Truy vấn trách nhiệm Giám đốc Sở Xây dựng vụ vỡ hồ làm 4 người chết
“Nhân lực của sở quá ít, trong khi tỉnh lại rộng, chúng tôi không đủ người để thanh tra, kiểm tra hết tất cả các dự án được. Chúng tôi đã làm hết sức mình rồi”, ông Lê Văn Dẽ nói.
Sáng 6.12, tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Khánh Hòa, rất nhiều đại biểu chất vấn ông Lê Văn Dẽ, Giám đốc Sở Xây dựng, liên quan đến vụ vỡ hồ tại dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú ở phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang, làm chết 4 người, 9 ngôi nhà bị san phẳng xảy ra vào sáng 18.11.
“Không có cái hồ bơi vô cực nào cả”
Đại biểu Nguyễn Quốc Thịnh chất vấn có hay không việc vỡ hồ bơi vô cực tại dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú làm chết 4 người?
Ông Lê Văn Dẽ khẳng định không có cái hồ bơi nào cả. “Chúng tôi chưa cấp phép, doanh nghiệp chưa thi công thì làm sao có hồ bơi vô cực trên đó được. Tôi xin nói rõ không hề có cái hồ bơi vô cực nào trên dự án Hoàng Phú như báo chí nói”, ông Dẽ trả lời.
Vị trí doanh nghiệp thừa nhận đào đất để làm hồ bơi vô cực. Ảnh: Minh Hòang.
Vị Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa lý giải chỗ bị vỡ là một cái hố dài 15 m, rộng 3 m sâu 0,8 m. “Chỗ này doanh nghiệp cho đào để lấy đất làm nền nhà hàng, chứ không phải làm hồ bơi”, ông Dẽ nói.
Còn tại sao có dòng nước chảy về đó, gây sạt lở sụp đổ nhà dân và gây chết người, ông Dẽ cho rằng với lượng mưa gần 400 mm vào đêm 17 sáng 18.11, thì không có gì chịu đựng nổi.
Video đang HOT
“Lượng mưa quá lớn đổ vào một phần sườn núi Cô Tiên chảy về dự án Hoàng Phú. Chủ đầu tư đã làm mương đón nước từ sườn núi xuống, đồng thời dẫn nước về hố thu bằng ống bê tông có phi 500 để đưa qua mương hở, chảy về đường 2.4. Nhưng cái ống đón nước đó không đủ với lượng nước mưa gần 400 mm, chính vì thế nó có hiện tượng nước tràn qua hố thu, đồng thời mở một con đường mới để chảy, không qua hệ thống thoát định sẵn”, ông Dẽ phân trần.
Đại biểu Nguyễn Quốc Thịnh truy trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng ở đâu khi dự án thi công trái phép 7 năm, dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng làm chết 4 người?
Ông Dẽ trả lời trách nhiệm không thể của một Sở Xây dựng, mà đầu tiên là của chính quyền địa phương. “Nhân lực của sở quá ít, trong khi tỉnh lại rộng, chúng tôi không đủ người để thanh tra, kiểm tra hết tất cả các dự án được. Chúng tôi đã làm hết sức mình rồi”, ông Dẽ nói.
Về vụ vỡ hồ, ông Dẽ một lần nữa khẳng định chủ đầu tư không xây dựng cái hồ bơi vô cực nào. “Theo thiết kế được duyệt thì có hồ bơi diện tích khoảng 300 m2. Chủ đầu tư chưa xây dựng hồ bơi, nếu làm thì phải có hồ sơ thiết kế riêng gửi đến cơ quan chức năng thẩm định, cấp phép”, ông Dẽ trả lời và cho biết cái hố trên có một phần nằm ở vị trí xây dựng hồ bơi trong thiết kế chung được phê duyệt.
“Sự cố ngày 18.11, chủ đầu tư không lường trước được lượng mưa quá lớn như vậy. Cống thoát nước chủ đầu tư xây dựng chỉ để đón lượng nước mưa bình thường mà thôi. Khi mưa lớn sẽ tràn qua cái phễu thu làm bằng đá, rồi nước chảy về hố chủ đầu tư đã cho đào để lấy đất đổ vào công trình nền nhà hàng. Nước quá lớn đã phá vỡ bờ bao làm bằng kè đá lô ca sắp chồng lên, không có vữa để liên kết, chính vì vậy gây sạt lở dẫn đến chết người”, ông Dẽ thừa nhận.
Ngay lập tức, ông Lê Xuân Thân, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa, truy vấn vậy doanh nghiệp xây dựng các hạng mục như nhà hàng, đào hố sâu 0,8 m, làm kè bằng đá lô ca và ống dẫn nước có đúng thiết kế và được cấp phép chưa?
Ông Dẽ trả lời khi múc đất tạo hố, doanh nghiệp không tuân thủ theo bản vẽ quy hoạch san nền. Về nguyên tắc san nền là lấy đất chỗ cao, đắp vào chỗ thấp. Trong khi doanh nghiệp này lại làm ngược lại. Ở đây chủ đầu tư đã đi múc một hố sâu 0,8 m, để đắp vào công trình dịch vụ, việc này là sai và chưa được cơ quan thẩm định, cấp phép.
Chủ đầu tư thừa nhận đào hố làm hồ bơi
Trái với trả lời của ông Lê Văn Dẽ, trao đổi với Zing.vn trước đó, bà Nguyễn Thị Hoài Thanh, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thanh Châu, chủ đầu tư dự án nhà ở cao cấp Hoàng Phú Nha Trang, thừa nhận khu vực đào hố lấy đất đắp nền nhà hàng là để tạo hình làm hồ bơi.
Theo bà Thanh, trước khi xảy ra sự cố khoảng 10 ngày, công ty đã huy động xe ủi, xe đào núi, san lấp mặt bằng xây dựng nhà hàng đón khách. Thời điểm này, doanh nghiệp cũng cho các phương tiện cơ giới đào đất tại vị trí dự kiến làm hồ bơi vô cực.
“Cái này một công đôi việc, chúng tôi vừa đào núi lấy đất để đắp nền làm nhà hàng, vừa tạo hố hình thành hồ bơi. Vị trí múc đất tạo hồ sâu có trong thiết kế xây hồ bơi, như trong bản vẽ chi tiết 1/500 đã được phê duyệt”, vị giám đốc doanh nghiệp nói.
Zing.vn đặt câu hỏi việc xây hồ bơi thuộc dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú đã được cơ quan chức năng cho phép hay chưa, thì bà Thanh thừa nhận doanh nghiệp chưa hoàn chỉnh thủ tục xin phép.
“Chúng tôi múc đất với mục đích tạo nền móng làm nhà hàng, tiện thể tạo hố hình thành hồ bơi. Hiện bản vẽ thiết kế hồ bơi đang vạch ra ý tưởng, chứ chưa xây nên công ty chưa xin phép”, bà Thanh trần tình.
Theo bà Thanh, đến nay dự án đã điều chỉnh 3 lần, gần nhất là năm 2017. “Công ty chỉ căn cứ vào bản phê duyệt chi tiết 1/500 hồi năm 2011 để làm dự án. Điều chỉnh cũng chỉ một số hạng mục nhỏ nhưng không thay đổi gì cả nên chúng tôi nghĩ không cần xin phép gì thêm”, bà Thanh nói.
Vị nữ giám đốc cũng cho biết ban đầu công ty này dự kiến xây hồ bơi rộng hơn 974 m2. Tuy nhiên, đến nay công ty dự kiến điều chỉnh hồ bơi người lớn rộng 200 m2, còn lại khu hồ bơi dành cho trẻ em và khu ngâm chân rộng khoảng 300 m2.
Mua đất tái định cư cho 7 hộ bị thiệt hại
Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, cho biết mới đây, Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thanh Châu đã đề xuất mua đất và hỗ trợ tiền để người dân xây lại nhà tại một khu vực khác an toàn hơn. Công ty dự kiến mua khoảng 600 m2 đất ở thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, phân lô để tái định cư cho 7 hộ gia đình.
Tuy nhiên, những hộ bị sập nhà không đồng ý vì họ cho rằng khu Đắc Lộc xa trung tâm, hay ngập lụt và không thuận lợi cho công việc, cũng như con cái học hành.
Theo An Bình (Zing)
Đà Nẵng "đe" xử lý hình sự cán bộ dung túng cho xây dựng trái phép
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng mà dung túng, bao che không xử lý hoặc xử lý không kịp thời... tuỳ mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung Quy chế quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn của chính quyền TP Đà Nẵng vừa ban hành.
Một công trình xây dựng trái phép ở khu vực vỉa hè ngay trung tâm TP Đà Nẵng vừa bị buộc phải tháo dỡ.
Nội dung Quy chế nêu rõ Chủ tịch UBND phường, xã, quận, huyện chịu trách nhiệm toàn diện về các vi phạm trật tự xây dựng (quy định trong Luật xây dựng) trên địa bàn. Đồng thời, quy định trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND TP và trách nhiệm đối với Chánh Thanh tra Sở xây dựng trong quản lý trật tự xây dựng.
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng mà dung túng, bao che không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng hành vi vi phạm, không đúng trình tự thủ tục và thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải đền bù theo quy định pháp luật.
Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, nếu không tự nguyện thực hiện quyết định xử lý, quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Trường hợp có hành vi cản trở, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát, xử lý, xử phạt sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tâm An
Theo Dantri
Đường đi bộ lát gỗ lim siêu sang ven sông Hương chưa xong đã nứt Mới đang hoàn thiện nhưng bề mặt các tấm gỗ lim lát tại đường đi bộ ven sông Hương (TP Huế) đã xuất hiện nhiều vết nứt. Được khởi công từ đầu tháng 2/2018, công trình "Đường đi bộ lát gỗ lim" nằm trong dự án "Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và dự án thí điểm" do Chính phủ...