Truyền hình nước ngoài “đổ bộ” VN: Du lịch thơm lây được bao lâu?
Với ngành kinh doanh được mệnh danh là “không khói”, những tín hiệu ấy được kỳ vọng sẽ giúp du lịch nước nhà bứt phá và dần tiệm cận với các cường quốc du lịch trong khu vực.
Thời gian qua ngành du lịch liên tục nhận được những tín hiệu mừng khi hàng loạt những dự án phim bom tấn, nhiều kênh truyền hình nước ngoài đua nhau đến Việt Nam quay phim, ghi hình. Mới đây nhất, chương trình truyền hình thực tế Cuộc đua kỳ thú phiên bản Canada và Ba Lan cũng đã bắt đầu thực hiện những cảnh quay ở một số địa phương của nước ta.
Một tin vui khác từ ông Trần Nhất Hoàng, Phó cục trưởng cục Hợp tác quốc tế (bộ VH-TT-DL): “Sau nhiều dự án được thực hiện tại Việt Nam của các hãng truyền hình, hãng phim Nhật, Mỹ, Úc hay châu Âu, phía Việt Nam đã nhận được phản hồi tốt từ đối tác, đặc biệt là cảnh quan đẹp, con người và văn hóa hấp dẫn”. Với một ngành kinh doanh được mệnh danh là “không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng” thì những tín hiệu trên được kỳ vọng sẽ giúp du lịch nước nhà bứt phá và dần tiệm cận với những cường quốc du lịch trong khu vực.
Bởi lẽ khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì thế giới cũng ngày càng “phẳng”. Sự bùng nổ của internet, mạng xã hội, các kênh video đại chúng … dần trở thành con át chủ bài trong việc quảng bá hình ảnh của mình. Cộng thêm sự lên ngôi của phim ảnh và truyền hình thực tế thì sức mạnh quảng bá chẳng khác nào “hổ mọc thêm cánh”.
Có lẽ chưa bao giờ hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam lại được quảng bá rộng rãi và mạnh mẽ với bạn bè quốc tế như hiện nay. Những khung cảnh ấy thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim bom tấn, những chương trình truyền hình thực tế “hot” hay các kỉ lục thế giới. Ngành du lịch thực sự đang đứng trước rất nhiều cơ hội, có đủ cả yếu tố thiên thời và địa lợi để “cất cánh”.
Video đang HOT
Cuộc đua kỳ thú phiên bản Canada tại Bến tàu Cái Bè (Việt Nam). Ảnh: Thanh niên.
Theo thống kê từ Tổng Cục Du lịch, năm 2015 có khoảng 33% khách quốc tế quay trở lại Việt Nam. Nếu so sánh với số liệu những năm trước, rõ ràng đây là một thông tin đáng khích lệ. Nhưng những thống kê khác cũng chỉ ra rằng, các điểm du lịch của Việt Nam hầu như thu hút khách du lịch quốc tế mới đến thăm lần đầu (theo thống kê năm 2014 thì con số này là 90%).
Nói vậy để thấy rằng, du khách quốc tế đến với chúng ta thực sự vì Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ. Và dĩ nhiên, họ đến để thỏa mãn sự tò mò mà trước đó họ từng nghe và chứng kiến qua các phương tiện truyền thông. Sau đó thì họ ít quay trở lại.
Nếu xét tới những yếu tố làm nên một nền công nghiệp du lịch phát triển thì danh lam, thắng cảnh chỉ là điều kiện cần. Yếu tố con người (trong đó có khả năng làm dịch vụ, văn hóa, lối sống, tình trạng xã hội …) là điều kiện đủ và tiên quyết cho ngành du lịch “cất cánh”.
Trở lại vấn đề chúng ta đang xét ở trên thì dù phim ảnh, truyền hình, kỉ lục quốc tế có quảng bá cho Việt Nam đến đâu chăng nữa, tất cả vẫn chỉ thuộc về yếu tố ngoại sinh. Tức là họ giúp làm tăng tính tò mò của bạn bè quốc tế về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Điều đó có nghĩa khách du lịch lần đầu tới Việt Nam cũng tăng lên, thậm chí tăng mạnh. Nhưng khiến du khách quay trở lại vốn là một câu chuyện khác, vượt khỏi khả năng của những bộ phim hay các kỉ lục. Nó thuộc về yếu tố nội sinh của một nền văn hóa, thuộc về yếu tố con người.
Chúng ta vui mừng trước những con số thống kê, những tín hiệu khả quan nhưng cũng không nên vì thế mà ngộ nhận. Bởi nếu cứ chăm chăm tập trung phát triển những yếu tố ngoại sinh, lượng du khách có thể tăng đột biến trong thời gian ngắn nhưng sự phát triển đó thiếu căn bản và đặc trưng cho lối làm “ăn xổi” điển hình. Đó là điều cần phải cảnh giác.
P. Thiệu
Theo NTD
"Hồ sơ Panama": Ông Johnathan Hạnh Nguyễn "tôi đã hết liên quan"
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn - người được mệnh danh là ông vua hàng hiệu tại Việt Nam khẳng định thời điểm hiện tại ông không còn liên quan gì đến công ty có tên trong hồ sơ Panama.
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết thông tin tên ông ở trong danh sách hồ sơ Panama
Mới đây, kết quả tìm kiếm trên trang chủ của ICIJ xuất hiện tên ông Johnathan Hanh Nguyen, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương trong hồ sơ Panama. Thông tin này được báo chí trong nước đưa tin rầm rộ.
Trao đổi với PV Infonet, ông Johnathan Hạnh Nguyễn khá bình tĩnh và ông giải thích về việc tên mình xuất hiện trong hồ sơ Panama.
Ông Hạnh Nguyễn liên tục khẳng định rằng, trong 189 người Việt có tên trong danh sách "Hồ sơ Panama" hoàn toàn không có tên của tôi, mà tôi chỉ có tên trong danh sách của công ty đa quốc gia bởi vì tôi là Doanh nhân Việt kiều Philippine.
"Ngày 6/3/2008, Công ty Imex Asia Pacific International Limited (IAP) được thành lập và tôi có mua cổ phần để trở thành cổ đông của công ty này. Tuy nhiên, công ty này chỉ tồn tại được 6 tháng, đến ngày 9/9/2008 tôi cũng đã trả lại cổ phần của công ty này và hiện nay công ty này đã đóng cửa. Đối với công ty Imex Pan Pacific Group Inc, tôi có tham gia một số cổ phần, nhưng thời gian tham gia cũng chỉ khoảng 3 năm, đến ngày 4/9/2007 tôi không còn là cổ đông của công ty này nữa.
Hơn nữa, theo ông Hạnh Nguyễn việc ông mua cổ phần của các công ty này là một hoạt động bình thường, vì bản thân ông là một doanh nhân Việt kiều Philippine và là một nhà đầu tư Quốc tế, vấn đề này ở các nước trên thế giới là hoàn toàn hợp lệ, không có gì gọi là phạm pháp cả.
Đặc biệt, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng cho rằng "Việc các cá nhân hay tập thể có tên trong "Hồ sơ Panama" không có nghĩa là họ đã vi phạm pháp luật, mà phải tùy vào từng trường hợp cụ thể".
Riêng về nghĩa vụ thuế của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương tại Việt Nam, hàng năm toàn bộ các công ty thuộc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương tại Việt Nam nộp thuế cho nhà nước hơn 1.270 tỷ đồng và đã được các cơ quan thuế của Việt Nam thanh tra và xác nhận công ty đến nay đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế.
"Chúng tôi luôn tự hào rằng mình đã luôn hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước khi làm ăn kinh doanh tại Việt Nam" - ông Hạnh Nguyễn cho biết.
Theo_24h
Nghiệt ngã số phận của những đứa con theo mẹ trở về từ xứ người Cô dâu Việt Nam đưa con trở về nước đang là thực trạng ở nhiều tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Những đứa con trở về cùng mẹ cũng phải mang số phận long đong. Nhiều tỉnh, thành ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện tồn tại hàng nghìn trường hợp trẻ em là con của những người...