Truyền hình thực tế: Kịch bản nội tăng đột biến
Trong khi kịch bản truyền hình thực tế ( THTT) nước ngoài liên tục được nhập về thì trong nước đã bắt đầu tung ra những kịch bản “ thuần Việt”.
Nửa cuối năm 2014, với chương trình THTT, tỷ lệ kịch bản nội địa tăng gần ngang ngửa với kịch bản ngoại.
Cuối năm 2013, người viết đặt câu hỏi phải chăng THTT đã tới giai đoạn bão hòa, Trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6 của Đài Truyền hình Việt Nam, nhà báo Tạ Bích Loan cho biết: “THTT sẽ còn tồn tại khá lâu, những kịch bản lớn sẽ vẫn còn đất sống”. Dự đoán của chuyên gia này cho đến nay vẫn rất chính xác.
THTT “nội” phát triển về số lượng
Thực tế, THTT vẫn tăng trưởng rất mạnh và chưa có dấu hiệu chững lại. Năm nay có khoảng 20 chương trình THTT kịch bản nước ngoài lên sóng. Ngoài ra có tới 9 chương trình THTT “thuần Việt” mới toanh ra mắt như: Điều ước thứ 7, Những bài hát còn xanh, Cha con hợp sức, Gương mặt kế tiếp, Cùng xây tương lai, Tuổi 20 hát, Hoa khôi áo dài, Vợ chồng mình hát, Solo cùng bolero. Cộng với 9 chương trình cũ đang phát sóng, lần đầu tiên số lượng chương trình kịch bản nội và ngoại đang phát sóng gần ngang nhau. Đây quả thực là một con số ấn tượng, vì từ năm 2013 trở về trước Việt Nam chỉ có khoảng hơn 10 kịch bản THTT trong nước tự sản xuất. Trong 2 năm trước, mỗi năm chỉ có 2 đến 3 chương trình mới xuất hiện.
Chương trình THTT Sống khác (VTV6) hấp dẫn giới trẻ nhờ ý tưởng khác biệt.
THTT đang là một xu hướng khó cưỡng lại, nhiều chương trình truyền hình đã buộc phải “thực tế hóa” để tồn tại. Đơn cử như Đồ Rê Mí đã được phát triển thành chương trình THTT để tăng sức cạnh tranh, hay Những bài hát còn xanh 18 năm trước đây chỉ là chương trình trong studio, nay đã được nhà sản xuất BHD biến thành chương trình THTT.
Về cơ bản, các kịch bản chương trình giải trí được sản xuất trong nước hiện nay vẫn bị lệ thuộc cả về kỹ thuật, lẫn ý tưởng từ các kịch bản nước ngoài. Nhiều chương trình chỉ là bản sao có chút “biến báo”, sáng tạo.
Tuy nhiên, vẫn có những chương trình tìm được lối đi riêng như Điều ước thứ 7, Ngược chiều, Sống khác, Sinh ra từ làng… Thay vì chạy theo hướng giải trí, các chương trình này đã chọn làm các đề tài về xã hội, kết hợp các yếu tố thực tế, tài liệu. Những nhân vật, câu chuyện trong các chương trình này đều rất gần gũi, khán giả có thể nhìn thấy mình trong đó. Đạo diễn chương trình Điều ước thứ 7, Lại Bắc Hải Đăng cho biết tính thực tế chỉ là một cách thức để thực hiện nhằm tăng sự hấp dẫn, tương tác với khán giả, chương trình vẫn cố gắng giữ tính giải trí cao, nhưng để tạo bản sắc lại phải tìm ra những câu chuyện, những nhân vật thật sự gần gũi với khán giả Việt Nam.
Video đang HOT
Sáng tạo tới đâu?
Các nhà sản xuất Việt Nam khi tung ra sản phẩm nội địa đều quảng bá đây là chương trình có kịch bản “thuần Việt”. Tuy nhiên, để khẳng định là “thuần Việt” thì không chính xác. Vì về cơ bản, các kịch bản nội địa hiện nay vẫn sử dụng “công nghệ” làm THTT ở nước ngoài, có chăng là khác biệt về nội dung. Nhưng phần lớn kịch bản nội địa hiện nay có nội dung na ná các chương trình nước ngoài.
Xem Những bài hát còn xanh, Tuổi 20 hát, Vợ chồng mình hát, Solo cùng bolero sẽ thấy kết cấu chương trình, thể thức thi không có gì khác so với các cuộc thi THTT ca hát hiện nay. Có chăng những người tạo ra các kịch bản này đã khôn ngoan chọn “phân khúc” hẹp. Đối với Những bài hát còn xanh, Tuổi 20 hát chọn đối tượng thi là người trẻ, cho họ thử sức với các ca khúc “vượt thời gian” của nhạc Việt. Còn Solo cùng bolero nhắm vào cộng đồng yêu nhạc “sến” khá đông đảo ở Việt Nam. Đây là sự lựa chọn khá nhanh nhạy khi những giọng ca bolero bắt đầu gây được chú ý ở các cuộc thi lớn như Giọng hát Việt, X Factor. Còn kịch bản Cha con hợp sức gần như sao chép ý tưởng của kịch bản nổi tiếng của Hàn Quốc – Bố ơi, mình đi đâu thế?
Trong số này, kịch bản Hoa khôi áo dài Việt Nam hiện đang được chú ý nhất. Ý tưởng của chương trình này không lạ, nhưng mới vì lần đầu tiên khán giả Việt được theo dõi một chương trình THTT về nhan sắc. Tuy nhiên, kịch bản này được xem là sự chọn lọc, tổng hợp từ nhiều kịch bản ngoại khác. Xem Hoa khôi áo dài Việt Nam thấy có bóng dáng của Vietnam’s Next Top Model, Big Brother… Ngoài ra, nhà sản xuất còn tận dụng tối đa các mối quan hệ trong các chương trình họ đã từng sản xuất để đưa vào nội dung. Họ mời giám khảo Master Chef Tuấn Hải đến nấu ăn, giảng về ẩm thực cho thí sinh, thậm chí mời cả nữ diễn viên đóng vai bà nội trong phim Vừa đi vừa khóc đến trò chuyện với thí sinh.
Theo Ngọc Diệp/ Thể thao văn hoá
Lần đầu tiên trưng bày sư tử và nghê thuần Việt
Gần 60 hiện vật nghê, sư tử bằng chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, lần đầu tiên ra mắt công chúng nhằm giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá giá trị độc đáo trong kho tàng di sản nghệ thuật dân tộc.
Sáng 7/11, triển lãm chuyên đề "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam" đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chương trình giới thiệu gần 60 hiện vật, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng và một số tư liệu video, hình ảnh...
Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Phan Văn Tiến cho biết, bộ sưu tập này hết sức đặc sắc, phong phú, có giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như ý nghĩa văn hóa, tâm linh. "Đây là những linh vật đi suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, mang theo những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ trăm năm trước để lại. Triển lãm lần này nhằm giúp nhân dân cũng như các nghệ nhân chế tác linh vật được tận mục sở thị và tìm hiểu cách tạo hình, ý nghĩa văn hóa lịch sử và ban đầu nhận biết được các linh vật thuần Việt với linh vật ngoại lai", ông Tiến nói.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo cho biết, hai con thú được coi như người bạn thân thiết của người Việt là trâu và chó. Do cần một linh vật để chống lại tà ma ác quỷ, ông cha ta đã dựng chó đá có những chi tiết oai vệ ở nhiều nơi. Vì linh thiêng nên chó đá được gọi là con nghê.
Đôi nghê gỗ thế kỷ 17-18, tại đền Đồng Lư, tỉnh Nam Định.
Theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Cục phó Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, con nghê rất gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt xưa. Hình tượng nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên nhiều vật dụng như chậu hoa hình nghê...
...cây đèn hình nghê (thế kỷ 15-16)...
Lư hương hình nghê, thời Nguyễn. Nghê trong thời kỳ này vẫn là linh vật gắn bó với hương khói, là con vật được tôn sùng. Ở chiếc lư hương này, không chỉ có đôi nghê đá đằng trước đang chồm ra mà ở lớp sau cũng có đôi nghê ngồi chầu yên lặng.
Hộ pháp chùa Nhân Trai (Hải Phòng, cuối thế kỷ 16) cưỡi lên nghê đá.
Nghê thời Lý thế kỷ 17 làm bằng gốm ở chùa Cổ Chất, tỉnh Nam Định.
Nghê được chế tác bằng đá ở thế kỷ 17.
Sư tử ở chùa Bà Tấm, Hà Nội.
Sư tử chầu ngọc được làm từ chất liệu đá (thế kỷ 11) tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Trong Phật giáo Việt Nam còn có hình tượng sư tử cõng tòa sen như bệ tượng chùa Hương Lăng, thời Lý. "Qua các thời kỳ, hình tượng nghê, sư tử được các nghệ nhân sáng tạo, có tạo hình khác nhau nhưng điểm chung là mang nét hiền hòa, vui vẻ, đường nét uyển chuyển, không khoe cơ bắp hay sự dữ dằn như tạo hình của sư tử Trung Quốc", nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo nói.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Lại Bắc Hải Đăng bật mí về chương trình không thể lên sóng Chàng đạo diễn trẻ của Điều ước thứ 7 cho biết, có lần thực hiện xong câu chuyện về một anh chàng học nhạc viện yêu cô gái mù và mơ ước thi Sao Mai nhưng hóa ra anh ta đã có vợ. Để đem những ý tưởng lãng mạn, hiện thực hóa ước mơ cho từng người vào mỗi tuần không phải...