Truy vết người nghi nhiễm nCoV qua ứng dụng điện thoại
Bộ Y tế cùng Bộ thông tin Truyền thông triển khai ứng dụng Bluezone tại Đà Nẵng nhằm truy vết những người tiếp xúc gần ca mắc Covid-19.
Với ứng dụng Bluezone, khi xác định một người nhiễm nCoV, những người tiếp xúc với người nhiễm 10 phút ở khoảng cách 2 m trong 14 ngày, sẽ nhận được cảnh báo bảo vệ cá nhân và cộng đồng.
Ứng dụng này sẽ giúp khoanh vùng chính xác những người tiếp xúc, hạn chế người cần phải đi cách ly, thay vì cách ly hàng nghìn người khi phát hiện một ca nhiễm.
Bộ Y tế khuyên người dân nên cài đặt ứng dụng Bluezone để tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.
“Ưu điểm của ứng dụng là giúp phát hiện sớm, từ đó xác định đúng các F1, giảm số người phải cách ly”, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin Truyền thông, cho biết ngày 26/7.
Ứng dụng truy vết người nghi nhiễm được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Từ tháng 3-4, các nước như Mỹ, Singapore, Australia, Việt Nam… đã sử dụng ứng dụng truy vết người nghi nhiễm bệnh. Đến tháng 6/2020, một số quốc gia châu Âu cũng áp dụng công nghệ truy vết như Đức, Italy.
Phần mềm này trước mắt sẽ được triển khai tại thành phố Đà Nẵng và dần mở rộng tại các tỉnh, thành phố khác, theo đại diện Bộ Y tế.
Video đang HOT
Đà Nẵng hiện ghi nhận 4 ca nhiễm cộng đồng, nguồn lây chưa rõ ràng. Bộ Y tế chỉ đạo Đà Nẵng xét nghiệm diện rộng để sàng lọc những người nghi nghiễm nCoV và tìm nguồn lây bệnh.
Truyền thông Anh: Vì sao Việt Nam không còn cần đến giãn cách xã hội?
Hãng tin truyền hình ITV News của Anh hôm 4/5 nhận định giãn cách xã hội (cách ly xã hội) không còn cần thiết ở Việt Nam nhờ việc lần dấu người tiếp xúc ca nhiễm Covid-19 được thực hiện nghiêm ngặt.
Dưới đây là nội dung bài viết của ITV News.
Khi các nước khác trong khu vực đang tranh luận về các biện pháp phong tỏa, Việt Nam đã đóng cửa biên giới và đưa ra một hệ thống lần dấu và tìm kiếm người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Các trường học và tổ chức giáo dục khác đồng loạt đóng cửa vào đầu tháng 2 khi các ca lây nhiễm đầu tiên được phát hiện tại quốc gia Đông Nam Á này.
Các đường phố nhộn nhịp và khu chợ đông đúc ở Việt Nam sẽ là điều kiện để dịch Covid-19 lây lan nhanh. Với điều kiện còn hạn chế của một quốc gia đang phát triển, chính phủ Việt Nam phải tìm ra được một chiến lược phù hợp để đối phó với đại dịch tiềm ẩn.
Sau đại dịch SARS năm 2002-2003, Việt Nam đã đầu tư vào các biện pháp bảo vệ người dân và luôn sẵn sàng cho một tình trạng khẩn cấp y tế.
Ban đầu, việc lần dấu người tiếp xúc với ca nhiễm Covid-19 được thực hiện bởi các nhóm theo dõi cộng đồng nhưng một ứng dụng (Bluezone) đã kịp thời được phát triển để hỗ trợ việc lần dấu, không chỉ những người tiếp xúc gần mà còn cả những người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2, F3, F4, F5).
Ông Trần Hải, giám đốc điều hành của Bkav Electronics, cho biết: "Càng nhiều người sử dụng, ứng dụng này sẽ càng hiệu quả. Nó hoạt động như một hệ miễn dịch cộng đồng được hỗ trợ bởi công nghệ. Điều đó có nghĩa rằng khi ứng dụng được phổ biến trong cộng đồng (khoảng 60% dân số cài đặt và sử dụng), nó sẽ giúp bảo vệ mọi người vì tất cả mối liên hệ sẽ được sao lưu vào dữ liệu cộng đồng".
Người dân Việt Nam tin tưởng vào cách đối phó dịch Covid-19 của chính phủ. Ảnh: Vietnam Insider
Người dân Việt Nam cũng bày tỏ sự tin tưởng vào cách đối phó dịch Covid-19 của chính phủ. Một người dân địa phương cho biết: "Tôi nghĩ nếu chúng tôi xem nhẹ việc đối phó Covid-19, dịch bệnh này sẽ tái bùng phát. Nhưng ở đất nước chúng tôi, chính phủ có các biện pháp hiệu quả để ngăn dịch, không để nó quay trở lại".
Với việc không có ca nhiễm nội địa mới trong 3 tuần qua và không có ca tử vong vì Covid-19 từ đầu dịch đến nay, sự chuẩn bị và cách đối phó của Việt Nam với dịch bệnh dường như đã phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam không tỏ ra chủ quan vì những thành công "ban đầu". Một số biện pháp phòng ngừa vẫn được duy trì vì "dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát". Các trường học dù đã được mở cửa trở lại nhưng vẫn yêu cầu toàn bộ học sinh, cán bộ, giáo viên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và kiểm tra thân nhiệt.
Học sinh Việt Nam được đo thân nhiệt khi tới trường. Ảnh: AP
Chính phủ Anh và bộ phận kỹ thuật số của Cơ quan Y tế Anh đang trong quá trình phát triển một ứng dụng tương tự như Việt Nam, giúp người dùng biết họ gần đây có tiếp xúc gần với một người có thể bị nhiễm Covid-19 hay không.
Bản dùng thử của ứng dụng sẽ được sử dụng từ ngày 5/5, theo Bộ trưởng Y tế Anh, Matt Hancock. Nếu hiệu quả, nó sẽ được triển khai trên toàn quốc. Theo ông Hancock, ít nhất một nửa dân số Anh phải cài đặt và sử dụng ứng dụng nếu nó hiệu quả.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Thực hư thông tin Bluezone 'ảnh hưởng an toàn và riêng tư của người dùng' Một số diễn đàn công nghệ đang rộ lên thông tin phần mềm 'truy vết' Covid-19 Bluezone không an toàn với người dùng. Cục Tin học hoá (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết sẽ mở mã nguồn và tiếp thu đóng góp của cộng đồng. Phần mềm truy vết Bluezone hiện đã được 24.000 người cài đặt và sử dụng Bluezone...