Truyện cười từ giảng đường đến ký túc xá
Không phải ai cũng qua thời sinh viên, nhưng chuyện về sinh viên thì ai cũng biết.
Có bầu
Giáo sư y khoa kiểm tra một anh sinh viên:
- Những biểu hiện bên ngoài nào chứng tỏ một phụ nữ đã có bầu.
- Thưa thầy… đó là tóc bị rụng, bụng to và… dáng đi lắc lư ạ.
- Thế anh có thấy tôi bị rụng tóc không?
- Có ạ.
- Bụng tôi có to không?
- Có ạ.
- Tôi đi có lắc lư không?
- Có ạ.
- Vậy anh hãy chờ khi nào tôi sanh thì tôi sẽ cho anh 4 điểm.
*
* *
Không sao
Hai sinh viên nói chuyện với nhau:
- Cậu vừa nói là giáo sư X rất đãng trí, để nguyên quần áo nằm vào bồn tắm à? Thế quần áo ông ta ướt hết còn gì?
- Không hề ướt, vì ông ấy quên không mở vòi nước.
*
* *
Hỏi cho rõ
Giáo sư y khoa hỏi một học sinh, anh này nói:
- Thưa giáo sư, câu hỏi này liên quan tới họng, mà em thì chỉ muốn thành bác sĩ chuyên về mũi thôi ạ.
- Ra thế đấy. Vậy anh có thể nói rõ là anh muốn chuyên về lỗ mũi bên trái hay bên phải được không?
*
* *
Xả láng
Năm mới, một sinh viên vào căn tin của trường:
- Tôi muốn một ly nước với nửa ổ bánh mì.
- Đầu năm mà chỉ vậy thôi sao? – nhân viên phục vụ hỏi lại.
- Thôi được, đã xả láng thì cho xả láng luôn. Anh cho một xô nước và một ổ bánh mì đi.
*
* *
Video đang HOT
Học vẹt
Giáo sư ra câu hỏi cho sinh viên:
- Các anh chị hiểu thế nào về đơn vị 1 sức ngựa?
- Thưa giáo sư, đó là… là… trọng lượng của một con ngựa cao 1 mét và nặng 1 kg ạ.
- Chà… chà… Vậy anh đã nhìn thấy một con ngựa như vậy bao giờ chưa?
- Thưa giáo sư, chưa ạ. Vì người ta phải bảo vệ nó trong kho chứa thiết bị đo lường ạ.
*
* *
Gợi ý sát sàn sạt
Ban giám khảo đặt câu hỏi:
- Câu thứ nhất 10 điểm: Người ta đo cường độ dòng điện bằng gì?
Im lặng.
- Thôi được. Câu thứ hai 7 điểm: Trong 3 dụng cụ sau, cái nào dùng để đo cường độ dòng điện: Vôn kế, Am-pe kế, Ôm kế?
Im lặng.
- Thôi được, câu thứ ba 4 điểm: Có phải người ta đo cường độ dòng điện bằng Am-pe kế không?
*
* *
Thuốc nhức đầu
Một sinh viên y khoa xin phép giáo sư:
- Thưa thầy, hôm nay em bị Angina (nhức đầu), em xin được nghỉ học ạ.
Sau giờ học, giáo sư đi về ngang qua công viên thì thấy sinh viên nọ đang đi dạo với một cô gái xinh đẹp. Ông ta gọi cậu ta lại và nói:
- Này cậu, với một Angina như thế này thì đáng lẽ cậu không nên ra khỏi giường mới phải.
*
* *
Các kiểu sinh
Giáo sư y khoa nói với một sinh viên:
- Anh biết gì về các kiểu sinh đẻ?
- Thưa thầy có 3 kiểu ạ. Thứ nhất là sinh sớm, thứ hai là sinh trễ và thứ 3 là sinh không đúng.
- Anh hãy nói cụ thể hơn xem nào.
- Thưa thầy, sinh sớm là sinh trước khi cưới, sinh trễ là sinh sau khi chồng mất đã 3 năm và sinh không đúng là vợ mình không sinh mà là cô gái hàng xóm sinh ạ.
Theo VNE
Mẹo hay cho SV ký túc xá dễ hòa nhập
Với ưu điểm: chi phí thấp, bảo đảm an ninh, gần trường... Ký túc xá các trường ĐH, CĐ luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều SV khi chọn chỗ ở.
Sống trong môi trường tập thể không phải là việc dễ dàng. Nhưng cũng có khá nhiều cách giúp bạn hòa nhập vào cuộc sống này đấy.
Hăng hái tham gia các hoạt động tập thể
Những buổi liên hoan, hát hò, dã ngoại... là khoảng thời gian ngắn ngủi giúp mọi người xích lại gần nhau, khám phá sở trường và hiểu nhau hơn. Vì thế đừng đứng ngoài cuộc vui. Bạn hãy sắp xếp công việc cá nhân và tích cực tham gia cùng mọi người nhé.
Đề ra nguyên tắc chung
Hãy chú trọng điểm này ngay từ đầu.
Mọi người trong phòng cùng thảo luận và đưa ra những nguyên tắc chung cho cuộc sống tập thể: đề ra lịch dọn dẹp vệ sinh trong phòng, những yêu cầu chung về giờ sinh hoạt, học tập hay bạn bè tới chơi... Yêu cầu tất cả mọi người cùng thực hiện và ai vi phạm sẽ có những "chế tài" xử lý riêng.
Ngoài ra các bạn còn có thể lập quỹ phòng để chi cho các hoạt động vui chơi, liên hoan... Nếu ai vi phạm nội quy phòng, các bạn có thể xung công quỹ một khoản nho nhỏ nữa đấy.
Có ý thức trách nhiệm chung
Đây là ý thức tự giác của mỗi người. Ở ký túc xá, bạn sẽ phải sống từ 8-10 người/phòng. Vì thế việc sinh hoạt chung có đụng chạm tới lợi ích của người khác là điều không thể tránh khỏi. Mỗi bạn cần đề cao ý thức tự giác cá nhân, có ý thức giữ gìn đồ đạc chung của cả phòng và đồ dùng cá nhân. Cố gắng tránh mượn đồ dùng cá nhân làm ảnh hưởng tới sinh hoạt cá nhân của các bạn cùng phòng.
Cuộc sống ký túc xá luôn đông đúc và bạn khó có thể có không gian riêng. Hãy biết điều chỉnh để hòa nhập với các bạn.
Tự điều chỉnh bản thân
Ở ký túc xá sẽ không thoải mái như bạn ở nhà hay trọ ở ngoài chỉ có 2-3 người. Bạn phải học cách quen với cuộc sống đông đúc, chật chội, ít khi có không gian riêng. Để tránh ảnh hưởng tới người khác, điều quan trọng là bạn phải tự thay đổi tính cách, thói quen cuộc sống cá nhân để thích hợp với môi trường tập thể và nhiều người khác.
Thẳng thắn, cởi mở và chân thành với bạn
Không nói dối bạn bè trong phòng. Chân thành, thẳng thắn, cởi mở sẽ giúp bạn có được lòng tin của mọi người và hòa đồng với các bạn trong phòng.
Bạn không thể làm hài lòng tất cả các bạn trong phòng nhưng hãy cố gắng tìm ra những điểm chung dù rất nhỏ với các bạn. Tìm cho mình hơn một người bạn cùng phòng. Điều ấy sẽ giúp bạn gắn kết và không bị lẻ loi trong phòng.
Không "bà tám"
Đây là điều tuyệt đối nên tránh. Sống trong tập thể, nguồn thông tin để các bạn buôn bán "luôn luôn dồi dào bất tận". Nhưng hãy tránh việc ngồi lê đôi mách trong ký túc xá vì những "camera cá nhân" siêu nhỏ luôn được đặt tại mọi ngóc ngách, mọi căn phòng. Vì thế nếu không muốn tự biến mình thành "chim lợn" làm người khác khó chịu thì hãy tránh xa "bà tám" ra nhé.
Đoàn kết
Đoàn kết luôn gắn chặt mọi người với nhau hơn. Căn phòng tập thể sẽ vui vẻ và ấm áp hơn. Đừng chỉ nghĩ tới mình mà hãy biết cảm nhận, chia sẻ với mọi người xung quanh nữa bạn nhé. Ký túc xá sẽ là nơi giúp bạn có những kĩ năng sống, hòa đồng với tập thể rất tuyệt vời.
Theo PLXH
Sinh viên công khai phì phèo thuốc lá chốn giảng đường Quy định cấm thuốc lá nơi công cộng có vẻ chưa "chạm" đến giới sinh viên. Cảnh các nam sinh tranh thủ nghỉ giữa giờ tự thưởng cho mình điếu thuốc trên tay không còn xa lạ trên giảng đường và sau cánh cổng của các trường đại học. Dạo qua một số trường đại học, trước cổng chính và sau cổng phụ...