Truyền hình thực tế: Nhập gia sao không tùy tục?
Có thể vì quá vồ vập, quá vội vàng hoặc cũng có thể vì lý do câu khách mà các đơn vị mua bản quyền các chương trình truyền hình thực tế đã quên rằng: Phàm là nhập gia thì phải tùy tục.
Hiện tại, những chương trình truyền hình thực tế, những gameshow nổi tiếng thế giới hầu như đã có mặt tại Việt Nam. Những chương trình này đang mặc sức tung hoành trên sóng truyền hình vào giờ vàng, đẩy các chương trình thuần Việt vào thế lép vế ngay trên sân nhà. Sẽ là rất khập khễnh nếu ai đó mang một chương trình bản địa ra so sánh với một chương trình được sản xuất từ các nền công nghiệp giải trí nổi tiếng thế giới.
Song, người viết bài vẫn giữ quan điểm rằng, hiện tượng thống lĩnh màn ảnh hay thu hút công chúng của các chương trình Việt hóa như hiện tại không phải là điều vẻ vang gì cho nền giải trí nước nhà. Bởi, nó đang tạo nên một trào lưu ăn sẵn và đặc biệt là góp phần làm triệt tiêu động lực sáng tạo của các nhà sản xuất chương trình truyền hình Việt Nam. Cụ thể, nhiều năm nay, không có một chương trình thuần Việt nào đáng xem được ra đời!
Đã có nhiều bài viết nói về những scandal liên quan chuyện giám khảo gay gắt thái quá, quát mắng thí sinh; chuyện giám khảo có hành động phản cảm, thiếu tôn trọng thí sinh ngay trên sóng truyền hình; rồi chuyện giám khảo quá “ác”… nhưng chủ yếu là đề cập khía cạnh văn hóa cá nhân của người giám khảo đó. Song, câu chuyện “giám khảo phản cảm” còn liên quan mật thiết đến chuyện format của các chương trình nhập khẩu.
Siêu mẫu Xuân Lan – giám khảo đóng vai “ác” trong “ Người mẫu Việt Nam”
Về nguyên tắc, đối với các gameshow hay các chương trình giải trí thì nhà sản xuất mỗi nước khi nhập khẩu phải tuân thủ những giai đoạn diễn biến hoặc những chi tiết tưởng chừng là nhỏ nhất như chuyện: độ tuổi MC, bao nhiêu đèn chiếu sáng, cách giới thiệu mào đầu… Những điều này đều được ghi trong hợp đồng khi chuyển nhượng bản quyền.
Một giám đốc sản xuất chương trình tiết lộ rằng, những câu nói bị dư luận phản ứng gay gắt nhưng nhà sản xuất đã không thể cắt bỏ như: “Em phải ngay lập tức thu dọn đồ đạc quay về nhà” của người mẫu Hà Anh và Xuân Lan – giám khảo trong hai mùa chương trình “Vietnams Next Top Model” là vì lý do như trên.
“Đó là câu nói bắt buộc theo format và ở quốc gia nào mua bản quyền sản xuất cũng phải có” – vị giám đốc kia nói.
Có thể thấy rằng, việc khó khăn nhất khi Việt hóa một chương trình truyền hình thực tế chính là giữ nguyên tính giải trí cũng như sự kịch tính của chương trình nhưng nó phải phù hợp với văn hóa của Việt Nam. Một câu nói hay một hành động nào đó được xem là bình thường tại các phương Tây nhưng rất có thể nó lại là sự phản cảm, lố bịch đối với văn hóa, thói quen của người Việt.
Vì thế để Việt hóa an toàn, các nhà sản xuất thường tham khảo nhiều ý kiến dưới góc độ giải trí, văn hóa… nhưng không hề có sự an toàn tuyệt đối nào cho tất cả. Và thường thì đó chỉ là lý thuyết, còn trên thực tế thì nhà sản xuất nào cũng muốn chương trình mình ăn khách, thu hút quảng cáo và kiếm lợi nhuận càng nhiều.
Nhưng, đây không phải là một điều dễ dàng gì trong cuộc cạnh tranh giữa hàng loạt các chương trình Việt hóa khác. Thế nên những chi tiết “đinh”, cụ thể là những câu nói, hành động của các vị giám khảo (trong format ngoại) có thể sẽ tạo nên những phản ứng gay gắt từ dư luận vì không phù hợp với văn hóa người Việt vẫn sẽ được chọn trong quá trình Việt hóa.
Giám đốc công ty B, một công ty chuyên nhập khẩu các chương trình truyền hình thực tế cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, việc cắt giảm những chi tiết là những câu nói và hành động của giám khảo so với format ngoại đã làm chương trình mất đi kịch tính!
Vậy câu hỏi đặt ra: đâu là giới hạn văn hóa mà một chương trình Việt hóa cần tuân thủ? Sẽ rất khó để các nhà sản xuất chương trình trả lời chính xác câu hỏi này bởi thứ nhất là nó phụ thuộc vào cảm nhận của từng người, cũng một câu nói đó, hành động đó nhưng với người này thì bình thường nhưng với người kia thì phản cảm. Thứ hai, như đã nêu, những chi tiết ấy là chi tiết “đinh” của chương trình nên nhà sản xuất xứ ta không thể nào bỏ qua “miếng mồi ngon” để câu khách ấy!
Hành động thẳng tay đổ đĩa bánh xèo vào sọt rác của Luke Nguyễn được cho là cố làm giống format ngoại
Như việc đập bàn rầm rầm, cười hô hố và câu nói “kinh điển”: “chị thích em” của giám khảo Siu Black trong hai mùa đầu của chương trình “ Thần tượng âm nhạc – Vietnam Idol” vậy. Hành động ấy được cho là bê nguyên format ngoại và đương nhiên chị Siu bị nhiều công chúng phản đối vì hành động thiếu sự nghiêm túc ấy trên cương vị là một giám khảo. Song, cũng có một thực tế phải thừa nhận rằng, Siu Black là một giám khảo luôn tạo ấn tượng thú vị nhất của chương trình cho đến bây giờ!
Siêu mẫu Xuân Lan cũng là vị giám khảo đóng vai trò bảo vệ và thực hiện “format ngoại” của chương trình “Người mẫu Việt Nam – Vietnams Next Top Model”. Trong chương trình, giám khảo Xuân Lan luôn có những nhận xét lạnh lùng và gay gắt. Rồi cả những nhận xét thiếu chủ vị, đôi khi trịch thượng, bỡn cợt và đặc biệt là câu nói công bố thí sinh dừng cuộc chơi: “Người sau đây sẽ phải về phòng thu dọn hành lý và rời khỏi đây ngay lập tức”…
Video đang HOT
Sự gay gắt có phần thái quá ấy của giám khảo Xuân Lan cũng bị dư luận phản ứng gay gắt, có thí sinh không nhịn được sự “mắng mỏ” đã “bật” lại giám khảo này ngay trong chương trình.
Rồi đến chuyện giám khảo Luke Nguyễn đổ đĩa thức ăn không đạt yêu cầu vào sọt rác vừa qua cũng bị dư luận kịch liệt lên án vì họ cho rằng anh đang cố diễn cho giống với format ngoại vỉ nghe đâu ở MasterChef Mỹ cũng vừa có một giám khảo hành xử như thế..
Có thể nói, ở làng giải trí thế giới có Simon nổi tiếng khó tính và gay gắt thì ở Việt Nam hiện tại cũng có vài giám khảo đóng vai “cay nghiệt” như thế. Nhưng Simon được mọi người khâm phục vì nhận xét chính xác chuyên môn, dẫu có phần gay gắt. Còn một vài giám khảo đóng vai “ác” xứ ta thì lại bị dư luận phản ứng, “ném đá” vì sự gay gắt ấy chỉ làm theo format của chương trình.
Họ chưa có những nhận xét, đánh giá xác đáng nên việc cho điểm làm người chơi cảm thấy ức chế, khán giả thì thất vọng vì những giám khảo thế này đã phần ào làm cuộc chơi thiếu công bằng, không tôn vinh chính xác người xứng đáng chiến thắng.
Các sân chơi nhập khẩu đang cố gồng mình sao cho thật giống với phiên bản của nước ngoài nhưng nhà sản xuất lại quên rằng, sự nỗ lực đó sẽ không bao giờ mang lại hiệu ứng tích cực. Khán giả cần sự gần gũi, chân thực thì dường như các sân chơi hiện nay không đáp ứng được. Cũng vì lẽ đó mà, nhiều chương trình đã quá thành công ở nước ngoài nhưng khi vào Việt Nam thì lộ nhiều điểm yếu, gây thất vọng và nhàm chán ngay sau một, hai mùa đầu.
Có thể sự quá vồ vập, quá vội vàng hoặc cũng có thể vì lý do câu khách mà họ đã quên rằng: Nhập gia thì phải tùy tục.
Nếu các đơn vị mua bản quyền các chương trình này làm được công việc quan trọng của họ là: Thay đổi gia vị sao cho phù hợp với “gu”, tức phù hợp với văn hóa, thói quen và bản sắc của người Việt thì họ có thể làm nên một chương trình hấp dẫn, dù đó chỉ là một chương trình được Việt hóa.
Theo Petrotimes
Giám khảo MasterChef bị công kích khi loại thí sinh lớn tuổi
Ngay sau khi nữ họa sĩ 60 tuổi Thúy Hồng phải dừng cuộc chơi, nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều đã được đưa ra. Trong đó, không ít ý kiến phản đối cho rằng giám khảo đã không biết thông cảm và quá gắt gao.
Thử thách 150.000 đồng và bữa ăn gia đình
Với bài toán đi siêu thị và nấu một bữa cơm gia đình cho 4 người ăn trong vòng 150.000 đồng, top 10 của Vua đầu bếp - MasterChef Vietnam đã có khởi động khá ấn tượng với từng món ăn đầy ắp tình cảm dành cho những người mình yêu thương.
Không phải là một công việc quá xa lạ với người nội trợ trong thời buổi kinh tế khó khăn, nên 10 thí sinh đều hoàn thành xuất sắc khâu đi siêu thị với số tiền tiết kiệm nhất cho bữa ăn của mình.
Mang đến bữa ăn hấp dẫn với đầy đủ 4 món canh cá thì là, gà rô ti, bắp cải trứng và bánh flan nhưng chỉ mất 115.000 đồng để đi siêu thị (số tiền tiết kiệm nhất trong các thí sinh), chàng bác sĩ người Huế đã thuyết phục hoàn toàn các giám khảo ở thử thách này.
Bữa ăn hoàn hảo của Nguyên Giáp.
Không chỉ ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng và được trình bày đẹp mắt, cả 4 món của Nguyện Giáp còn phù hợp với thói quen ăn uống của người Việt phải vừa có món mặn, món canh, rau và tráng miệng. Việc sử dụng tiền tiết kiệm nhất cũng là lợi thế giúp Nguyên Giáp vượt mặt chàng Việt kiều Úc Ngô Thành Hòa để giành chiến thằng ở thử thách này.
Anh Thư - thí sinh nấu kém nhất trong thử thách này khi thực hiện món thịt luộc, trứng chiên, canh rau ngót, và món bánh làm tráng miệng. Do không chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu nên phần mắm chưa đạt yêu cầu, còn phần làm bánh vì thời gian hạn chế nên cũng thất bại.
Anh Thư thất bại với bữa ăn quá đơn điệu, trứng thậm chí bị cháy, mắm nêm pha sai công thức và bánh không đạt yêu cầu.
Bất ngờ với lợi thế giám khảo dành cho Nguyên Giáp
Là người xuất sắc nhất trong thử thách nấu bữa ăn gia đình, Nguyên Giáp đã nhận được một lợi thế trong vòng thi loại người, tuy nhiên thay vì được ngồi uống rượu trên ghế sofa hay ung dung đứng trên gác để nhìn thí sinh khác tranh tài như những người chiến thắng ở những tập trước, thì lần này, Giáp cũng phải nấu ăn để tìm ra người bị loại. Đặc quyền duy nhất của Giáp ở thử thách này là có 5 phút để được lựa chọn nguyên liệu trước các thí sinh khác.
Nguyên Giáp có 5 phút một mình chọn nguyên liệu.
Khi quyết định đề bài cho thử thách này, dù Nguyên Giáp đã khẳng định ưu thế của mình với các món Âu cũng như sự hạn chế của các đối thủ còn lại với ẩm thực châu Á. Tuy nhiên giám khảo đã quyết định chọn chính món Á để cả 10 thí sinh sẽ cùng nhau khám phá
Dù được lợi thế, nhưng món sushi Nhật Bản của anh cũng trở thành một trong những thất bại tại vòng thi này.
Thí sinh gặp khó khăn với các món ăn Á châu
Với 60 phút để chọn nguyên liệu và thể hiện các món ăn mang phong cách châu Á, nhiều thí sinh đã gặp không ít trở ngại với cách chế biến dù họ không ít lần được thưởng thức, thậm chí đã từng nấu những món ăn này.
Quốc Trí sau khi được giám khảo Luke Nguyễn góp ý đã phải làm lại toàn bộ món hải sản áp chảo với sốt cà ri Thái. Trong khi đó, dù đã làm 2 lần trước đây nhưng Anh Thư cũng gặp không ít khó khăn với món sushi.
Sau khi thưởng thức các món ăn, top 3 nguy hiểm gồm cô Thúy Hồng, Anh Thư và Nguyên Giáp.
Nhóm 3 nguy hiểm.
Được đánh giá là một trong những ứng cử viên sáng giá của ngôi vị Vua đầu bếp năm nay, là một trong những thí sinh có kinh nghiệm và kiến thức về văn hoá ẩm thực Việt Nam nhưng cuối cùng, chỉ vì chút sai sót trong việc nắm bắt đề thi, nữ hoạ sĩ Thúy Hồng phải dừng cuộc chơi trong sự luyến tiếc của nhiều người.
Ban đầu lựa chọn món ragu gà, tuy nhiên khi giám khảo phát hiện nấu sai đề, Thúy Hồng đã xoay chuyển tình thế sang món gà xào sa tế theo kiểu Indonesia, tuy nhiên vì hương vị không đảm bảo tính đặc trưng của món ăn, cô đành phải nói lời chia tay cuộc thi.
Món gà xào sa tế theo kiểu Indonesia của cô Thúy Hồng được đánh giá là sai chủ đề.
Anh Thư và Nguyên Giáp thoát hiểm dù cũng có món sushi vô cùng tệ, nhưng lại may mắn đúng chủ đề.
Chia sẻ về kết quả này, Thúy Hồng cho biết: "Một trong những yếu tố khiến tôi không tập trung tốt là vì sức khỏe, tôi đã bị khớp, rối loạn tiền đình từ những vòng trước và sau phần thi đi siêu thị, người cảm thấy mệt và phong độ không tốt nên tôi đã lờ mờ không định hình được đề thi chính xác là gì. Tôi nghĩ sức khỏe là điều quan trọng nhất ở cuộc thi này".
Cô Thúy Hồng chia tay cuộc thi.
Cô nói tiếp: "Kết quả của giám khảo là hoàn toàn đúng đắn vì nấu ăn phải có tinh thần vui tươi thì mới cố gắng và nấu ngon, bên cạnh đó đứng bếp cần những người trẻ có sức khỏe, với độ tuổi hiện tại như tôi rất khó để làm 1 đầu bếp chuyên nghiệp, chỉ hy vọng truyền đạt lại được những kinh nghiệm về ẩm thực cho mọi người".
Dù vậy, kết quả này vẫn khiến rất nhiều không hài lòng. Sau đêm qua, trang web của chương trình đã ngập tràn trong hàng trăm comment phản đối. Không ít người cho rằng đáng lẽ ra Anh Thư là người mới xứng đáng ra về bởi đây đã là tuần thứ 3 liên tiếp cô giáo dạy tiếng Anh này rơi vào nhóm nguy hiểm, trong khi đó trong những vòng thi trước, cô Thúy Hồng đều có thể hiện rất tốt. Chưa kể trong thử thách nấu món ăn gia đình trước đó, Anh Thư cũng là người có thực đơn tệ nhất. Tiếp đó, đến lượt các giám khảo cũng bị "công kích" khi quá gay gắt, không thông cảm cho cô Thúy Hồng do cao tuổi nên bị nghe nhầm đề.
Rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra xung quanh kết quả này.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều người thông cảm cho quyết định của ban giám khảo vì trong 2 bài thi, một bài làm dở và một bài lạc đề thì tất nhiên người làm lạc đề sẽ phải ra về. Nhưng Anh Thư và Nguyên Giáp cũng đủ để lại quá nhiều thất vọng với thể hiện không ổn định của mình, dù trước đó họ thậm chí còn được dự đoán sẽ trở thành quán quân.
Trong thử thách này, họa sĩ thiết kế 47 tuổi Quang Huy trở thành người xuất sắc nhất ở thử thách này với món cá tôm áp chảo sốt cà ri Ấn Độ.
Quang Huy giành chiến thắng với món cá tôm áp chảo sốt cà ri Ấn Độ.
Chia tay cô họa sĩ Thúy Hồng, 9 thí sinh nổi bật nhất của MasterChef cho đến thời điểm này sẽ tiếp tục với thử thách tiếp theo trong tập 13 được phát sóng vào lúc 20h thứ 6 tuần sau ngày 31/5 trên VTV3.
PHƯƠNG GIANG
Theo Infonet
Nghệ sĩ và scandal: Công cụ kiếm tiền tỉ của gameshow Scandal giúp tăng rating, nghệ sĩ được hưởng cát-xê có thể rất cao nhưng so với khoản thu lời khổng lồ của nhà sản xuất chỉ là một phần nhỏ. Họ chính là những công cụ kiếm tiền hiệu quả nhất cho nhà sản xuất. Với sự bùng nổ của truyền hình thực tế, hầu như thế giới có chương trình nào "hot"...