Long sạch sẽ nhất, lúc nào cũng quần là áo lượt, "cho dù là vui vẻ, tức giận hay nghiêm nghị, kinh ngạc... hầu như chỉ thấy mở to mắt, nhíu mày, rất khó tìm thấy biểu cảm khác", Sohu bình luận.
Kỹ xảo của phim cũng không được đầu tư nhiều, lộ rõ cảnh cây hoa lá bằng nhựa, thậm chí có cảnh quay Lâm Canh Tân và Yoona cưỡi ngựa dưới nước khiến khán giả "câm nín". Tuy nhiên, rating của phim vẫn không tệ do lượng fan hùng hậu của các diễn viên, khung giờ chiếu thuận lợi và không đụng phải phim hot nào khác.
Kỹ xảo của phim bị chê là ngớ ngẩn.
Lan Lăng Vương Phi
Sau khi bộ phim Lan Lăng Vương với sự tham gia của các diễn viên: Lâm Y Thần, Phùng Thiệu Phong, Trần Hiểu Đông phát sóng và được yêu thích vào năm 2012, nhà sản xuất cũng tuyên bố tiến hành quay bộ phim Lan Lăng Vương Phi để ăn theo. Tuy nhiên, phim bị hoãn tới 3 năm mới được phát sóng vào năm 2016. Dàn diễn viên tham gia trong phim là những tên tuổi trẻ với mức độ nổi tiếng khá bình thường nhưng rất hợp với nhân vật: Trần Dịch có vẻ đẹp phi giới tính, Trương Hàm Vận mặt tròn phúc hậu, Bành Quán Anh nghiêm nghị trưởng thành. Ngoài ra, thông qua hình ảnh poster và trailer, phim được đánh giá là đầu tư cao, phục trang đẹp, cảnh quay như chốn tiên cảnh.
Tạo hình trong "Lan Lăng Vương Phi" được khen ngợi, nhan sắc của nam chính thực sự đẹp hơn con gái.
Thế nhưng nội dung của phim thì khiến khán giả dù yêu mến nhưng cũng không còn kiên nhẫn để theo dõi. Phim là câu chuyện tình yêu lằng nhằng không dứt khoát của nữ chính Nguyên Thanh Tỏa (Trương Hàm Vận). Nàng ta lúc thì chạy đến bên Lan Lăng Vương (Trần Dịch), lúc thì đau đớn tự cho là tốt cho người mình yêu nên chạy về phía Bắc Chu đế Vũ Văn Ung. Sau nhiều lần chạy qua chạy lại, khán giả vô cùng đau đầu vì cô gái này. Cuối cùng mặc dù mang tên là Lan Lăng Vương Phi nhưng nữ chính lại chọn nam phụ, đồng thời thời lượng diễn xuất của nam chính Lan Lăng Vương cũng ít đến thảm thương.
Lan Lăng Vương Phi trở thành nhân vật bánh bèo, mệt mỏi chạy trốn tình yêu.
Xuất thân là một ca sĩ, diễn xuất của Trương Hàm Vận bị đánh giá là đơ, thiếu tự nhiên và không đủ sức để "cân" một vai nữ chính quan trọng trong gần 50 tập phim. Trần Dịch là diễn viên cosplay có khuôn mặt đẹp như hoa nhưng thực tế khả năng diễn xuất vẫn bị hạn chế, thiếu kinh nghiệm. Chính vì vậy, sau 3 năm chờ đợi, khán giả đã hiểu tại sao Lan Lang Vương Phi bị hoãn chiếu.
Diễn xuất của cặp đôi chính bị chê trách.
Thủy Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Cảnh ghê rợn gây tranh cãi trong phim đang sốt TQ "Tam sinh tam thế" đang là bộ phim hot nhất thời gian gần đây của truyền hình Trung Quốc. Cụ thể, trong tập 54 của Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa, cảnh nhân vật Tố Cẩm (Hoàng Mộng Oánh) bị Bạch Thiển (Dương Mịch) đòi lại đôi mắt bằng cách dùng phép thuật cưỡng chế và móc mắt trừng trị thích...